ong kinh ASEAN 2017-07-26
|
Phim truyền hình Trung Quốc luôn là chủ đề trò chuyện trong những giờ rỗi rãi sau bữa cơm của người dân Việt Nam, dù trong những năm phim truyền hình Hàn Quốc làm mưa làm gió trên màn ảnh nhỏ, nhưng các đài truyền hình và website Việt Nam đều vẫn có thời lượng nhất định phát sóng phim truyền hình Trung Quốc. Hiện nay, cư dân mạng Việt Nam hầu như có thể đón xem cùng lúc với khán giả Trung Quốc một số phim truyền hình đang gây sốt trên màn ảnh nhỏ Trung Quốc, ví dụ như "Tam Sinh Tam Thế: Thập Lý Đào Hoa" được chiếu cách đây không lâu, "Sở Kiều Truyện" đang gây sốt hiện nay, cư dân mạng Việt Nam có thể xem các tập phim truyền hình Trung Quốc có phụ đề tiếng Việt chỉ sau vài tiếng được phát sóng tại Trung Quốc. Điều này được thực hiện như thế nào? Chương trình hôm nay, mời các bạn cùng phóng viên Tân Hoa xã đến thăm nhóm làm phụ đề tiếng Việt cho phim truyền hình Trung Quốc.
Ở Việt Nam, xem phim truyền hình Trung Quốc đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của giới trẻ, rất nhiều người đều thức khuya, thậm chí học tiếng Trung để xem phim truyền hình Trung Quốc.
Tại phố Chùa Láng, Hà Nội, có một trung tâm dạy tiếng Trung nhỏ, gọi là Trung tâm Giao lưu Trung Quốc. Người phụ trách Nghiêm Thủy Trang nói với phóng viên rằng, đây là trung tâm đào tạo tiếng Trung thứ hai của chị. Hàng tháng, trung tâm chị đều tuyển sinh khoảng 30 học viên mới, bởi vì ngày càng nhiều bạn trẻ Việt Nam mong được học tiếng Trung. Chị Trang cho biết, đối với giới trẻ Việt Nam hiện nay mà nói, xem phim truyền hình và theo đuổi ngôi sao là động lực học tiếng Trung lớn nhất của họ. "Rất nhiều em đến đây học tiếng Trung cho biết, các em mong được xem phim truyền hình Trung Quốc ngay lập tức chứ không muốn đợi phiên bản có phụ đề, và mong một ngày trong tương lai có thể nói chuyện với các thần tượng trong phim".
Tuy nhiên, bản thân chị Trang, 30 tuổi, thích nhất vẫn là bộ phim "Hoàn Châu Cách Cách". Các cô gái Việt Nam ở độ tuổi chị Trang đều từng xem phim "Hoàn Châu Cách Cách", cũng chính do sự ảnh hưởng của bộ phim này khiến chị Trang có động lực đến Trung Quốc du học, hơn nữa trở thành một giáo viên dạy tiếng Trung sau khi về nước.
Nhiều học sinh đến trung tâm của chị Trang học tiếng Trung đều do người phụ trách nhóm làm phụ đề tiếng Việt, chị Tân Thị Ngọc Anh giới thiệu.
Ngọc Anh hiện là người phụ trách một nhóm làm phụ đề tiếng Việt gồm 15 thành viên, một khi các tập phim truyền hình Trung Quốc được tung lên mạng, nhóm làm phụ đề sẽ phân công, chia thành các bộ phận gồm dịch, đặt trục thời gian, liên hệ tải phim lên trên các website, v.v.. Thông thường, họ sẽ chia một tập phim truyền hình thành ba phần để dịch, mỗi biên dịch viên phụ trách 15 phút. Như vậy, chỉ trong vòng một tiếng, cư dân mạng Việt Nam có thể xem phim truyền hình Trung Quốc có phụ đề tiếng Việt.
Ngọc Anh cho biết, thời gian qua, bộ phim truyền hình Trung Quốc "Tam sinh Tam thế" rất được hoan nghênh, hiện đã bị bộ phim "Sở Kiều Truyện" thay thế, nhiều thành viên trong nhóm làm phụ đề đều buộc phải thức khuya để dịch phim. Đôi lúc rất mệt, nhưng xét thấy rất nhiều bạn trẻ đang chờ đợi tập phim có phụ đề tiếng Việt trước màn hình nhỏ, các thành viên trong nhóm đều tự vỗ vào mặt mình cho tỉnh táo và dịch tiếp.
Buổi tối, đa số thời gian của Ngọc Anh dùng vào dịch phim, còn ban ngày, chị sẽ tiếp đón rất nhiều bạn bè đến trao đổi về phim truyền hình Trung Quốc. Chị nói với phóng viên rằng, nhóm làm phụ đề cũng dịch phim truyền hình Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ, nhưng nhu cầu đối với phim truyền hình Trung Quốc là lớn nhất, đặc biệt các bộ phim về đề tài tình yêu, cuộc sống đô thị đương đại. Rất nhiều bạn của chị đều đọc thuộc lòng lời thoại trong phim, khi nói chuyện còn bắt chước cách nói chuyện của các nhân vật trong phim nữa.
Ngoài phát trực tuyến ra, các đài truyền hình Việt Nam cũng bắt đầu du nhập ngày càng nhiều phim điện ảnh và phim truyền hình Trung Quốc. Một cán bộ của kênh Truyền hình Du lịch Sài Gòn cho biết, những năm qua, số lượng phim truyền hình Trung Quốc mà các công ty điện ảnh và phim truyền hình Việt Nam mua vào ngày một tăng. Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Trung Quốc Viện Hàm lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Trần Thị Thủy cho biết, theo thống kê không đầy đủ, từ năm 2010-2012, phim truyền hình Trung Quốc có ưu thế tuyệt đối về thời lượng phát sóng và tỷ lệ thu xem trên Đài Truyền hình Việt Nam và các đài truyền hình địa phương.
Chị Trần Thị Thủy cho biết thêm, phim truyền hình và điện ảnh là một trong những phương thức hiệu quả để người dân Việt Nam tiếp cận văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, rất nhiều bạn trẻ lựa chọn học tiếng Trung hoặc các chuyên ngành liên quan đến tiếng Trung chủ yếu do nhu cầu trên thị trường lao động, mục đích là nhằm tìm được việc làm tốt hơn. Cùng với sự sôi động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, các phương thức sản xuất văn hóa truyền thống dần bị thay thế bằng các phương thức mới, các nguyên tố In-tơ-nét cũng dần hội nhập vào ngành công nghiệp văn hóa Trung Quốc. Trong khi đó, sản phẩm văn hóa trực tuyến như vậy cũng dần trở thành kênh quan trọng quảng bá văn hóa Trung Quốc với các nước xung quanh, trong đó có Việt Nam.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |