Bình luận: Tại sao có nhiều nước bênh vực lẽ phải cho Trung Quốc trên vấn đề nhân quyền

2022-09-30 09:45:22(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Khóa họp lần thứ 51 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đang diễn ra tại Viên. Pa-ki-xtan thay mặt gần 70 nước phát biểu chung, còn có hơn 20 nước phát biểu riêng ủng hộ lập trường của Trung Quốc trên các vấn đề liên quan Tân Cường, Tây Tạng, Hồng Công, v,v, phản đối lấy cớ nhân quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Những năm gần đây, có gần 100 nước liên tục lên tiếng đòi chính nghĩa tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, bằng các hình thức khác nhau bày tỏ thông cảm và ủng hội lập trường Trung Quốc về vấn đề nhân quyền. Tại sao có nhiều nước bênh vực lẽ phải cho Trung Quốc trên vấn đề nhân quyền như vậy?

Trước hết, những nước này nhìn thấy sự nghiệp nhân quyền Trung Quốc thu được thành tựu to lớn. Kể từ khi nước Trung Hoa mới thành lập đến nay, Trung Quốc đã giải quyết ấm no cho gần 1,4 tỷ dân, giảm 850 triệu dân nghèo khó, đã thực hiện bước nhảy vọt mang tính lịch sử từ nghèo khó đến ấm no rồi đến khá giả; Tạo việc làm cho 770 triệu người, cung cấp sự bảo đảm cơ bản cho 250 triệu người cao tuổi, 85 triệu người khuyết tật và hơn 60 triệu dân hưởng trợ cấp thu nhập thấp ở thành thị và nông thôn, thực hiện trước 10 năm mục tiêu giảm nghèo theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; Thu nhập bình quân đầu người từ mấy chục USD tăng lên tới 12 nghìn USD, tuổi thọ bình quân từ 35 tuổi tăng lên tới 78,2 tuổi, nhân quyền của người dân đã được bảo đảm chưa từng có. Trung Quốc còn hoàn thành xây dựng hệ thống giáo dục, hệ thống an sinh xã hội và hệ thống y tế với quy mô lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc còn là nước lớn duy nhất trên thế giới liên tục đặt ra và thực thi 4 giai đoạn Chương trình hành động nhân quyền quốc gia, đây là những sự thật mà bất cứ ai không có thành kiến cũng phải thừa nhận.

Hai là, những nước này nhìn thấy Trung Quốc hỗ trợ sự nghiệp nhân quyền thế giới phát triển tiến bộ. Trung Quốc ủng hộ và giúp đỡ các nước đang phát triển phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh, ủng hộ và giúp đỡ các nước và vùng lãnh thổ của châu Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, nông nghiệp, v,v, trong thời gian dài mà không kèm theo bất cứ điều kiện chính trị nào. Từ tuyến đường sắt đô thị Hà Nội Việt Nam đến đường sắt Trung-Lào, từ bệnh viện hữu nghị Trung Quốc – châu Phi đến Công trình ước sạch tại Xê-nê-gan, một loạt cơ sở hạ tầng đã trở thành công trình kinh tế, dân sinh quan trọng của địa phương. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, Sáng kiến cùng xây dựng “Một vành đai, một con đường” sẽ đưa 7,6 triệu người ở các nước liên quan thoát khỏi đói nghèo cùng cực và 32 triệu người  thoát khỏi nghèo vừa phải. Quỹ viện trợ hợp tác Nam – Nam do Trung Quốc thành lập đã thực thi hơn 100 dự án tại hơn 50 nước, Quỹ Hoà bình và Phát triển Trung Quốc – Liên Hợp Quốc đang tiếp thêm động lực mạnh mẽ cho toàn cầu thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Không có phát triển thì không thể nói đến nhân quyền, cũng khó có thể duy trì. Sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, Sáng kiến Phát triển toàn cầu do Trung Quốc đề xuất đã trở thành con đường mới kết nối thế giới, xây dựng nền tảng hợp tác to lớn cho các nước và vùng lãnh thổ thực hiện sự phát triển chung của nhân loại. Trung Quốc trong khi thúc đẩy sự phát triển của bản thân cũng tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho thế giới, nhận được sự đánh giá cao của nhiều nước.

Ba là, những nước này đã nhìn rõ mục đích chính trị của các nước phương Tây trong đó có Mỹ khi áp dụng tiêu chuẩn kép và thao túng chính trị trên vấn đề nhân quyền, lấy cớ “nhân quyền” can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Kể từ năm 2001 đến nay, Mỹ triển khai cái gọi là hành động chống khủng bố tại hơn 80 nước, khiến hơn 800 nghìn người trong đó có 335 nghìn dân thường thiệt mạng trực tiếp vì chiến tranh, khiến các nước như Áp-ga-ni-xtan, I-rắc, Xy-ri, v,v, cho đến nay vẫn có khoảng 21 triệu người mất nhà cửa hoặc là sống trong điều kiện cực kỳ khó khăn; Trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19, Mỹ vẫn  đơn phương tiến hành trừng phạt các nước I-ran, Cu-ba, Vê-nê-xu-ê-la, Xy-ri, v,v, khiến những nước này khó tiếp nhận kịp thời các vật tư phòng chống dịch bệnh. Nhưng đối với vấn đề nhân quyền tồi tệ của nước mình, như bạo lực súng đạn xâm phạm quyền sống, phòng chống dịch bệnh bất lực xâm phạm quyền sức khoẻ, buôn bán người và cưỡng bức lao động xâm phạm quyền lao động, chính sách chia cắt cha mẹ con cái xâm phạm nhân quyền của người nhập cư, phân biệt chủng tộc mang tính hệ thống xâm phạm nhân quyền của nhóm sắc tộc thiểu số, v,v, họ hoặc là coi thường, hoặc là né tránh, nhưng cộng đồng quốc tế lại nhìn rất rõ.

Tình hình nhân quyền của Trung Quốc thế nào, trong lòng của người dân Trung Quốc rất rõ ràng, năng lực quản lý của Chính phủ Trung Quốc thế nào, cộng đồng quốc tế tai nghe mắt thấy. Những điều này không phải là số ít người của số ít nước như Mỹ phát biểu những lời nói, hoặc là ra một bản báo cáo thì có thể gièm pha. Nhiều nước “bênh vực lẽ phải” cho Trung Quốc trên vấn đề nhân quyền đã chứng tỏ rõ sự ủng hộ hay phản đối của cộng đồng quốc tế.

Biên tập viên:Kiều Quân