• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Đạo diễn gốc Việt Trần Anh Hùng: Ngôn ngữ điện ảnh quan trọng hơn tình tiết câu chuyện

    2011-07-13 14:33:19     CRIonline

    Nghe Online-I            Nghe Online-II

    Đạo diễn Trần Anh Hùng

    Thanh: Xin chào quý vị và các bạn, Nguyễn Thanh hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Tuần san Văn hóa".

    Hoa: Duy Hoa xin chào quý vị và các bạn.

    Thanh: Thưa các bạn, tại Liên hoan Phim Quốc tế Thượng Hải lần thứ 14 vừa bế mạc vào ngày 19 tháng 6, đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng là một trong những thành viên ban giám khảo bình chọn Giải Cốc vàng của liên hoan phim được báo giới và khán giả Trung Quốc quan tâm nhất.

    Hoa: Sở dĩ báo giới và khán giả Trung Quốc rất quan tâm đạo diễn Trần Anh Hùng, không những là vì quen thuộc và yêu thích ba bộ phim nổi tiếng nhất của đạo diễn được gọi là "Tác phẩm bộ ba Việt Nam" gồm "Mùi đu đủ xanh", "Xích lô" và "Mùa hè chiều thẳng đứng", mà còn vì bộ phim mới nhất của đạo diễn Trần Anh Hùng "Rừng Na-uy" sẽ chính thức công chiếu ở Trung Quốc vào tháng 8 năm nay, và đây cũng là lần đầu tiên tác phẩm của đạo diễn Trần Anh Hùng công chiếu trên màn bạc lớn của Trung Quốc.

    Thanh: Trong tiết mục "Tuần san Văn hóa" hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng với Nguyễn Thanh và Duy Hoa đi tìm hiểu đạo diễn Trần Anh Hùng, tìm hiểu quan niệm sáng tác phim của đạo diễn, cũng như đạo diễn Trần Anh Hùng và tác phẩm của ông trong con mắt của khán giả Trung Quốc.

    Hoa: Trần Anh Hùng là một đạo diễn người Pháp gốc Việt rất thu hút sự chú ý của giới điện ảnh quốc tế. Năm 1962, Trần Anh Hùng ra đời ở Đà Nẵng, Việt Nam, bố mẹ đều là thợ may, năm 14 tuổi gia đình di cư đến Pháp, định cư ở Pa-ri.

    Thanh: Ở Pháp, Trần Anh Hùng ban đầu học triết học, một cơ hội ngẫu nhiên, ông xem phim "Một người bị kết án tử hình đã trốn thoát" của đạo diễn Rô-bớt Brê-xơn (Robert Bresson), nhân vật tiêu biểu trong làn sóng mới, rồi ông đã quyết định đổi sang học chuyên ngành điện ảnh.

    Hoa: Sau đó, Trần Anh Hùng học chuyên ngành quay phim ở trường Ecole Louis Lumiere nổi tiếng về đào tạo quay phim. Sở dĩ không học chuyên ngành đạo diễn là vì ông cho rằng đạo diễn không phải là kỹ thuật thông qua học mà nắm bắt được, nhưng, quay phim là một kỹ thuật thông qua học tập có thể nắm được.

    Thanh: Tuy từ năm 14 tuổi ông đã bắt đầu tiếp nhận giáo dục phương Tây, nhưng sau khi làm đạo diễn, Trần Anh Hùng vẫn hướng góc nhìn của mình về quê hương Việt Nam. Ông được tôn vinh là "nhà thơ trữ tình mang theo vết thương", thông qua góc nhìn của mình thể hiện hình ảnh quá khứ và hiện tại, tính mềm dẻo và vững chắc của Việt Nam.

    Hoa: Phim "Mùi đu đủ xanh" công chiếu vào năm 1993 là phim truyện dài đầu tay của đạo diễn Trần Anh Hùng, trong phim này ông dùng các cảnh quay yên tĩnh, tinh xảo thể hiện nỗi nhớ quê hương, thể hiện vẻ đẹp dịu dàng của phụ nữ Việt Nam.

    Thanh: Bộ phim này công chiếu đầu tiên tại Liên hoan phim Can, Pháp năm 1993, khiến mọi khán giả đều phải kinh ngạc và trầm trồ. Cuối cùng, đã vinh dự nhận Giải Máy quay vàng của Liên hoan phim Can và Giải Phim ngoại ngữ hay nhất của Liên hoan phim Caesar, đồng thời cũng được đề cử Giải Oscar cho "Phim ngoại ngữ hay nhất" năm 1993.

    Hoa: Trong phim "Xích lô" công chiếu vào năm 1995, Trần Anh Hùng dùng các cảnh quay dữ dội đầy rung động, kể lại câu chuyện một chàng trai đạp xích lô buộc phải tham gia băng cướp làm kẻ giết người, thể hiện sự biến đổi của con người trong bối cảnh đô thị và nông thôn đổi thay, cũng như cảm giác cam chịu số phận trong thời đại đầy biến động.

    Thanh: Phim "Xích lô" đã được trao "Giải Sư tử vàng" tại Liên hoan phim Venice năm 1995. Với những vinh dự này, đạo diễn Trần Anh Hùng chính thức bước vào hàng ngũ đạo diễn nổi tiếng thế giới.

    Hoa: Ngoài ra, có một điều đáng nói, vai nam chính của phim "Xích lô" là do diễn viên Hồng Công, Trung Quốc Lương Triều Vĩ đóng. Tại Liên hoan Phim Quốc tế Thượng Hải lần thứ 14, đạo diễn Trần Anh Hùng nói, Lương Triều Vĩ là một diễn viên rất xuất sắc, ông luôn mong có một bộ phim thích hợp, để một lần nữa có dịp hợp tác với Lương Triều Vĩ.

    Thanh: Còn bộ phim "Mùa hè chiều thẳng đứng" công chiếu vào năm 2000 kể lại câu chuyện một gia đình trung lưu ở Việt Nam, 4 anh em trong gia đình trông bề ngoài đều yên bình, nhưng thực ra mỗi người đều đang đứng trước khủng hoảng về tình cảm. Bộ phim này đã tham gia tranh Giải Oscar cho "Phim ngoại ngữ hay nhất" năm 2000.

    Hoa: Đối với "Tác phẩm bộ ba Việt Nam" của đạo diễn Trần Anh Hùng, các nhà phê bình phim quốc tế đã đánh giá rất cao, họ cho rằng: "Ba bộ phim này đã mở một cánh cửa cho người ta tìm hiểu Việt Nam, là tác phẩm xuất sắc hiếm thấy trong phim châu Á thập niên 90 của thế kỷ 20.

    Thanh: Nhưng, bản thân ông Trần Anh Hùng không cho như vậy. Trong thời gian tham gia Liên hoan Phim Thượng Hải lần này, khi trả lời phóng viên Trung Quốc, ông nói: "Khán giả không thể chỉ thông qua ba bộ phim này hiểu biết đất nước Việt Nam. Phim của tôi thực ra không phải phản ánh Việt Nam, mà là phản ánh tâm tư và tình cảm trong lòng tôi. Điều quan trọng không phải là hình ảnh đất nước, mà là sự cảm thụ trong lòng đạo diễn."

    Hoa: Nhưng, đạo diễn Trần Anh Hùng đồng thời còn bày tỏ: "Về tình cảm cá nhân, tôi không phải là người Pháp, xuất phát từ đáy lòng mình, tôi vẫn là một người Việt Nam." Chính vì vậy, khán giả có thể nhìn thấy hình ảnh Việt Nam có phong cảnh tươi đẹp và yên tĩnh và người Việt Nam tốt bụng, đơn thuần. Cho nên, khi người ta nhắc tới đạo diễn Trần Anh Hùng, vẫn thích xưng hô ông là "đạo diễn Việt Nam".

    Thanh: Khi những cảnh quay của phim "Xích lô" sắp kết thúc, đạo diễn Trần Anh Hùng đã bắt đầu cấu tứ phim "Và anh đến trong cơn mưa", nhưng bị hạn chế bởi điều kiện quay phim và vốn đầu tư, cho đến năm 2009, phim "Và anh đến trong cơn mưa" mới ra mắt khán giả.

    Hoa: Nhưng, bộ phim "Và anh đến trong cơn mưa" tập trung ngôi sao nhiều nước như Josh Hartnett, Kimura Takuya, Lee Byung-hun v.v lại không thu được thành công như mong muốn, trong quá trình đó còn đan xen tranh chấp và kiện cáo giữa ông với công ty sản xuất phim.

    Thanh: Ông Trần Anh Hùng hình dung phim "Và anh đến trong cơn mưa" giống như "người què", cuối cùng ông đã sử dụng quyền tác giả, đình chỉ công chiếu phim này trong phạm vi toàn thế giới.

    Hoa: Vì vậy, so với tác phẩm trước, bộ phim mới "Rừng Na-uy" do đạo diễn Trần Anh Hùng mang đến Liên hoan Phim Thượng Hải lần này là tác phẩm cá nhân được ông trân trọng hơn.

    Thanh: Mấy năm trước, khi lần đầu tiên đọc tiểu thuyết "Rừng Na-uy" bản tiếng Pháp, ông Trần Anh Hùng đã rất xúc động trước tình cảm được truyền tải qua tiểu thuyết, ông cho rằng, cuốn tiểu thuyết này vừa có sức mạnh vừa tế nhị, kết hợp cả tình cảm nồng nhiệt và tao nhã, tràn đầy cảm tính và thơ mộng.

    Hoa: Rồi, ông đã bày tỏ nguyện vọng cải biên tiểu thuyết này thành phim với tác giả Haruki Murakami, sau nhiều năm trù bị, xây dựng kịch bản, lựa chọn diễn viên và quay phim, cuối cùng đã ra mắt khán giả phim "Rừng Na-uy" hiện nay.

    Thanh: Sau khi công chiếu, bộ phim này đã nhận được nhiền đánh giá, trong đó phần lớn đánh giá rằng sự cải biên của đạo diễn Trần Anh Hùng có khoảng cách nhất định so với tiểu thuyết.

    Hoa: Trước điều này, đạo diễn Trần Anh Hùng giải thích rằng, đó là vì sự hiểu biết của ông đối với tiểu thuyết khác với mọi người, ông nói: "Khi chúng tôi chuyển một hình thức nghệ thuật sang một hình thức nghệ thuật khác, phương thức thể hiện tình cảm có sự khác biệt, thế thì chúng tôi phải chuyển đổi một phương thức để thích ứng, như vậy, chắc chắn phải sửa đổi một chút nguyên tác, cũng chính vì có sự khác biệt như thế này mới khiến chúng tôi trung thành hơn đối với tinh thần của nguyên tác."

    Thanh: Ông Trần Anh Hùng còn nêu một ví dụ rằng, nếu 3 trang trong tiểu thuyết đều là đối thoại, thì trong phim không thể thể hiện y như trong sách, nếu không, khán giả sẽ cảm thấy đối thoại quá dài, cũng sẽ thấy chán.

    Hoa: Giải thích của đạo diễn Trần Anh Hùng cũng có lý, đúng là tiểu thuyết và điện ảnh là hai hình thức nghệ thuật khác nhau, có sự sửa đổi cũng là chuyện dĩ nhiên, có thể thông cảm được.

    1 2
    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>