• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Lịch Chương trình đặc biệt mừng xuân, Tục cắn xuân,tục Tiễn ông Táo lên  trời

    2010-02-08 18:58:53     cri

    Tục cúng Ông Táo

    Sau lập xuân chỉ hai ngày là đến 23 tháng chạp, trong dân gian gọi đây là ngày tiễn ông Táo về trời, Trung Quốc gọi là Tiểu niên, bắt đầu từ ngày này cho đến rằm tháng giêng đều là thời gian trong Tết. Bạn Trần Văn Cương sinh viên năm thứ ba ở Hà Nội có hòm thư điện tử van cuongtran_hanoi@... com bày tỏ muốn tìm hiểu về tục lệ " Tiễn Ông Táo lên trời". Bạn Văn Cương thân mến, mong bạn lúc này đang ó mặt bên máy thu thanh, Ngọc Ánh xin đáp ứng yêu cầu của bạn và mời những bạn quan tâm cảm hứng với vấn đề này cùng nghe. Ngọc Ánh nhớ là cách đây vài năm, Ngọc Ánh từng giải đáp thính giả về vấn đề này, hôm nay sau chỉ sau ngày "Ông Táo về chầu trời" có một ngày, Ngọc Ánh lại có dịp giải đáp về vấn đề này thật là vui và thú vị. Trong dân gian hai nước Trung Việt chúng ta đều có tập tục cúng Ông Táo về chầu trời:

    Ông Táo chính là Vua bếp, còn gọi là Táo Quân. Truyền rằng, cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm là Táo Quân phải lên trời để tâu với Ngọc Hoàng về những việc thiện việc ác dưới trần gian. Truyền rằng, Táo Quân vốn là một ngôi sao trên trời, vì phạm sai lầm, bị Ngọc Hoàng giáng xuống trần gian, để làm "Đông Trù tư mệnh". Ông ngồi ngay ngắn trên bệ bếp nấu ăn của các gia đình, ghi lại sinh hoạt của mọi người như thế nào, xử sự việc đời ra làm sao. Đến 23 tháng Chạp hằng năm, Táo Quân lên trời tâu lại việc thiện việc ác dưới trần gian, để Ngọc Hoàng Đại đế thưởng phạt mọi người.

    Theo phong tục Trung Quốc, ngày 23 tháng Chạp âm lịch hằng năm còn gọi là Tiểu niên, có nghĩa là các hoạt động bận mua sắm để ăn mừng Tết xuân trong dân gian bắt đầu, chủ yếu có hai nội dung, đó là quét dọn nhà cửa , cúng Táo Quân và tiễn Táo Quân về chầu trời. Nhà nào nấy bắt đầu quét dọn lau chùi nhà cửa, cửa kính, bàn ghế, giặt giũ quần áo chăn màn, cọ rửa nồi niêu xoong chảo, mang nghĩa là không để Táo Quân mang theo bụi cát vết bẩn lên trời. Sau đó mọi người bắt đầu dán câu đối Tết

    Khi tiễn Táo Quân lên trời, mọi người thường bày kẹo bánh, nước, đậu và rơm lên bàn thờ. Trong đó rơm tượng trưng để bện chiếc ghế cho Táo Quân ngồi lên đó mà bay lên trời. Khi cúng còn phải mang kẹo ra nấu cho chảy thành keo rồi bôi lên miệng của Táo Quân, như vậy khi Táo Quân tâu chuyện trần gian với Ngọc Hoàng thì chỉ nói ngon nói ngọt mà thôi. Trong dân gian Trung Quốc còn có tập tục là "Đàn ông không cúng mặt trăng, đàn bà không cúng Táo Quân", cho nên chỉ đàn ông mới có tư cách cúng Táo Quân.

    Ở Việt Nam cũng có truyền thuyết về cúng "Vua bếp Táo Quân". Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến 23 tháng Chạp âm lịch Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong mọi gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian. Vì thế, ngày 23 tháng Chạp, nhà nào cũng làm lễ cúng Táo Quân, mỗi gia đình thường mua hai mũ ông Táo, một mũ bà Táo bằng giấy và ba con cá chép để Táo quân cưỡi lên chầu trời. Táo quân gồm hai ông một bà, tượng trưng là ba cỗ, "đầu rau" hay chiếc kiềng ba chân. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ngoài ao, hồ, sông... Táo Quân lên Thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong gia đình chủ nhà với Ngọc Hoàng. Vì Táo Quân là vị thần bảo vệ nơi gia đình cư ngụ và thường được thờ ở nhà bếp, cho nên còn được gọi là vua bếp. Vì Táo Quân quanh năm ở trong bếp biết hết mọi việc trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất long trọng.

    Qua hai truyền thuyết về ông Táo lên trời trên đây tuy hình thức hơi khác một chút, nhưng đại thể rất tương đồng, ý nghĩa lớn nhất lễ tiễn ông Công ông Táo không phải là mâm cao, cỗ đầy, không phải là cá chép thật hay giả. Quan trọng hơn, đây là ngày Tết để con người ta hướng đến cái thiện, làm nhiều điều phúc hơn, qua đó có thể thấy, nhân dân hai nước Trung Việt chúng ta có nền văn hóa và nhiều phong tục tập quán giống nhau. Nhân dân hai nước đều có tục tổ chức mừng ngày Tết dân gian truyền thống để gửi gắm và chúc cho một năm mưa thuận gió hoà, muôn nhà hạnh phúc.


    1 2 3
    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>