Cảnh giác! Mỹ mở ra một vòng gặt hái mới đối với kinh tế toàn cầu

2022-08-09 08:48:23(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Mới đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) một lần nữa tăng lãi suất thêm 0,75%, nâng phạm vi mục tiêu lãi suất quỹ liên bang lên từ 2,25% đến 2,5%. Đây là lần thứ 4 Fed tăng lãi suất trong năm nay và cũng là tháng thứ 2 liên tiếp kể từ tháng 6 năm nay, lãi suất tăng lên mức cao kỷ lục 0,75% vốn được thiết lập kể từ năm 1994. Mỹ tận dụng chu kỳ tăng giảm của tỷ giá hối đoái USD gặt hái của cải toàn cầu bằng cách bán khống kinh tế của các nước khác.

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Connelly từng nói, “USD là tiền tệ của chúng tôi nhưng lại là rắc rối của các bạn.” Mỹ đã gặt hái của cải thế giới bằng cách liên tục tăng và giảm lãi suất. Bước vào chu kỳ giảm lãi suất, Mỹ thúc đẩy tăng giá tài sản toàn cầu bằng cách thu mua hàng hóa toàn cầu hoặc đầu tư nước ngoài, thu về lượng lớn giá trị gia tăng lợi nhuận; bước vào chu kỳ tăng lãi suất, một lượng lớn vốn nước ngoài với lợi nhuận giá trị gia tăng thu được lại quay về Mỹ, khi USD chảy ra ngoài thường dẫn tới tiền tệ địa phương bị mất giá, chi phí trả nợ bằng đồng USD sẽ tăng lên rất nhiều và giá tài sản sẽ sụt giảm; khi một lần nữa bước vào chu kỳ giảm lãi suất, các nhà đầu tư Mỹ lại có thể vay USD với lãi suất thấp, dễ dàng thu mua tài sản chất lượng cao của các quốc gia khác với giá đã giảm mạnh.

Nền kinh tế Ác-hen-ti-na vốn là sân sau của Mỹ đã từng bị Mỹ cướp đoạt nhiều lần. Vào cuối những năm 1970, lãi suất USD giảm xuống và dòng vốn chảy vào khiến kinh tế của Ác-hen-ti-na từng tăng tới 10%. Vào đầu những năm 1980, lãi suất USD tăng cao, dòng vốn nước ngoài đổ về Mỹ, kinh tế Ác-hen-ti-na lập tức rơi xuống đáy vực thẳm, đến năm 1985, tốc độ tăng trưởng GDP thậm chí rơi xuống mức -7,59%. Bước vào thế kỷ 21,  cảnh tương tự tái diễn, chịu tác động bởi chu kỳ tăng lãi suất của đồng USD, nền kinh tế Ác-hen-ti-na lại rơi vào tình trạng tăng trưởng âm trong năm 2000 và 2018, mức tăng trưởng âm năm 2002 thậm chí vượt quá 10%.

Hiện nay, với việc Fed tăng lãi suất, đồng USD tiếp tục tăng giá, một lần nữa gây cú sốc lớn đối với các nền kinh tế khác. Giá trị đồng USD đã tăng 13% kể từ năm 2022, là mức tăng cao nhất trong 20 năm qua. Từ đầu tháng 4, tiền tệ của châu Âu, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Ma-lai-xi-a đã lần lượt mất giá là 7,6%, 4,4%, 8% và 5,5%.

Đồng thời, sự tăng giá của đồng USD đã làm tăng chi phí trả nợ của các quốc gia có khoản nợ bằng đồng USD và rơi vào khủng hoảng tín dụng khi không thể trả nợ đúng hạn. Trước tác động Fed liên tục thông báo tăng lãi suất cơ bản, Xri Lan-ca đã trở thành quân đô-mi-nô đầu tiên bị đổ trong chuỗi khủng hoảng nợ, điều đáng tiếc là, Xri Lan-ca có thể không phải là nước cuối cùng. Tính đến tháng 4 năm 2022, tổng nợ nước ngoài của Việt Nam đã lên tới 145% dự trữ ngoại hối. Trước việc Fed liên tục tăng lãi suất, giới phân tích cho rằng Việt Nam cần đưa ra những biện pháp ứng phó để tránh trở thành nạn nhân của đồng USD mạnh.

Cho dù gây thiệt hại to lớn đối với thế giới, việc Mỹ sử dụng tỷ giá hối đoái đồng USD gặt hái nền kinh tế toàn cầu nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong nước sẽ không thay đổi. Chủ tịch Fed Jerome Powell và các quan chức cấp cao khác của Mỹ “kiên định” bày tỏ, Mỹ sẽ tiếp tục tăng lãi suất nếu lạm phát không được cải thiện. Đối mặt với hành vi chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà bỏ mặc các quốc gia khác, đã đến lúc các quốc gia phải chung tay hợp tác để ứng phó với vòng gặt hái mới của đồng USD.

Biên tập viên:La Thành