Duy Hoa

Vì sao In-đô-nê-xi-a muốn di dời thủ đô?

28-08-2019 14:36:06(GMT+08:00) Tân Hoa xã
Chia sẻ:

Ngày 26/8, Tổng thống In-đô-nê-xi-a Giô-cô tuyên bố sẽ di dời thủ đô từ Gia-các-ta đến tỉnh Đông Ca-li-man-tan (Kalimantan). Tổng thống Giô-cô cho biết, là trung tâm chính trị, thương nghiệp, tài chính tiền tệ, thương mại và dịch vụ quốc gia cũng như sân bay và cảng biển lớn nhất In-đô-nê-xi-a, Gia-các-ta có gánh nặng quá lớn, “không thể tăng gánh nặng cho đảo Gia-va (Java) nữa”. Thủ đô mới sẽ thúc đẩy quốc gia phát triển nhịp nhàng, giảm nhẹ gánh nặng của Gia-các-ta. Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tiếp tục coi Gia-các-ta là định hướng phát triển ưu tiên. 

Người dân In-đô-nê-xi-a không bỡ ngỡ với vấn đề di dời thủ đô. Năm 1957, Tổng thống dựng nước In-đô-nê-xi-a Xu-các-nô (Bung Sukarno) đã từng đề xuất dời đô. Vài chục năm sau đó, vấn đề dời đô thường được thảo luận trên các tờ báo, nhưng đều là “sấm sét đùng đùng, nhưng mưa lâm râm”.

Lần này ông Giô-cô tuyên bố di dời thủ đô không phải là ý nghĩ trong chốc lát, mà là kết quả sau suy tính kỹ càng. 3 năm trước, Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã tiến hành thảo luận trong nội bộ. Tháng 5 năm nay, ông Giô-cô dẫn dắt các thành viên Nội các khảo sát thực địa các khu vực “ứng cử viên” thủ đô mới. Ông Giô-cô tái đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử diễn ra sau đó đã giúp ông dọn đường cho quyết tâm dời đô.

Tin cho biết, trên đảo Gia-va mà Gia-các-ta sở tại có 150 triệu người dân, chiếm trên một nửa tổng dân số In-đô-nê-xi-a, là một trong những hòn đảo có mật độ dân số cao nhất thế giới. Người dân có hộ khẩu thường trú tại Gia-các-ta vượt quá 10 triệu, cộng thêm các thành phố vệ tinh xung quanh, người dân cư trú ở khu vực đô thị Gia-các-ta vượt quá 30 triệu, các vấn đề đô thị lớn như người dân tập trung, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, thiếu nước sạch, v.v. ngày càng nghiêm trọng.

Ngoài ra, Gia-các-ta còn đối mặt với mối đe dọa từ các thiên tai như núi lửa phun trào, động đất, mặt đất lún xuống, v.v., điều này khiến vấn đề dời đô trở nên cấp bách hơn.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch phát triển quốc gia In-đô-nê-xi-a cho biết, dời đô cũng là một phần của chiến lược quan trọng của Chính quyền Giô-cô nhằm xóa bỏ sự phát triển thiếu cân bằng giữa đảo Gia-va và các khu vực khác, có thể khiến kinh tế quốc gia phát triển càng cân bằng và công bằng hơn.

Tại buổi họp báo diễn ra ngày 26/8, ông Giô-cô cho biết, thủ đô mới rộng khoảng 180 nghìn héc-ta, tăng gấp gần 3 lần so với diện tích của Gia-các-ta, kế hoạch dời đô dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 32,7 tỷ đô-la Mỹ.

Ông Giô-cô cho biết, thủ đô mới nằm ở miền Trung In-đô-nê-xi-a, giữa 2 thành phố có mức độ phát triển khá cao, đó là thành phố biển Ba-líc-pa-pan (Balikpapan) ở tỉnh Đông Ca-li-man-tan và tỉnh lỵ tỉnh này, thành phố Xa-ma-rin-đa (Samarinda), có ý nghĩa chiến lược về mặt vị trí địa lý, đối mặt với rủi ro tương đối nhỏ của các thiên tai như lũ lụt, động đất, sóng thần, cháy rừng, v.v.

Tỉnh trưởng Đông Ca-li-man-tan cho biết, đa số đất đai ở khu vực mà thủ đô mới sở tại là do nhà nước sở hữu, hiện đã ban bố điều lệ phòng chống các nhà đầu cơ đất đai mưu cầu lợi nhuận cao từ xây dựng thủ đô mới.

Hiện nay, ban ngành và chính quyền địa phương liên quan của In-đô-nê-xi-a đã chính thức khởi động công tác trù bị dời đô, dự định hoàn thành thiết kế và xây dựng pháp luật trước năm 2020, đến cuối năm 2020 bắt đầu thi công xây dựng, trước năm 2024 khởi động trình tự dời đô.

Kế hoạch dời đô cần phải nhận được sự ủng hộ của Quốc hội mới có hiệu lực pháp lý. Ngày 26/8, ông Giô-cô mong Quốc hội thông qua kế hoạch này của Chính phủ. Chính phủ In-đô-nê-xi-a sẽ lập tức bắt tay chuẩn bị dự thảo pháp luật liên quan và trình lên Quốc hội.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập