Dung Dung

Người Việt Nam ăn Tết tại Trung Quốc

30-01-2022 17:12:13(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Người Việt Nam ăn Tết tại Trung Quốc_fororder_111

Tết Nguyên đán là ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của hai nước Trung-Việt, tất nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà một số người phải chọn đón Tết ở nước khác. Nhân dịp Tết Nhâm dần sắp đến, chúng  ta cùng làm quen với mấy bạn Việt Nam, vì dịch Covid-19, có người đã hai năm liền ăn Tết ở Trung Quốc; có người là chủ động ở lại ăn tết khi là lưu học tại Trung Quốc, cảm nhận phong tục ăn Tết của Trung Quốc; còn có người vì công việc phải ở lại Trung Quốc, thì lựa chọn đi du lịch, để tìm hiểu về phong tục tập quán của các vùng miền Trung Quốc. Xin mời các bạn tìm hiểu về các bạn Việt Nam ăn tết ở Trung Quốc như thế nào nhé.

Đây là năm thứ ba chị Trần Thị Nhung ăn Tết tại Bắc Kinh. Năm 2019, chồng chị, một nhà báo Việt Nam được cơ quan cử đến Bắc Kinh thường trú, chị Nhung và con cái cũng đi cùng chồng đến Trung Quốc. Nhân dịp Tết Nhâm Dần, chị Nhung cũng chia sẻ những cảm nhận của mình khi ăn Tết tại Trung Quốc.

Người Việt Nam ăn Tết tại Trung Quốc_fororder_3333

“Tết cổ truyền của Người Trung Quốc cũng giống như Tết của Người Việt Nam, được tổ chức theo lịch âm. Mọi người xum họp bên nhau, đón năm mới sau một năm làm việc vất vả, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng Tổ Tiên. Năm nay là năm thứ 3 Tôi đón Tết tại Trung quốc, cũng giống mọi năm, trước ngày Tết tôi thường trang trí nhà cửa, bằng những giấy cắt tinh xảo màu đỏ dán lên cửa nhà và cửa sổ. Đây là một trong những điểm đặc trưng cửa Người dân Trung Quốc, người Trung Quốc cũng quan niệm rằng màu đỏ là màu sắc và biểu tượng của sự may mắn trong văn hoá Trung Quốc.Người dân nơi đây còn trang trí đèn lồng bằng giấy đỏ, chúng được treo ở khắp mọi nơi, trong nhà, ngoài đường hay cả những khu vui chơi giải trí. Ra đường vào ngày Tết sẽ được gặp mọi người trong những bộ trang phục mới màu đỏ. Mọi người gặp nhau, trao cho nhau những bao lì xì may mắn.

Ngày Tết thường có thêm một khay kẹo trên bàn, gồm 8 loại kẹo truyền thống của Trung Quốc. Số 8 được Người Trung Quốc cho là may mắn. Cũng giống ở Việt Nam, ngày Tết không thể thiếu những món ăn truyền thống. Tại Bắc Kinh, một bữa ăn truyền thống trong ngày tết thường có 18 món. 8 bát ăn nguội và 8 bát ăn nóng. Có quá nhiều món ngon khiến tôi không thể nhớ hết được, nhưng có vài món đặc biệt mà tôi thích đó là Món Vịt Quay Bắc Kinh, Bánh Bao, Há Cảo, Sủi Cảo, Canh cá Giang Tô, đậu phụ Tứ Xuyên, Mì Trùng Khánh.... có lẽ một phần không thể thiếu trong ẩm thực đó là gia vị nấu ăn.

Vào dịp nghỉ Tết Tôi thường đi lễ Đền, Chùa. Cũng giống ở Việt Nam, người Trung Quốc thường đến đây để thắp hương, mong một năm mới Bình An - May Mắn. Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, với những Người con xa quê hương sẽ đều mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ hương vị và khung cảnh ngày Tết quê mình, nhưng sống trong không khí tấp nập, nhộn nhịp chuẩn bị Tết, khung cảnh trang trí ngày Tết nơi đây, khiến Tôi cảm nhận không khí đón Tết cũng giống Quê Hương Việt Nam, làm vơi trong Tôi nỗi nhớ Nhà!”

Người Việt Nam ăn Tết tại Trung Quốc_fororder_A

Khác với chị Nhung, ca sĩ mạng Việt Nam Lê Hoàng Mai từng là lưu học sinh tại trường Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc từ năm 2005-2009. Trong thời gian học đại học, có năm cô không về nhà ăn tết mà chủ động cùng với mấy bạn ở lại Trung Quốc ăn Tết.

Cô cho biết, “Vì lúc đó mình vừa mới đi học tại Bắc Kinh, ngôn ngữ còn chưa thông thạo, tôi và mấy người bạn Việt Nam cùng ăn Tết tại Trung Quốc. Chúng tôi đi xe đạp đến siêu thị sắm Tết, mùa đông Bắc Kinh giá rét, tuy nhiên, siêu thị lại rất đông vui, náo nhiệt. Trong siêu thị có bán rất nhiều hàng hóa Tết, các loại bánh kẹo khiến tôi rất ấn tượng. Tôi còn nhớ lúc đó ăn Tết ở Bắc Kinh, có nhiều người đốt pháo, tôi và các bạn Việt Nam của tôi đều rất thích. Vì điều đó khiến chúng tôi nhớ về Việt Nam, cứ đến đêm giao thừa, khi đến 12 giờ đêm, nhà nào cũng đốt pháo cùng lúc, chúng tôi gọi đó là báo hiệu năm mới, cho nên khi nghe thấy tiếng pháo, tất nhiên mọi người đều rất nhớ nhà, nhưng cũng có những cảm giác gần gũi như trở về tuổi thơ của mình.”

Người Việt Nam ăn Tết tại Trung Quốc_fororder_S

Phong tục ăn Tết của các địa phương tại Trung Quốc cũng có sự khác biệt rõ rệt, từ khí hậu đến ẩm thực đều có nét đặc sắc riêng. Tết Nguyên đán năm 2003, Tổng Giám đốc Công ty hữu hạn Chuỗi cung ứng thực phẩm AG Việt Nam Trịnh Thanh An cũng không về nhà ăn Tết, ông lựa chọn ở lại Trung Quốc đi du lịch để cảm nhận phong tục tập quán khác nhau của các địa phương tại Trung Quốc. Ông cùng các thầy cô và bạn bè đến Đại Lý, tỉnh Vân Nam, một thành phố tươi đẹp ở miền Nam Trung Quốc. Thanh An cùng các bạn đốt pháo hoa tại Thương Sơn Nhĩ Hải, đón một cái Tết hạnh phúc, khó quên trong đời. Ông Trịnh Thanh An cho biết,

Người Việt Nam ăn Tết tại Trung Quốc_fororder_5555

"Tôi đã ăn Tết ở Trung Quốc một lần, là vào năm 2003, tôi ăn Tết ở thành phố Đại Lý, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đó là lần đầu tiên tôi ăn Tết xa nhà, cho nên tôi rất ấn tượng là nhớ năm đấy ở Việt Nam đã không còn đốt pháo nữa, bên Trung Quốc thì cho đốt pháo lại, chúng tôi đã mua rất nhiều pháo các loại, và khi đến giao thừa thì chúng tôi đã xuống sân đốt pháo, rất là vui, mọi người đều rất hạnh phúc, mặc dù ai cũng nhớ nhà, nhưng được các bạn Trung Quốc cũng như các thầy cô động viên, chúng tôi đều rất vui và hạnh phúc, đó là cái Tết xa nhà của tôi, rất kỷ niệm, rất là thú vị.”

Biên tập viên:Dung Dung
Lựa chọn phương thức đăng nhập