ong kinh 2017-12-13
|
Năm 2017 chỉ còn lại hơn nửa tháng, các bạn nhớ dành chút thời gian để nhìn lại một năm qua, nhìn lại những việc đã làm được hay những việc chưa làm được, đồng thời chuẩn bị lên kế hoạch cho sang năm nhé.
Là một sự kiện chính trị quan trọng trong quan hệ hai nước Trung Quốc và Việt Nam chúng ta, trung tuần tháng 11 vừa qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Trong thời gian ở thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tham dự Lễ khánh thành Cung Hữu nghị Việt – Trung và Lễ khai trương Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội. Cung Hữu nghị Việt – Trung là dự án công trình văn hóa quy mô do Chính phủ Trung Quốc viện trợ Việt Nam xây dựng. Nhằm bảo đảm khánh thành thuận lợi Cung Hữu nghị, các nhân viên xây dựng công trình của Trung Quốc đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết.
"Thiết kế kết cấu của Cung Hữu nghị có thể bảo đảm thời hạn sử dụng 100 năm, đây là dự án tiêu biểu khiến các thế hệ mai sau được hưởng lợi".
Người phụ trách Công ty TNHH Tư vấn giám sát công trình thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc tại Hà Nội, đơn vị giám sát công trình, ông Cung Kính đã đánh giá như vậy về Cung Hữu nghị Việt – Trung. Công trình tiêu biểu tượng trưng cho tình hữu nghị Trung – Việt này đã hoàn tất xây dựng vào cuối tháng 10, sau đó sẽ chuyển giao cho Việt Nam.
Cung Hữu nghị Việt – Trung được đặt móng vào tháng 10/2004, hoàn thành gọi thầu vào tháng 9/2013, do Công ty TNHH Tập đoàn Thiết kế Đường sắt Trung Quốc, Công ty TNHH Tập đoàn Cổ phần Đầu tư xây dựng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nhận thầu xây dựng, Công ty TNHH Tư vấn giám sát công trình thành phố Thẩm Dương, Trung Quốc phụ trách giám sát.
Một tháng trước khi khánh thành, các nhân viên xây dựng công trình vẫn nhức nhối bởi thời tiết mưa. Ngày 11/10, tại công trường xây dựng Cung Hữu nghị, người phụ trách dự án Cung Hữu nghị của Công ty TNHH Tập đoàn Cổ phần Đầu tư xây dựng tỉnh Vân Nam Trần Chí cau mày, ruột nóng như lửa thiêu.
Lúc đó cách ngày nghiệm thu cuối cùng Cung Hữu nghị chỉ còn lại mười mấy ngày, trang trí nội thất đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn lại công tác xanh hóa ngoài sân và thu dọn công trường, nhưng thời tiết mưa dầm khiến đường đi bùn lầy nên tiến độ xây dựng bị chậm lại.
Ông Trần Chí nói: "Cần chống chọi với thời tiết, chống chọi với môi trường, chống chọi với mọi khó khăn, chúng tôi đại diện cho hình ảnh của Trung Quốc và doanh nghiệp Trung Quốc, vì vậy nhất định phải xây dựng tốt mặt bằng tượng trưng cho tình hữu nghị Trung – Việt".
Cung Hữu nghị Việt – Trung là dự án công trình văn hóa quy mô do Chính phủ Trung Quốc viện trợ Việt Nam xây dựng, nằm ở khu vực phía Tây-nam Hà Nội, có khuôn viên rộng khoảng 3,3 héc-ta. Sau khi khánh thành và đưa vào sử dụng, Cung Hữu nghị sẽ trở thành mặt bằng quan trọng của Việt Nam tổ chức các buổi lễ, tiếp đón khách nước ngoài, giao lưu văn hóa Trung – Việt..., cũng có thể tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ và hội nghị quy mô lớn, cũng là nơi tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa nhân dân chủ yếu.
Người phụ trách đơn vị thiết kế dự án Cung Hữu nghị, Tổng Công trình sư Viện Nghiên cứu thiết kế công trình kiến trúc Công ty TNHH Tập đoàn Thiết kế đường sắt Trung Quốc Triệu Kiến Hoa giới thiệu, thiết kế tổng thể của Cung Hữu nghị xoay quanh ý tưởng "hữu nghị", bề ngoài công trình là hình tròn, bên trong là hình vuông, tạo hình hoa sen, hình tròn tượng trưng cho hài hòa, đoàn kết và toàn vẹn; hoa sen là loại hoa mà nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam đều ưa thích, áp dụng trên ngoại hình và không gian bên trong kiến trúc, tượng trưng cho bề dày giao lưu văn hóa giữa hai nước lâu đời, tình hữu nghị mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Ông Triệu Kiến Hoa "gắn bó" với dự án này kể từ năm 2004 cho biết: "Dự án trải qua các công tác giải phóng mặt bằng, nhiều lần nghiên cứu và thảo luận tiêu chuẩn thiết kế, hơn chục năm đã qua đi, tôi cũng từ người trung niên trở thành 'ông già', nhưng tôi vẫn coi trọng trước sau như một Cung Hữu nghị. Hiên nay, cứ 1-2 tháng là tôi đến Việt Nam kiểm tra tình hình thi công, Cung Hữu nghị đã ngưng kết tâm huyết của các nhà thiết kế chúng tôi, cũng truyền đi tình hữu nghị Trung – Việt".
Cung Hữu nghị vừa có tâm huyết của nhà thiết kế kỳ cựu như ông Triệu Kiến Hoa, cũng ngưng tụ mồ hồi của các công nhân xây dựng trẻ. Ông Trần Chí than phiền, "Dự án này có sự tham gia của nhiều bạn trẻ, từ cuối năm 2014 đến nay, con của 6 bạn trẻ chào đời trong nước. Trong đó cha của ba đứa trẻ chưa kịp về chứng kiến khoảnh khắc chào đời của con".
Phải rời xa gia đình chỉ là nỗi buồn nhỏ của các nhân viên viện trợ xây dựng ở Việt Nam như ông Trần Chí, khắc phục các khó khăn trong thi công mới là điều đau đầu nhất. Ông Trần Chí chỉ vào một đống vật liệu chồng chất trước cửa Cung Hữu nghị và nói: "Có ba khó khăn lớn nhất, một là hạn chế bởi môi trường tại công trường, không thuê được nơi cất giữ vật liệu trong khu vực 2 km xung quanh, chỉ có thể làm một tý dọn một tý, cần nhiều lần cân nhắc việc sử dụng và chỗ để vật liệu; hai là vấn đề thời tiết, việc thi công chủ thể và thiết kế trang trí Cung Hữu nghị đều tiến hành từ tháng 6 đến tháng 8 nóng nực, thời tiết nóng bức khiến hiệu suất làm việc thấp; ba là nhằm bảo đảm chất lượng công trình, chúng tôi lựa chọn vật liệu chất lượng cao, nhưng Việt Nam lại có quy định thông quan đặc biệt đối với vận chuyển các vật liệu này, huy động vật liệu nhanh nhất phải mất hai tháng, thông thường phải mất bốn tháng, thường gặp phải cảnh khốn đốn 'thiếu vật liệu xây dựng' ".
Đứng trước nhiều khó khăn chồng chất, các công nhân xây dựng Trung Quốc vẫn bảo đảm chất lượng công trình một cách hoàn hảo. Người phụ trách đơn vị giám sát công trình Cung Kính nói với phóng viên rằng, tất cả vật liệu và thiết bị sử dụng trong xây dựng Cung Hữu nghị đã là tốt nhất, hơn nữa còn bảo vệ môi trường và thông minh, trở thành công trình kiến trúc tiêu biểu tại khu vực xung quanh.
Bức bích họa lớn ở đại sảnh Cung Hữu nghị cũng thể hiện quan niệm "theo đuổi chất lượng" của dự án. Bức bích họa này do Khoa Bích họa Học viện Mỹ thuật Trung ương Trung Quốc sáng tác trong 7 tháng. Chủ đề là "Núi sông liền một dải, tình hữu nghị đời đời bền vững". Điều hấp dẫn nhất của bức bích họa này là ở trống đồng phần trên, đây là nhạc cụ của hai nước Trung Quốc và Việt Nam trong thời cổ, tượng trưng cho bề dày văn hóa lâu đời của hai nước; phần giữa và phần dưới là thảm thực vật và diện mạo gần giống nhau của hai nước, hai bên là hình ảnh nhân vật dân tộc thiểu số vừa hát vừa múa của hai nước, tượng trưng cho hai nước có cội nguồn sâu đậm, lòng dân gắn kết.
Khi tham quan Cung Hữu nghị trước khi bàn giao công trình, Quyền Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Đôn Tuấn Phong đánh giá rằng: "Chất lượng của Cung Hữu nghị rất cao, các đơn vị thiết kế và xây dựng của Trung Quốc đều có tinh thần trách nhiều rất cao, chúng tôi rất yên tâm. Nhân dân hai nước có tình hữu nghị truyền thống nồng thắm, việc khánh thành Cung Hữu nghị Việt – Trung chắc chắn sẽ khiến tình hữu nghị hai nước bước lên tầm cao mới".
Thưởng thức tác phẩm tâm huyết của mình, người phụ trách đơn vị xây dựng dự án Trần Chí kiêu hãnh nói: "Muốn sắc thì phải mài giũa. Tôi rất vinh dự được tham gia xây dựng Cung Hữu nghị. Tôi đã làm hết mình vì hình ảnh của doanh nghiệp Trung Quốc, vì tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước".
Mong các bạn có thể đến thăm công trình tiêu biểu tượng trưng cho tình hữu nghị Trung – Việt này nếu có cơ hội, và các bạn nhớ chụp một tấm ảnh kỷ niệm rồi chia sẻ với chúng tôi qua trang fanpage của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc trên mạng xã hội Facebook nhé.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |