• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tứ Xuyên – mảnh đất của những chuyến du lịch bụi nhớ đời – 1

    2017-12-27 10:33:42     CRIonline

    "Chiếc xe buýt đưa tôi đi Khang Định bắt đầu lăn bánh rời Thành Đô khi trời còn mưa rả rích. Ngồi yên vị trên ghế đầu tôi vẫn không dám chắc mình đã lên đúng xe, tôi cố gắng với ra sau hỏi han tất cả những hành khách có thể hiểu tiếng Trung bập bõm của tôi "这个去康定,对不对?" (Cái này đi Khang Định, đúng không?), tất cả đều cho tôi một cái gật đầu chắc chắn. Tôi thở phào nhẹ nhõm, tự nhủ chuyến đi này sẽ ổn thôi".

    Các bạn đang nghe là chương trình Ống kính ASEAN hàng tuần của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc. Những lời mở đầu chương trình vừa rồi là tâm trạng của bạn Thủy Lê Phương Thảo, lưu học sinh Việt Nam Đại học Truyền thông Trung Quốc trước khi bắt đầu những chuyến du lịch bụi nhớ đời tới Tứ Xuyên. Trong chương trình cuối năm 2017 và đầu năm 2018, mời các bạn theo dấu chân của lưu học sinh Việt Nam này tìm hiểu "Tứ Xuyên (Trung Quốc) – mảnh đất của những chuyến du lịch bụi nhớ đời" (Bài viết được biên tập lại để đáp ứng khung thời lượng chương trình). Sống ở Trung Quốc hơn một năm qua, tôi luôn ao ước một ngày nào đó, tôi sẽ vác ba lô đi lang thang khắp vùng cao nguyên Tây Tạng, sống trên những đồng cỏ xanh ngút ngàn, ngủ trong những chiếc lều làm từ da bò núi của dân du mục và ăn những món ăn đặc trưng của vùng cao nguyên này. Rồi tôi vô tình đọc được về Lý Đường, một địa danh thuộc châu tự trị dân tộc Tạng Cam Tư của tỉnh Tứ Xuyên, là trung tâm giao dịch, trao đổi hàng hoá của những người du mục đến từ Tây Tạng, và cũng là nơi sinh thành của Đạt-lai Lạt-ma đời thứ 7 và thứ 10. Đó là thông tin tôi có được hai ngày trước khi bắt đầu cuộc hành trình.

    Để đến Lý Đường, trước tiên từ Thành Đô tôi bắt xe đi Khang Định. Cuộc hành trình kéo dài 9 tiếng đưa tôi qua những địa hình, khung cảnh khác lạ so với những gì tôi đã từng thấy ở phía đông Trung Quốc. Vượt qua đèo Nhị Lang Sơn, tôi bắt đầu thấy thấp thoáng bóng dáng những ngôi làng kiến trúc Tạng, những lá cờ cầu nguyện và những ký tự tiếng Tạng chạy song song với chữ Hán trên các biển quảng cáo. Sau khi xuống xe, chiếc ba lô to đùng trên vai giúp tôi và vị khách phương tây duy nhất trên xe nhanh chóng nhận ra nhau đều là dân du lịch và lập tức tiến đến chào hỏi. Sau một hồi trò chuyện, thật kỳ lạ khi chúng tôi nhận ra có nhiều sự liên quan và trùng hợp giữa tôi và người bạn mới, anh vừa kết thúc chuyến lang thang 3 tuần ở Việt Nam, và Trung Quốc là điểm đến tiếp theo, trong đó Tứ Xuyên – Vân Nam – Lào là hành trình sắp tới của anh và cũng là hành trình dự định của tôi. Không một lời nói, chúng tôi - 2 du khách lang thang ở vùng thiên nhiên hẻo lánh, nghiễm nhiên nhận nhau là bạn đồng hành. Như nhiều chuyến đi trước đây, tôi hay "tự dưng" có bạn đồng hành ngay từ những ngày đầu. Kết thân với anh bạn mới, không hy vọng gì nhiều hơn là được nghe những câu chuyện lịch sử, văn hoá của người Do Thái, và có người để "tám" trong những lúc rảnh rỗi, cần chỗ "trút bầu" nỗi niềm. Với kiến thức hạn hẹp về người Do Thái và đất nước Israel, tôi đã không ngờ rằng mình đã kết bạn với một sĩ quan quân đội và còn là dân du mục "xịn". Điều đặc biệt hơn, chuyến xe buýt mà chúng tôi tình cờ gặp nhau lại là chuyến xe công cộng đầu tiên và cũng là cuối cùng của cả hai trong suốt hành trình. Anh đã lôi kéo tôi thực hiện chuyến đi vượt qua hơn 5000 km quanh Trung Quốc bằng cách xin đi nhờ, ngủ ké. Và cũng vì vậy, tôi đã có những trải nghiệm sâu sắc và đáng nhớ với con người Trung Hoa hiền lành, tử tế, tốt bụng, mến khách.

    Câu chuyện thứ 1: Jichang (机场) là "sân bay" chứ không phải "chim bay" Rời Khang Định đi Tagong vào lúc sáng sớm, chúng tôi may mắn gặp được gia đình trẻ người Hán đồng ý cho đi nhờ. Trong xe, tôi cố gắng bắt chuyện với cậu con trai bằng những câu tiếng Anh đơn giản, vì nghĩ rằng em đã được học tiếng Anh ở trường, nhưng có vẻ em không hiểu. Tôi đành sử dụng vốn từ tiếng Trung ít ỏi để hỏi liệu em có biết tiếng Anh hay không, thì em kể với tôi rằng ở trường em không có môn tiếng Anh. Sau khoảng mười phút trò chuyện với em, vốn từ tiếng Trung của tôi đã cạn kiệt thì bố em bắt đầu hỏi han về hành trình của chúng tôi. Theo như phân công, anh bạn tôi có nhiệm vụ đọc bản đồ, chọn đường đi, dừng xe trên đường; phần tôi rất "đơn giản" là dùng tất cả vốn liếng từ vựng tiếng Trung để giải thích nơi chúng tôi muốn đi và "tiếp chuyện" mọi người khi cần. Lúc lên xe tôi đã cố gắng giải thích "Wo men yao qu Tagong" (chúng tôi muốn đến Tagong) và yên tâm là họ đã hiểu, nhưng dựa vào lời thoại dài dòng từ người bố, tôi đoán là có thay đổi trong lịch trình của họ, người bố đang cố gắng hoa tay, múa chân diễn tả cái gì đó rất kỳ lạ. Bất lực tôi chỉ biết nói "Ting bu dong" (nghe không hiểu), rồi bỗng nhiên cả gia đình 3 người bắt đầu dang tay đập đập như động tác vỗ cánh, miệng lặp lại từ "jichang, jichang, jichang" (sân bay). Tôi với anh bạn chịu không nghĩ ra được họ muốn gì, đành suy diễn ra có lẽ họ đang kể chuyện gì liên quan tới vùng này, ví dụ như có nhiều chim bay trên trời đẹp lắm nên chú ý mà ngắm. Tôi cũng ráng banh mắt ngắm thật, và trong suốt một tiếng, người bố cứ vỗ cánh nói "jichang" với tôi rồi lại "ai ya". Chỉ đến khi xe bỗng đi chậm lại và tấp vào lề, người bố ra hiệu xuống xe thì chúng tôi mới hiểu ra "jichang" là sân bay dựa vào biển hiệu bên đường. Gia đình họ đang trên đường ra sân bay, còn Tagong thì ở hướng khác nên chỉ có thể cho chúng tôi đi ké được tới ngã ba này. Vẫy tay tạm biệt gia đình tốt bụng, anh bạn và tôi được một mẻ cười nắc nẻ, và tôi học được từ mới: jichang.

      Câu chuyện thứ 2: "Quá giang" trúng xe cảnh sát. Sau vài ngày vác ba lô đi theo anh bạn, trình độ tiếng Trung của tôi khá hơn hẳn, giờ tôi đã có thể bập bõm kể lể cho mọi người trên xe về chúng tôi như: Đến từ đâu, đang đi đâu, đang làm gì; ngoài ra tôi còn học được từ anh cách chọn địa điểm dừng xe, đọc phương hướng và xin đi ké. Một hôm do anh muốn nghỉ ngơi sau chuyến leo đồi buổi sáng, tôi đành tự đi ra ngoài khám phá một mình, trên đường lại gặp anh bạn người Nhật ở chung chỗ trọ nên rủ đi theo. Hai chúng tôi cứ đi dọc về phía nam trên con đường huyết mạch của vùng, luyên thuyên nói chuyện một hồi mới nhận ra chúng tôi đã đi khá xa thị trấn, giờ thì mới cảm nhận được sự rã rời của cơ bắp. Thế là tôi lại quyết định thực tập những gì đã quan sát từ anh bạn, dừng cho được một chiếc xe ô tô hoành tráng. Anh bạn người Nhật mới quen có vẻ hoảng loạn với ý định của tôi, anh liên tục hỏi tôi: "Mày có chắc không vậy, xin đi ké nguy hiểm lắm đấy!". Tôi giả lơ và kiên quyết thực hiện ý định, chỉ trong vòng một phút tôi đã dừng được một chiếc xe. Liếc nhanh vô trong xe, tôi thấy vẫn còn 2 chỗ trống, tay chỉ chỏ về hướng thị trấn, miệng nói "zhe bian, zhe bian, ke yi ma?" (hướng này, hướng này, được không?). Vài giây sau, tôi và anh bạn người Nhật đã yên vị ở hàng ghế sau. Tôi đã phải kéo tay anh vào xe, do anh có vẻ do dự và muốn tự đi bộ về lại thị trấn. Tôi dễ dàng nhận ra ba người trong xe là người Tạng, dựa vào đường nét khuôn mặt và cả ngôn ngữ họ đang trao đổi với nhau. Anh đang lái xe có biết chút ít tiếng Anh nên rất hào hứng nói chuyện với chúng tôi, vừa bắt đầu câu chuyện, anh tự hào khoe rằng: "Tụi tao là cảnh sát đấy", anh còn lặp lại từ tiếng anh "police" nhiều lần và anh bên ghế tài phụ cũng nói theo. Tôi thốt lên: "Wow! Zhen de ma?" (Ồ, thật vậy à?), cả ba anh đồng thanh "Zhen de! Zhen de!" (thật chứ, thật chứ) .Tôi tròn xoe mắt quay lại nhìn anh bạn người Nhật lúc này vẫn rất hoang mang về việc bản thân đang đi ké xe người lạ, tôi đành quay ra nói chuyện tiếp với ba anh bạn người Tạng. Để chứng minh cho lời nói của mình, anh bên ghế phụ lôi từ trong hộc giấy tờ ra thẻ cảnh sát khoe tôi, nhưng toàn chữ tiếng Trung nên tôi lắc đầu nói "Ting bu dong" (Nghe không hiểu). Anh này bèn mở toang hộc giấy tờ và kêu tôi nhìn vào, thấy thoáng qua hình dáng của một khẩu súng lục, mặt tôi chuyển sắc bất ngờ, anh bèn đóng hộc lại...

    Các bạn muốn biết câu chuyện tiếp theo diễn biến ra sao không? Ba người ngồi trên xe đi ké của bạn Thủy Lê Phương Thảo có thật là cảnh sát không? Mời các bạn theo dõi chương trình tuần sau. Chúng ta sẽ tiếp tục hành trình du lịch bụi nhớ đời của lưu học sinh Việt Nam này. ̣(Những hình ảnh đăng trên bài viết này do bạn Thủy Lê Phương Thảo cung cấp.)

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>