Vũ Minh

Bất năng thắng tấc tâm, An năng thắng thương khung

08-06-2021 17:26:19(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Các bạn thấn mến, “Bất năng thắng tấc tâm, An năng thắng thương khung” là câu thơ đời nhà Thanh Trung Quốc khoảng 200 năm trước, câu thơ này có nghĩa là: không thể chiến thắng bản thân mình, làm sao có thể chiến thắng thế giới khách quan? Chỉ có nâng cao tu dưỡng bản thân, mới có thể ứng phó công việc bên ngoài. Năm 2016, Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng dùng câu thơ này giải thích phòng chống tham nhũng phải bắt tay từ nguồn gốc tư tưởng, và đưa tư tưởng chỉ đạo vào trong hành động.

Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định mạnh mẽ quyết tâm chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” của Đảng, Nhà nước Việt Nam. 

Nói đến công tác chống tham nhũng, hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều rất coi trọng. Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định mạnh mẽ quyết tâm chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Ở Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình cũng rất coi trọng công tác chống tham nhũng, nêu ra quan điểm “không khoan dung” đối với hành vi tham nhũng, công tác chống tham nhũng “không có vùng cấm”, “phải che phủ toàn diện”, chỉ trong năm 2015 đến 2016, Trung Quốc đã ban hành hơn 100 biện pháp chống tham nhũng.

Cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam, chiến dịch “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.

Trong khi đó, tại cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam, chiến dịch “đốt lò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết.

Từ đó đủ thấy, hai nước Trung – Việt đều mạnh tay trừng trị các hành vi tham nhũng. Lấy biện pháp chống tham nhũng của Trung Quốc làm ví dụ, trong khi kiên trì có tham nhũng tất sẽ chống, có tham nhũng tất sẽ trừng trị, Trung Quốc triển khai giáo dục đạo đức trong toàn xã hội, đối tượng bao gồm đảng viên, quan chức Chính phủ cũng như những người sau này có thể sẽ làm việc trong cơ quan Chính phủ, công chức và người dân bình thường, để mọi người giữ nguyện ước ban đầu, tạo dựng bầu không khí liêm chính trong xã hội. Dưới hệ thống này, mọi người không dám tham nhũng, không thể tham nhũng, nhưng trước hết là không muốn tham nhũng.
 
Các học giả Việt Nam cũng cho rằng, một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian tới hướng đến là xây dựng cơ chế để: Không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không cần tham nhũng. 

Giống như lời dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chống tham nhũng không ngừng, không nghỉ. Nhưng làm phải vì trị ai, thù oán gì ai mà hoàn toàn vì nhân văn, nhân đạo. Như Bác Hồ nói, phải cưa một cành mọt, sâu để cứu cả cái cây. Xử một vài người để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn ngừa người khác đừng vi phạm, chứ không phải cốt xử nhiều, xử nặng mới là nghiêm”.

Đúng vậy, đó là hệ thống tổng hợp nhất thể hóa kết hợp cả trừng trị theo pháp luật, ràng buộc bằng chế độ, hướng dẫn qua giáo dục, biện pháp chống tham nhũng của hai nước Trung – Việt không những nhận được sự ủng hộ rộng khắp của nhân dân, mà cũng trở thành nước tham dự và đóng góp cho việc chống tham nhũng trên toàn cầu.

Trước đó vài ngày, tại phiên họp đặc biệt lần đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng, Trung Quốc đã nêu ra chủ trương của mình về hợp tác quốc tế chống tham nhũng, phản đối mọi cái cớ để tạo “cảng tránh gió” cho các phần tử tham nhũng và tài sản tham nhũng, còn nêu ra cần phải bảo vệ chủ nghĩa đa phương, hoàn thiện hệ thống quy tắc trừng trị tham nhũng toàn cầu trên cơ sở hiệp thương nhất trí, để các phần tử tham nhũng không chốn nương thân.

Đối với đông đảo người dân bình thường, chỉ có trừng trị tham nhũng, trả lại công bằng, công chính cho xã hội, mới có thể mang lại cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi người. Về việc phòng chống tham nhũng, hoan nghênh quý vị và các bạn viết bình luận và chia sẻ nhận xét của mình.

Biên tập viên:Vũ Minh
Lựa chọn phương thức đăng nhập