ong kinh ASEAN 2017-11-1
|
Mới đây, nhân sự kiện Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi đã trả lời phỏng vấn của Đài chúng tôi. Ngoài đánh giá về Báo cáo Chính trị Đại hội 19, trong buổi phỏng vấn, Đại sứ Đặng Minh Khôi cũng chia sẻ với chúng tôi nhiều cảm nhận về làm việc, sinh sống tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong chương trình Ống kính ASEAN tuần này, mời các bạn nghe cuộc phóng vấn Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi về ấn tượng Trung Quốc cũng giao lưu giữa hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam do phóng viên Đài chúng tôi Duy Hoa thực hiện.
Phóng viên: Xin Đại sứ cho biết cảm nhận làm việc và sinh sống tại Trung Quốc trong hai năm đảm nhiệm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Trung Quốc.
Đại sứ Đặng Minh Khôi: Thực ra tôi đến tận công tác vào đầu tháng 10 năm 2015, đến giờ đã tròn hai năm. Ở Việt Nam, đảm nhiệm cương vị Đại sứ tại Trung Quốc, là niềm vinh dự hết sức to lớn, đồng thời cũng là một trọng trách hết sức nặng nề, vì quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc rất toàn diện, phát triển trên tất cả các mặt từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giao lưu nhân dân, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, v.v., hết sức nặng nề. Qua hai năm làm việc tại Trung Quốc, cảm nhận lớn nhất của tôi làm Đại sứ tại Trung Quốc là luôn được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, cũng như của nhân dân Việt Nam, cho nên trên cương vị này, tôi luôn cảm nhận được hết sức gần gũi quan tâm của tổ quốc bên mình, ủng hộ mình trong tất cả mọi công việc, đây là một điều có thể hiếm nói, hiếm một đại sứ nào của Việt Nam trên nước ngoài có được cảm nhận rõ rệt như này.
Trong hai năm tôi ở đây đã đón rất nhiều lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam sang thăm, đến Đại sứ quán cũng như những dịp về nước đều là dịp báo cáo lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đây là điều rõ rệt. Điều thứ hai tôi cũng cảm nhận được là sự quan tâm, tin cậy của cả nhân dân hai nước đối với quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, đây là cảm nhận rõ rệt nhất. Cảm nhận này thể hiện rõ khi tôi đi thăm các địa phương, các tỉnh Trung Quốc, gặp gỡ các cơ quan, bộ ngành Trung Quốc, gặp gỡ người dân Trung Quốc, cũng như lưu học sinh Việt Nam học tập tại Trung Quốc, cũng như có những dịp về Việt Nam tham dự cuộc gặp quốc phòng hai bên ở biên giới, gặp gỡ những đồng bào Việt Nam, thì thấy là nhân dân hai nước đều hết sức quan tâm quan hệ Việt-Trung, và điều thực sự mong muốn có quan hệ hết sức tốt đẹp giữa hai nước. Đây là cảm nhận rất rõ.
Cảm nhận thứ ba là, thực ra tôi ở đây mới hai năm, nhưng mình đã có nhiều nhiệm kỳ công tác tại Trung Quốc. Thời gian tôi học tập, làm việc tại Trung Quốc tương đối dài, thì cảm nhận rõ rệt nhất chính là hai nước chúng ta hết sức gần gũi với nhau, đây thật sự là láng giềng, láng giềng gần trong số láng giềng. Văn hóa, phong tục, tập quán, lối sống cảm thấy rất gần gũi, tuy ở Trung Quốc, nhưng tôi cảm giác như mình vẫn đang ở Việt Nam, từ phong tục, tập quán, đặc biệt tôi rất cảm nhận là người dân Trung Quốc rất thân mật, cởi mở, cần cù, chịu khó, người ta có văn hóa rất sâu sắc. Món ăn Trung Quốc đối với chúng tôi cũng rất thú vị, đi được nhiều địa phương, ăn rất nhiều món ăn khác nhau, rất thú vị. Văn hóa Trung Quốc hết sức đặc sắc, những chùa, chiền Trung Quốc cũng rất giống của Việt Nam. Đồng thời, văn hóa các dân tộc Trung Quốc hết sức sâu sắc, gắn bó, tôi cảm giác nhân dân Trung Quốc có nền văn hóa lịch sử lâu đời trên năm nghìn năm, nền văn hóa rất xán lạn. Đặc biệt, tôi rất bất ngờ, Trung Quốc có một dân tộc thiểu số, dân tộc Kinh ở khu vực Đông Hưng, tôi đã có dịp đi thăm, dân tộc Kinh là một trong những dân tộc thiểu số giàu có nhất trong số các dân tộc thiểu số của Trung Quốc, điều đó được hưởng lợi từ quan hệ buôn bán thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng chúng tôi cũng cảm nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ Trung Quốc đối với phát triển các dân tộc Trung Quốc, rất nhiều chính sách ưu đãi quan tâm dân tộc thiểu số, đây là ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt, đương nhiên, ấn tượng lớn nhất chính là trong hai năm vừa qua, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển hết sức mạnh mẽ, có rất nhiều đoàn, chuyến thăm cấp cao qua lại hai bên, kinh tế-thương mại bước phát triển tăng trưởng nhảy vọt, đặc biệt giao lưu nhân dân ngày càng mật thiết.
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi trả lời phỏng vấn của Đài chúng tôi
Phóng viên: Ấn tượng của Đại sứ về thay đổi và phát triển của Trung Quốc trong những năm gần đây?
Đại sứ Đặng Minh Khôi: Lần đầu tiên tôi đến Trung Quốc là năm 1992, khi đó tôi trong một tốp cán bộ ngoại giao Việt Nam năm người đầu tiên, sang học tập tiếng Trung ở Học viện Ngôn ngữ Bắc Kinh, thời kỳ đó chúng tôi là sinh viên, đời sống rất kham khổ, nhưng mà rõ ràng lúc đó chúng tôi cũng cảm nhận được sự phát triển của Trung Quốc, lúc đó phát triển hơn Việt Nam rất là nhiều. Nhưng mà, nếu nhìn lại từ năm 1992 đến giờ, đặc biệt lúc đó chúng tôi có một lần trở về nước, đi tàu hỏa qua Nam Ninh, so sánh giữa Bắc Kinh với Nam Ninh, thì có thể thấy trong hơn hai mươi năm, gần ba mươi năm từ năm 1992 đến giờ, Trung Quốc có bước phát triển nhảy vọt. Có thể nói những người nào không đến Trung Quốc năm 1992 như tôi thời đó, thì khó có cảm nhận thay đổi hết sức to lớn từ trước đến nay của Trung Quốc.
Trước hết, ấn tượng sâu sắc nhất của tôi đối với Trung Quốc chính là sự phát triển vượt bậc về kinh tế của Trung Quốc trong ba mươi năm vừa qua. Đặc biệt ngay cả Bắc Kinh đây, chắc là chị là phóng viên nhận rất là rõ, từ năm 2008 đến giờ sự thay đổi rất là rõ rệt, thành phố hiện đại, văn minh, và Nam Ninh cũng vậy, Quảng Tây cũng vậy. Bây giờ có thể nói Quảng Tây khác hẳn với ngày xửa. Tôi đi nhiều địa phương khác Trung Quốc cũng vậy, mới cảm nhận được sự phát triển vượt bậc, đây có thể nói là một kỳ tích của nhân dân Trung Quốc do đường lối cải cách mở cửa mang lại. Đây là điều ấn tượng nhất.
Cảm giác thứ hai của tôi là đời sống văn hóa tinh thần của người dân Trung Quốc được nâng cao rõ rệt. Người Trung Quốc bây giờ có đời sống rất phong phú, từ các cụ về hưu đến các cháu học sinh, v.v., vì Sứ quán Bắc Kinh ngay đối diện công viên Nhật Đàn, ngày nghỉ nếu tôi có rỗi thì tôi vẫn đi, tôi cảm giác những người về hưu ở Trung Quốc cũng như người già được quan tâm, chăm sóc rất tốt, người ta có đời sống tinh thần hết sức phong phú. Đây là điều hết sức quan trọng. Đặc biệt, con em ở sứ quán có rất nhiều cháu học ở các trường của Trung Quốc, các bạn học sinh Việt Nam rất thích học ở Trung Quốc, có thể nói ngành giáo dục của Trung Quốc trong năm vừa qua nhờ chính sách đổi mới, mở cửa đã được phát triển hết sức mạnh mẽ. Đây là ấn tượng sâu sắc nhất của chúng tôi.
Có thể nói, Trung Quốc trong hơn 30 năm vừa qua, gần 40 năm cải cách mở cửa từ năm 1978 đến giờ, đạt được những thành tựu hết sức vĩ đại về phát triển toàn diện trong các mặt, về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, và bây giờ rõ ràng Trung Quốc khác hoàn toàn so với Trung Quốc đầu tiên mà tôi biết đến năm 1992.
Phóng viên: Trung Quốc và Việt Nam đều là nhà nước xã hội chủ nghĩa đang phát triển, Đại sứ đánh giá thế nào về giao lưu giữa hai Đảng trong xây dựng Đảng và quản lý nhà nước?
Đại sứ Đặng Minh Khôi: Trong những năm gần đây, quan hệ hai Đảng phát triển hết sức mạnh mẽ, giữa hai Đảng chúng ta là Hội thảo lý luận hai Đảng, năm nay là lần thứ 13, trao đổi về rất nhiều vấn đề mà hai Đảng Cộng sản đang gặp phải, từ xây dựng cầm quyền, phát triển đất nước, chống tham nhũng, v.v., đồng thời trong đảng chúng ta bắt đầu từ năm ngoái thiết lập một cơ chế mới, trao đổi giữa Bộ Chính trị của hai Đảng, tất cả những kênh này, quan trọng hơn hết là các đồng chí nào cao nhất của hai Đảng, hai Tổng Bí thư thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với nhau, thì tất cả những việc trao đổi này có thể là tình hình của Việt Nam, tình hình của Trung Quốc, có một số điểm giống nhau, nhưng cũng có một số điểm khác nhau, nhưng điều quan trọng nhất là cả hai Đảng, hai nước đang đứng trong thời kỳ hết sức quan trọng, cực kỳ then chốt, gặp rất nhiều thách thức, cũng có nhiều khó khăn, nhưng có rất nhiều cơ hội, cả hai nước đều tăng cường tập trung xây dựng, củng cố sự cầm quyền của Đảng Cộng sản, cũng đang khẳng định rõ hơn về mục tiêu chủ nghĩa xã hội của mình, thủc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giải quyết đời sống nhân dân nâng cao, trước việc thì trao đổi kinh nghiệm hai bên là hết sức cần thiết.
Trong quá trình trao đổi, chúng tôi đã ghi nhận rất nhiều kinh nghiệm rất hay của các đồng chí Trung Quốc, từ phát triển kinh tế, vấn đề Tam nông, đến đề ra chiến lược lớn, cũng như xây dựng Đảng, chống tham nhũng, v.v. Nhưng mà, ngược lại, các đồng chí Trung Quốc cũng nói rằng Việt Nam, đặc biệt Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có một số kinh nghiệm cung tương đối hay, mà Trung Quốc có thể nghiên cứu được. Ví dụ như đánh giá thế nào về suy thoái của đạo đức, về cái tự diễn biến, v.v. trong bối cảnh hiện nay, cũng như về dân chủ trong Đảng, Việt Nam hiện nay đang có bước phát triển mạnh, cũng như trong Quốc hội của Việt Nam. Tất cả những cái này, chúng tôi cho rằng là cần Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đều kiên trì vai trò lãnh đạo của mình, đều kiên trì lực lượng tiên phong của nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam, dẫn dẫn nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, thì tất nhiên là chúng ta có nhiều cái thực sự cần ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau.
Mong rằng dưới sự thúc đẩy của Đại sứ Đặng Minh Khôi, một đại sứ giỏi tiếng Trung, am hiểu sâu sắc về Trung Quốc, giao lưu giữa hai nước chúng ta sẽ ngày càng mật thiết.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |