Phóng viên: Chúng tôi ghi nhận In-đô-nê-xi-a là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến thăm Đông Nam Á đầu tiên trên cương vị Chủ tịch nước Trung Quốc của Ngài, vậy, xin Ngài cho biết sự mong đợi đối với chuyến thăm? Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Trung Quốc và Đội tuyển Quốc gia In-đô-nê-xi-a trung tuần tháng 10 sẽ gặp nhau trong Vòng loại Giải vô địch Bóng đá châu Á năm 2015 tại Gia-các-ta. Được biết, Ngài là người rất hâm mộ bóng đá, vậy xin Ngài hãy dự báo kết quả của trận đấu này?
Chủ tịch Tập Cận Bình: In-đô-nê-xi-a là một đất nước xinh đẹp, được tôn vinh là "viên ngọc trên đường xích đạo". Những bài hát dân ca In-đô-nê-xi-a như "Con ếch xanh", "Sing-sing-sô"...được yêu mến và truyền bá rộng rãi tại Trung Quốc. Tôi từng tới thăm In-đô-nê-xi-a vào 20 năm trước. Khi đó In-đô-nê-xi-a là một trong "4 con rồng châu Á", sự phát triển của In-đô-nê-xi-a đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc.
Từ cuối thế kỷ trước đến nay, In-đô-nê-xi-a đã lần lượt vượt qua tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á và khủng hoảng kinh tế-tài chính quốc tế, thực hiện chính trị ổn định, kinh tế phát triển, xã hội tiến bộ, dân tộc hài hoà, trở thành nền kinh tế mới nổi được thế giới ghi nhận.
Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a thiết lập quan hệ ngoại giao đã tròn 63 năm, quan hệ hai nước đã đi qua một chặng đường đầy phi thườnng. Bước vào thế kỷ mới đặc biệt là từ khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2005 đến nay, đối thoại và hợp tác trong các lĩnh vực giữa hai nước đã chào đón thời kỳ mới phát triển toàn diện và nhanh chóng.
Từ năm 2005-2012, hai nước đã thiết lập cơ chế hợp tác đa cấp độ, đa lĩnh vực như Đối thoại cấp Phó Thủ tướng, Đối thoại Quốc phòng, hợp tác trên biển, v.v. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng gấp 5 lần, đạt tới 66,2 tỷ USD; đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào In-đô-nê-xi-a tăng gấp 11 lần, đạt tới 2 tỷ USD; giao lưu nhân viên giữa hai nước tăng gấp 4 lần, lên tới 1,33 triệu lượt người. Sự hợp tác mật thiết trong các công việc khu vực và quốc tế giữa hai nước đã bảo vệ mạnh mẽ lợi ích chung của đông đảo các nước đang phát triển.
Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a đều là nước lớn đang phát triển trong khu vực. Việc hai nước triển khai hợp tác chiến lược có ý nghĩa trọng đại, tương lai rộng lớn. Chuyến thăm cấp Nhà nước tới In-đô-nê-xi-a của tôi lần này vừa là chuyến thăm kế thừa quan hệ hữu nghị, cũng là chuyến thăm quy hoạch sự hợp tác. Tôi mong đợi cùng với Tổng thống Xu-xi-lô đi sâu trao đổi ý kiến về thúc đẩy toàn diện hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – In-đô-nê-xi-a phát triển lên tầm cao hơn.
Bóng đá là một môn thể thao tập thể, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, trình độ của cá nhân dĩ nhiên quan trọng nhưng hợp tác đồng đội mới là mấu chốt quyết định kết quả thi đấu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tôi yên mến môn bóng đá. Sức hấp dẫn của bóng đá là sự biến đổi khôn lường trong thi đấu, không thể dự báo trước được kết quả. Tôi mong Đội tuyển Quốc gia Trung Quốc và Đội tuyển Quốc gia In-đô-nê-xi-a thể hiện với đông đảo khán giả một trấn đấu ngoạn mục, hữu nghị và đặc sắc. Tôi cũng mong hai đội đều có mặt trong Vòng chung kết Giải vô địch Bóng đá thế giới trong tương lai không xa.
Phóng viên: Trung Quốc và Ma-lai-xi-a đều đã bầu ra Chính phủ khóa mới trong năm nay. Ngài đánh giá như thế nào quan hệ Trung Quốc – Ma-lai-xi-a hiện nay? Ngài có mong đợi gì về sự phát triển trong thời gian tới của quan hệ hai nước?
Chủ tịch Tập Cận Bình: Những năm gần đây quan hệ hai nước Trung Quốc – Ma-lai-xi-a có bước phát triển vượt bậc, đã đi lên qũi đạo phát triển toàn diện, ổn định và thiết thực. Trung Quốc liên tục 4 năm là đối tác thương mại lớn nhất của Ma-lai-xi-a, còn Ma-lai-xi-a cũng liên tục 5 năm là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN. Năm 2012 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Ma-lai-xi-a đạt mức cao kỷ lục 94,8 tỷ USD, Ma-lai-xi-a có triển vọng trở thành nước châu Á thứ ba có kim ngạch thương mại hai chiều với Trung Quốc đột phá 100 tỷ USD tiếp sau Nhật Bản và Hàn Quốc. Khu Công nghiệp Khâm Châu Trung Quốc – Ma-lai-xi-a và Khu Công nghiêp Quan-tan Ma-lai-xi-a – Trung Quốc lần lượt được khởi động đã mở ra tiền lệ về thành lập khu công nghiệp cấp quốc gia lẫn nhau giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Hợp tác tài chính giữa Trung Quốc và Ma-lai-xi-a phát triển nhanh chóng, hai nước đã ký kết Hiệp định Hoán đổi tiền tệ trị giá 180 tỷ Nhân dân tệ, cung cấp sự bảo đảm mạnh mẽ cho hợp tác kinh tế-thương mại giữa hai nước. Giao lưu nhân văn giữa hai nước cũng không ngừng được mở rộng, giao lưu nhân viên liên tục ba năm vượt quá 2 triệu lượt người, tổng số lưu học sinh trao đổi giữa hai nước hiện nay vượt quá 15 nghìn. Hợp tác giữa Trung Quốc và Ma-lai-xi-a đã thực hiện cùng có lợi cùng thắng.
Hiện nay, hai nước Trung Quốc và Ma-lai-xi-a đều đang dốc sức cho cải thiện mức sống nhân dân, thực hiện sự phát triển của đất nước. Trung Quốc sẵn sàng cùng Ma-lai-xi-a chung tay kiến tạo tương lai tươi đẹp. Tôi mong đợi cùng với các nhà lãnh đạo Ma-lai-xi-a đi sâu thảo luận về thúc đẩy hợp tác đa phương hoá, đa dạng hoá nhằm kiến tạo khuôn khổ ổn định cho quan hệ hai nước phát triển lâu dài và lành mạnh. Tin tưởng rằng dưới sự nỗ lực chung của hai nước, hợp tác chiến lược Trung Quốc – Ma-lai-xi-a sẽ không ngừng phát triển lên tầm cao mới, mang lại hạnh phúc tốt hơn cho nhân dân hai nước.
Phóng viên: Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 21 sẽ diễn ra tại đảo Ba-li của In-đô-nê-xi-a từ ngày 7 -8/10. Ngài có mong đợi gì về kết quả của hội nghị? Trung Quốc sẽ là nước chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương sang năm, xin Ngài giới thiệu tóm tắt về ý tưởng của Trung Quốc trong việc tổ chức hội nghị sang năm?
Chủ tịch Tập Cận Bình: Hiện nay kinh tế thế giới đang trong điều chỉnh sâu, sự phát triển của các khu vực đều đứng trước cơ hội và thách thức. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương phát huy vai trò dẫn dắt trong thúc đẩy sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, vẫn là khu vực có sức sống và tiềm năng phát triển nhất trên thế giới. Là tổ chức hợp tác kinh tế có cấp bậc cao nhất, lĩnh vực rộng nhất và sức ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu, hợp tác, nhất thể hoá kinh tế khu vực, v.v của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trung Quốc hy vọng Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 21 diễn ra tại đảo Ba-li của In-đô-nê-xi-a tranh thủ thực hiện ba mục tiêu lấy việc thúc đẩy châu Á-Thái Bình Dương phát huy vai trò dẫn dắt trong sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm sợi chỉ xuyên suốt: Một là, kiên định lòng tin của cộng đồng quốc tế đối với sự phát triển của châu Á-Thái Bình Dương; Hai là, phát huy vai trò dẫn dắt và điều phối của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, nâng cao vị thế của Diễn đàn; Ba là, thúc đẩy hội nghị giành được thành quả tích cực và thiết thực trong các lĩnh vực như ủng hộ thể chế thương mại đa phương, điều phối sự sắp xếp khu thương mại tự do khu vực, thúc đẩy kết nối và xây dựng cơ sở hạ tầng của châu Á-Thái Bình Dương, v.v.
Trung Quốc sang năm sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 22, chúng tôi mong nhân dịp này để thúc đẩy quan điểm mở cửa bao dung, cùng có lợi cùng thắng của các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, xây dựng quan hệ đối tác chặt chẽ hơn, thúc đẩy Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương phát huy vai trò dẫn dắt lớn hơn, thúc đẩy phát triển nhất thể hoá khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phác hoạ lên bức tranh phát triển lâu dài của châu Á-Thái Bình Dương, mưu cầu hợp tác cùng thắng; tăng cường điều phối chính sách kinh tế vĩ mô giữa các thành viên châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường thông báo và trao đổi thông tin về sự sắp xếp khu thương mại tự do khu vực, điều phối thúc đẩy nhất thể hoá kinh tế khu vực; thúc đẩy chuyển đổi mô hình và tăng trưởng, tăng cường phát triển sáng tạo, mưu cầu tăng trưởng trong chuyển đổi mô hình, thúc đẩy chuyển đổi mô hình bằng tăng trưởng, tiếp thêm động lực và sức sống lớn hơn cho phát triển của châu Á-Thái Bình Dương; tiếp tục ra sức thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng và kết nối đa phương hoá, đa dạng hoá, nỗ lực giải quyết các vấn đề nổi cộm, mật thiết sự hợp tác khu vực và tiểu vùng thông qua kết nối, kiến tạo bố cục kinh tế phù hợp định hướng nhất thể hoá châu Á-Thái Bình Dương.
Trung Quốc sẵn sàng mật thiết sự trao đổi với các bên, cùng tổ chức tốt Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á năm nay và sang năm, góp phần lớn hơn cho phát triển phồn thịnh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Phóng viên: Những năm gần đây thị trường tài chính của một số nền kinh tế mới nổi ở châu Á-Thái Bình Dương xuất hiện bấp bênh, tăng trưởng kinh tế đối mặt với các nhân tố không xác định đang gia tăng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại. Sự quan ngại của cộng đồng quốc tế đối với triển vọng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương cũng như kinh tế Trung Quốc giảm tốc đang gia tăng. Ngài có nhận xét gì về việc này?
Chủ tịch Tập Cận Bình: Thời gian qua thị trường tài chính của một số nền kinh tế mới nổi ở châu Á-Thái Bình Dương xuất hiện bấp bênh, nguyên nhân chính là do nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến dự báo của thị trường, dẫn đến dòng vốn quốc tế rút khỏi. Chúng tôi kêu gọi các nền kinh tế phát triển chủ chốt áp dụng chính sách kinh tế vĩ mô có trách nhiệm, tránh dẫn đến hiệu ứng tiêu cực tràn bờ. Bên cạnh đó, các nền kinh tế mới nổi cũng cần phải tăng cường ý thức đề phòng rủi ro, nâng cao khả năng chống đỡ rủi ro. Điều cần nhấn mạnh là, nguyện vọng chung mưu cầu hoà bình, tìm kiếm ổn định và thúc đẩy phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn không thay đổi, xu thế lịch sử về vị thế và vai trò của khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang gia tăng trong bức tranh chính trị và kinh tế thế giới vẫn không thay đổi, động lực và tiềm năng tăng trưởng bền vững của kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn không thay đổi.
Chúng ta có lý do để tin tưởng rằng tương lai phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương là rất sáng sủa. Các thành viên Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương cần phải thúc đẩy khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục phát huy vai trò dẫn dắt sự phục hồi toàn diện và tăng trưởng lành mạnh của kinh tế thế giới.
Nửa đầu năm nay kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,6% so với cùng kỳ, có phần giảm so với mức tăng trước đây. Đây là kết quả của sự điều tiết chủ động của Trung Quốc. Chúng tôi hạ quyết tâm ổn định tăng trưởng, điều chỉnh kết cấu, thúc đẩy cải cách không còn đơn giản chỉ lấy GDP để xứng danh anh hùng nữa, mà lấy chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế làm điểm tựa. Sự điều chỉnh và chuyển đổi mô hình của ngày hôm nay là vì sự tăng trưởng lành mạnh hơn, chất lượng cao hơn và bền vững hơn của ngày mai.
Nói đúng ra tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không phải là chậm, vẫn đứng hàng đầu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng, thế giới nói chung. Trung Quốc tràn đầy lòng tin thực hiện kinh tế phát triển bền vững, lành mạnh. Kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững và lành mạnh sẽ tiếp thêm động lực mới cho sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, đóng góp lớn hơn cho phát triển, phồn vinh chung của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |