Dung Dung

Ủy viên Chính hiệp 4 cấp cùng dốc sức thúc đẩy để “giành chỗ tại chợ biên giới” trở thành“biên mậu thông minh”

15-03-2022 10:43:12(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Ủy viên Chính hiệp 4 cấp cùng dốc sức thúc đẩy để “giành chỗ tại chợ biên giới” trở thành “biên mậu thông minh”_fororder_AA

“Việt Nam Trung Hoa, Tôi nhìn sang đấy anh nhìn sang đây, Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng...”

Những miêu tả trong bài hát  “Việt Nam Trung Hoa” là hình ảnh chân thực tại Hà Khẩu, Vân Nam, một thị trấn nhỏ ở biên giới Trung-Việt. Vào lúc 8 giờ sáng hàng ngày, bạn sẽ thấy một hàng dài người buôn bán Việt Nam  xếp  hàng tại đầu cầu sông Nam Khê (Việt Nam gọi là sông Nậm Thi) bên phía Lào Cai, Việt Nam để chuẩn bị nhập cảnh Trung Quốc. Ngay khi cửa khẩu biên giới mở cửa, phụ nữ Việt Nam đội nón lá, chở rau củ quả, nam giới Việt Nam đội mũ cối đẩy xe đạp cải tiến liền lao vào cửa khẩu. Mục đích của họ là giành được một chỗ tốt ở chợ biên giới Hà Khẩu, để nhanh chóng bán hết những hàng hóa mang từ Việt Nam sang, rồi mua hàng Trung Quốc mang về. Việc “giành chỗ tại chợ biên giới” đã từng là một “tiết mục” không thể bỏ qua đối với khách du lịch đến thăm Hà Khẩu.“Giành chỗ tại chợ biên giới” phản ánh sống động  biên mậu ở Hà Khẩu, điều này từng khiến ông Lý Kiến Vinh, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý thương mại điện tử, đồng thời cũng là Ủy viên Chính hiệp  (Hội nghị Hiệp thương Chính trị) huyện Hà Khẩu cảm thấy thích thú, tuy nhiên, ông cũng phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn và vấn đề tồn tại trong đó.

Ủy viên Chính hiệp 4 cấp cùng dốc sức thúc đẩy để “giành chỗ tại chợ biên giới” trở thành “biên mậu thông minh”_fororder_BB'

Trong khi biên mậu làm phong phú giao lưu kinh tế và thương mại hai chiều, nhưng do việc vận chuyển bằng sức người nên  hiệu quả giao dịch thấp, khó thống kê, thông tin thương mại không cân đối, dẫn đến cửa khẩu ùn tắc và mất trật tự, hải quan khó kiểm tra , rủi ro giám sát gia tăng, tất cả đều ảnh hưởng đến hình ảnh  cửa khẩu quốc gia và cuộc sống bình thường của người dân xung quanh.

Ủy viên Chính hiệp 4 cấp cùng dốc sức thúc đẩy để “giành chỗ tại chợ biên giới” trở thành “biên mậu thông minh”_fororder_MM

Năm 2020, ông Lý Kiến Vinh đưa  đề án về hỗ trợ phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới trình lên Chính hiệp  huyện Hà Khẩu, đề nghị thúc đẩy mô hình “Internet + chợ biên giới”, để cung cấp dịch vụ thông quan hai chiều cho thương mại điện tử xuyên biên giới, để người dân biên giới giao dịch trực tuyến qua các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài thông qua hành lang chợ biên giới Hà Khẩu. Đề án của ông đã được Chính hiệp huyện coi là đề xuất trọng điểm để thực hiện, đồng thời cũng nhận được sự quan tâm của Chính hiệp cấp trên là châu Hồng Hà và tỉnh Vân Nam. Tại Hội nghị Chính hiệp của châu Hồng Hà, các Ủy viên Chính hiệp của châu Hồng Hà đưa ra đề xuất tập thể “Đề nghị  đẩy nhanh xây dựng các biện pháp quản lý chợ biên giới châu Hồng Hà”,  đóng góp các biện pháp cho mô hình “Internet + chợ biên giới”. Cùng năm, tại Hội nghị Chính hiệp tỉnh Vân Nam, 8 Ủy viên Chính hiệp tỉnh đến từ các châu và thành phố Hồng Hà v.v. đã tiếp tục đưa ra nhiều ý kiến và đề xuất xoay quanh những nội dung như thương mại điện tử xuyên biên giới và thuận lợi hóa thủ tục hải quan, v.v.

Ủy viên Chính hiệp 4 cấp cùng dốc sức thúc đẩy để “giành chỗ tại chợ biên giới” trở thành “biên mậu thông minh”_fororder_GG

Bà Hòa Hướng Hồng, Ủy viên Chính hiệp toàn quốc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đề án Chính hiệp tỉnh Vân Nam cũng luôn luôn quan tâm đến việc xây dựng biên giới. Từ đề án về xây dựng trung tâm hướng tới Nam Á và Đông Nam Á vào năm 2018, đến xây dựng “biên giới thông minh” vào năm 2021, rồi đến thúc đẩy phát triển  các khu vực biên giới chất lượng cao vào năm 2022 , “xây dựng biên giới” luôn là từ khóa then chốt trong các đề án của bà Hòa Hướng Hồng trong 5 năm qua.

Ủy viên Chính hiệp 4 cấp cùng dốc sức thúc đẩy để “giành chỗ tại chợ biên giới” trở thành “biên mậu thông minh”_fororder_FF

Bà Hòa Hướng Hồng thường nói, “tìm kiếm vấn đề một cách tỷ mỉ, những đề xuất mới có thể phản ánh thực tế.” Để đạt được mục tiêu này, bà đã tích cực dẫn dắt các Ủy viên Chính hiệp của tỉnh đi sâu khảo sát nghiên cứu tại biên giới, dấu chân của họ đã phủ khắp các khu vực biên giới giáp với Việt Nam, Mi-an-ma, Lào như Hồng Hà, Văn Sơn, Đức Hồng, Xíp-xoỏng-bản-na, v.v. họ cũng đến thăm các khu chợ biên giới, khảo sát các doanh nghiệp xuyên biên giới, chuyện trò với người dân ở biên giới. Bà còn thúc đẩy thảo luận chính sách trực tuyến. 65 Ủy viên Chính hiệp của tỉnh đã đưa ra 230 ý kiến và đề xuất về việc thúc đẩy đổi mới biên mậu ở Vân Nam theo hình thức trực tuyến, thực hiện chức trách trực tuyến và ngoại tuyến. Bà Hòa Hướng Hồng tâm sự rằng: Năm năm qua, bà luôn tập trung vào việc xây dựng biên giới, hy vọng có thể tháo gỡ hàng loạt khó khăn và vướng mắc gặp phải trong quá trình phát triển  biên giới.

Ủy viên Chính hiệp 4 cấp cùng dốc sức thúc đẩy để “giành chỗ tại chợ biên giới” trở thành “biên mậu thông minh”_fororder_11

“Với sự thúc đẩy của các đề án liên quan, hơn 200 triệu  nhân dân tệ đã được đầu tư vào việc xây dựng ‘biên giới thông minh’ ở Vân Nam, năm nay, Sở Tài chính tỉnh cũng nhờ tôi tiếp tục đề nghị với nhà nước  tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này. Đây là một sự khích lệ và cũng là trách nhiệm. Mục tiêu cuối cùng là để  đón nhận sự kết nối tốt hơn.”

Ủy viên Chính hiệp 4 cấp cùng dốc sức thúc đẩy để “giành chỗ tại chợ biên giới” trở thành “biên mậu thông minh”_fororder_DD

Từ “giành chỗ tại chợ biên giới” đến “biên mậu thông minh”, với sự nỗ lực chung của ủy viên các cấp Chính hiệp, một số “phương án hay” lần lượt ra đời, dân chủ nhân dân trong toàn bộ quá trình đã phát huy được vai trò đặc biệt. Năm 2020, Hà Khẩu chính thức khởi động Khu công nghiệp Logistics thương mại điện tử xuyên biên giới Trung Quốc - ASEAN (Hà Khẩu) , sau khi được lần lượt kiểm tra và thống kê tại dây chuyền hiện đại hóa, những hàng hoá biên mậu phân tán được thống nhất vận tải sang cửa khẩu Việt Nam, đã loại bỏ rủi ro về giám sát khi vận chuyển bằng xe đạp , giải quyết được vấn đề số liệu giao dịch tại chợ biên giới không thể được đưa vào thống kê, khiến tình trạng tắc nghẽn và mất trật tự tại cửa khẩu sông Nam Khê  trở thành dĩ vãng ...

Ủy viên Chính hiệp 4 cấp cùng dốc sức thúc đẩy để “giành chỗ tại chợ biên giới” trở thành “biên mậu thông minh”_fororder_II

Cũng trong năm đó, “Đề án về Đẩy nhanh phát triển ngành Logistics xuyên biên giới của Trung Quốc hướng tới Nam Á và Đông Nam Á” của nhóm Đảng dân chủ Nông Công Trung Quốc được bình chọn là đề án tốt hàng năm của Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc. Tháng 8 năm 2020, Chính hiệp toàn quốc đã chuyển đề án này cho Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Hải quan và Ủy ban Cải cách và Phát triển nhà nước Trung Quốc lần lượt xử lý. Trong công văn trả lời, Tổng cục Hải quan cho biết sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế trong việc quản lý cửa khẩu biên giới, xây dựng cơ chế hợp tác cửa khẩu bình thường hóa với Việt Nam và các nước khác, thúc đẩy xây dựng “hành lang xanh” cho hàng nông sản; mở rộng nhập khẩu, thúc đẩy vững chắc thủy sản, yến sào, khoai lang và sầu riêng của Việt Nam  vào thị trường Trung Quốc, thúc đẩy thương mại hai chiều phát triển lành mạnh.

Ủy viên Chính hiệp 4 cấp cùng dốc sức thúc đẩy để “giành chỗ tại chợ biên giới” trở thành “biên mậu thông minh”_fororder_HH

Năm 2021, cửa khẩu Hà Khẩu lại khởi động dự án “Chế biến tại chỗ hàng hóa nhập khẩu từ chợ biên giới Trung - Việt”, tiến hành sàng lọc, phân loại sơ bộ, chế biến tại chỗ, sau đó bán trực tuyến các sản phẩm nông nghiệp như hạt cà phê, dứa, xoài của Việt Nam nhập khẩu từ chợ biên giới. Ông Lý Tinh, Phó bí thư chi bộ thôn Ngâu Đường, xã Diêu Sơn, huyện Hà Khẩu cho biết, làm như vậy sẽ nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa  tại  chợ biên giới và tăng thu nhập của doanh nghiệp và người dân biên giới.

“Hiện có nhà máy chế biến ở thôn chúng tôi, mọi người có thể làm việc ngay trước cửa nhà, niềm tin và mong đợi của bà con về quê làm giàu mạnh mẽ hơn trước.”

Ngày nay, ông Lý Kiến Vinh lại đứng trước Cầu đường bộ sông Nam Khê, hiện tượng“giành chỗ tại chợ biên giới” đã không còn tồn tại, hai bên cầu sạch sẽ gọn gàng. Hiện nay, mô hình “Internet + chợ biên giới” như vậy đã ngày càng phổ biến ở nhiều cửa khẩu Trung Quốc, giúp nhiều cửa khẩu vẫn hoạt động sôi nổi dưới hình thức thương mại điện tử xuyên biên giới “không tiếp xúc” trong thời kỳ dịch Covid-19.

Ủy viên Chính hiệp 4 cấp cùng dốc sức thúc đẩy để “giành chỗ tại chợ biên giới” trở thành “biên mậu thông minh”_fororder_NN

 

 

Biên tập viên:Dung Dung
Lựa chọn phương thức đăng nhập