ong kinh ASEAN 2018-07-11
|
Thành phố Tấn Giang ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, là một ngôi làng chài nhỏ ở vùng duyên hải miền Đông-nam Trung Quốc, từng là một huyện có sản lượng cao nhưng lại nghèo điển hình. Người dân địa phương giỏi làm giày, mở nhiều xưởng da giày gia đình, dần dần Tấn Giang nổi tiếng trong cả nước Trung Quốc về tay nghề làm giày. Sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa, ngành da giày địa phương có sự phát triển vượt bậc, nhiều xưởng da giày gia đình đều phát triển thành nhà máy da giày. Năm 2002, "kinh nghiệm Tấn Giang" được đề ra, ngành da giày Tấn Giang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, rất nhiều nhà máy mới phát triển ở "thành phố da giày Trung Quốc" cùng với thành phố này bắt đầu ấp ủ chí lớn đi ra cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tính đến nay, Tấn Giang đã đầu tư xây dựng 95 doanh nghiệp tại nước ngoài, trong đó có 63 doanh nghiệp tại các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, còn thu hút rất nhiều bạn trẻ đến từ các nước Đông Nam Á đến học làm giày.
Chị Đinh Uyển Ngọc sinh năm 1977 tại Tấn Giang, chứng kiến bố mẹ làm giày từ nhỏ. Về sau, chị Đinh Uyển Ngọc và chồng là Lâm Hải Âu đã thành lập Công ty nguyên liệu da giày Hải Âu, công ty càng làm càng lớn. Năm 2017, cùng với việc khánh thành Trung tâm Da giày và Dệt may quốc tế Tấn Giang, chị Đinh Uyển Ngọc chuyển công ty đến đây, một mình kiêm cả hai chức là Tổng Giám đốc và nhà thiết kế, nhập hàng, gửi hàng, thu vốn, đàm phán khách hàng, du nhập công nghệ... "bận tối mày tối mặt" là trạng thái làm việc thường ngày của chị. Hiện nay, cùng với số thương gia nước ngoài đến trung tâm này làm ăn ngày càng nhiều, chị Đinh Uyển Ngọc lại đang cố gắng học tiếng Anh, mục tiêu của chị "làm ăn với cả thế giới".
"Chúng tôi đi ra thế giới thông qua tham gia các hội chợ triển lãm. Ngoài sản phẩm da giày ra, chúng tôi còn sản xuất túi chống xước. Rất nhiều khách hàng nước ngoài đều hết sức hứng thú với sản phẩm của chúng tôi, các nước trên thế giới như Đức, Mỹ, Hà Lan, I-ran, Ấn Độ, Nhật Bản... đều tìm mua nguyên liệu với chúng tôi thông qua nhà phân phối, bởi vì nguyên liệu và sản phẩm của chúng tôi hết sức đặc sắc".
Chị Đinh Uyển Ngọc
Mười mấy năm qua, công ty của vợ chồng chị Đinh Uyển Ngọc luôn dốc sức nghiên cứu và phát triển chất liệu đặc biệt, hàng tháng đều ra mắt hơn 100 mặt hàng mới tự chủ nghiên cứu, điều khiến chị Đinh Uyển Ngọc tự hào là chất liệu flyknit do công ty chị nghiên cứu và sản xuất, chị Đinh Uyển Ngọc ra sức cắt bằng kéo cũng không thể làm rách loại giày làm bằng chất liệu đặc biệt này. Chất liệu đặc biệt này đã thu hút rất nhiều khách hàng đến từ hơn chục nước như Việt Nam, Đức, In-đô-nê-xi-a... đến đặt mua. Ông chủ Lâm Hải Âu tự hào cho biết, công ty không thuê nhân viên tiếp thị ở nước ngoài, các khách hàng nước ngoài chính là nhân viên bán hàng ở nước ngoài của công ty. Ông nói:
"Chúng tôi đã làm buôn bán từ lâu, không ngừng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chúng tôi hạ giá thành xuống mức thấp nhất, bảo đảm chất lượng tốt nhất, sản phẩm khá ăn khách, khách hàng tự tìm đến. Chúng tôi có rất nhiều khách hàng đến từ khu vực Đông Nam Á, hợp tác với rất nhiều nước như Việt Nam, Đức, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Nga...., rất nhiều khách hàng giới thiệu nhà máy sản xuất đến mua sản phẩm của chúng tôi, hơn chục năm rồi, chúng tôi chưa bao giờ thuê một nhân viên tiếp thị ở nước ngoài, những khách hàng nước ngoài này đều là người giúp chúng tôi mở rộng nghiệp vụ".
Ông Lâm Hải Âu
Tháng 4/2017, Trung tâm Da giày và Dệt may quốc tế Tấn Giang chính thức đi vào hoạt động. Trung tâm này nằm ở quận Đông Tân, thị trấn Trần Đại, thành phố Tấn Giang, có ưu thế vị trí địa lý nổi bật, hơn nữa quy mô cực kỳ lớn với diện tích hơn 526 héc-ta, tương đương 737 sân bóng đá tiêu chuẩn. Tại thị trấn Trần Đại có hơn 3.000 doanh nghiệp da giày và hơn 3.000 doanh nghiệp nguyên liệu da giày, việc khánh thành Trung tâm Da giày và Dệt may đã nâng cao hiệu ứng quy mô của ngành da giày ở thị trấn Trần Đại, thúc đẩy chuyển đổi mô hình và nâng cấp ngành nghề, sự phồn thịnh ngành nghề cũng như sự phát triển của thành phố Tấn Giang nói riêng và Tuyền Châu nói chung, hình thành cụm ngành da giày và dệt may mới tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Công ty nguyên liệu da giày Hải Âu là một trong những doanh nghiệp vào đóng tại Trung tâm Da giày và Dệt may quốc tế sớm nhất, từ khi vào trung tâm này năm 2017, doanh thu của công ty đã tăng gấp đôi. Ông Lâm Hải Âu nói:
"Khách hàng nước ngoài nghe nói chúng tôi chuyển vào đây, mỗi người đều giới thiệu bạn bè đến đây, hiện nay, khách hàng nước ngoài đến Trung Quốc đặt hàng, rồi giới thiệu cả nhà sản xuất nước mình đến. Có thể nói trong toàn bộ khu vực Đông Nam Á, Trung tâm Da giày và Dệt may quốc tế là đẹp nhất, doanh thu đã tăng gấp đôi sau khi dọn vào Trung tâm này từ tháng 4/2017 đến nay".
Chuyển vào Trung tâm Da giày và Dệt may sớm nhất cùng ông Lâm Hải Âu còn có Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại nguyên liệu da giày Hoa Thạc thành phố Tấn Giang Chu Đễ Quý, là người Tấn Giang, ông chứng kiến doanh nghiệp của mình từ một xưởng làm giày nhỏ phát triển thành công ty da giày và dệt may quốc tế, cũng ghi nhận Tấn Giang từ một làng chài nhỏ phát triển thành "thành phố da giày quốc tế" hiện nay. Ông Chu Đễ Quý nói:
"Trước đây, nhà tôi mở một xưởng gia đình nhỏ, từ xưởng gia đình nhỏ phát triển đến nay, trong hơn hai chục năm qua, tôi thấy thay đổi ở Tấn Giang là long trời lở đất. Từ môi trường tổng thể đến hệ thống giao thông, trước đây đều là đường bùn lầy, hiện nay phát triển rất tốt trong các mặt như hệ thống giao thông, xanh hóa thành phố, v.v.. Chúng tôi hợp tác với các nước và khu vực như Nam Mỹ, Ấn Độ, Nga cũng như Việt Nam và In-đô-nê-xi-a ở Đông Nam Á. Một số thương hiệu của chúng tôi đã chuyển sang Việt Nam, thông qua những nhà phân phối ở Quảng Đông, trực tiếp vận chuyển hàng hóa từ Quảng Đông đến Việt Nam. Hợp tác với In-đô-nê-xi-a còn nhiều hơn nữa".
Công cuộc cải cách mở cửa khiến Tấn Giang xuất hiện rất nhiều người như ông Lâm Hải Âu và ông Chu Đễ Quý, cũng khiến thành phố này toát lên sức sống chưa từng có. Năm 1984, thị trấn Trần Đại trở thành thị trấn đầu tiên có giá trị sản xuất đạt 100 triệu Nhân dân tệ ở tỉnh Phúc Kiến. Năm 2001, tổng giá trị sản xuất của cả thành phố Tấn Giang vượt quá 30 tỷ Nhân dân tệ, tổng lượng kinh tế từ khi tiến hành cải cách mở cửa đến nay đã tăng gấp 8 lần, trung bình cứ ba năm tăng gấp đôi, tương đương cứ ba năm tạo thêm một Tấn Giang trên cơ sở vốn có, thực hiện sự vượt bậc khiến mọi người ngạc nhiên từ huyện có sản lượng cao nhưng lại nghèo đến thành phố đứng đầu tỉnh Phúc Kiến, top 10 thành phố có giá trị sản xuất lớn nhất trong cả nước. Một thời, "tốc độ Tấn Giang", "kỳ tích Tấn Giang" thu hút sự quan tâm của mọi người tại tỉnh Phúc Kiến nói riêng và cả nước Trung Quốc nói chung.
Năm 2017, giá trị vốn hóa thị trường của Công ty TNHH Đồ dùng thể thao ANTA khởi nghiệp tại Tấn Giang vượt qua một trăm tỷ đô-la Hồng Công, chỉ đứng sau Nike và Adidas trong phạm vi toàn cầu, trở thành thương hiệu đồ dùng thể thao lớn thứ ba. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty ANTA Đinh Thế Trung cho biết thương hiệu ANTA muốn là thương hiệu của thế giới. Hiện nay, ANTA đã đi ra thế giới dưới sự dẫn dắt của tinh thần "không bao giờ chùn bước". Ông Đinh Thế Trung cho biết:
"Người Tấn Giang chúng tôi có tinh thần không bao giờ chịu thua, dám xông pha mới thành công. Dưới sự dẫn dắt của tinh thần này, chúng tôi cần phải có tinh thần khởi nghiệp lại, nỗ lực cạnh tranh với các công ty đồ dùng thể thao số 1 thế giới, chúng tôi cần phải trở thành số 1 thế giới".
Ông Đinh Thế Trung
Tinh thần này hiện cũng thu hút nhân tài đến từ các nơi trên thế giới đến Tấn Giang học làm giày. Lưu học sinh đến từ Ma-lai-xi-a Trần Dục Thừa (phiên âm) đang theo học chuyên ngành thiết kế và công nghệ da giày tại Học viện Hướng nghiệp ngành công nghiệp nhẹ Tuyền Châu ở Tấn Giang, ban đầu, chính tinh thần Tấn Giang "dám xông pha mới thành công" đã thu hút bạn từ Ma-lai-xi-a đến Tấn Giang học công nghệ làm giày. Bạn Trần Dục Thừa nói:
"Phong tục tập quán của người ở phía nam tỉnh Phúc Kiến khiến tôi rất khâm phục, họ dám xông pha khi làm ăn buôn bán, làm việc nghiêm chỉnh, ngành da giày của thành phố Tấn Giang phát triển rất tốt, tôi lựa chọn chuyên ngành này là mong học tập lĩnh vực rất có ưu thế của Tấn Giang. Người Tấn Giang hay nói 'dám xông pha mới thành công', mỗi người đều cần xông pha mới biết mình có thể đi bao xa".
Bạn Trần Dục Thừa
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |