ong kinh ASEAN 2017-06-21
|
Đầu năm nay, bộ phim "Tam quốc" phiên bản năm 2010 được chiếu trên kênh 3 Đài Truyền hình Thái Lan vào 6 giờ 20 phút tối hàng ngày, câu chuyện làm rung động lòng người và kỹ thuật quay phim tinh xảo đã thu hút rất nhiều khán giả Thái Lan. Còn ở Mi-an-ma, bộ phim "Bao Thanh Thiên" rất được khán giả Mi-an-ma ưa thích cũng chiếu lại vào tháng 3 sau khi làm lại hậu kỳ và lồng tiếng Mi-an-ma. Vậy, tại sao phim truyền hình Trung Quốc rất được khán giả Đông Nam Á ưa thích, phim truyền hình đóng vai trò như thế nào trong giao lưu văn hóa giữa các nước?
Bộ phim "Tam quốc"
"Văn hóa tương thông, khán giả thích xem phim truyền hình Trung Quốc"
Nói đến phim "Tam quốc diễn nghĩa", tin rằng các bạn không bỡ ngỡ chút nào, ở Thái Lan cũng vậy.
"Tam quốc diễn nghĩa" là một trong 4 tác phẩm kinh điển nổi tiếng của Trung Quốc được giới thiệu đến Thái Lan đã hơn một trăm năm, rất nhiều nhà trường Thái Lan từng đưa nội dung của bộ truyện "Tam quốc diễn nghĩa" vào giáo trình, nhiều bộ phim điện ảnh, phim truyền hình Trung Quốc về đề tài Tam quốc được du nhập vào Thái Lan. Bộ phim "Tam quốc diễn nghĩa" phiên bản năm 2010 được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, câu chuyện và tình tiết được thiết kế mới mẻ, nhận được sự ưu ái của nhiều khán giả Thái Lan. Kênh 3 Đài Truyền hình Thái Lan còn dàn dựng chương trình phân tích bình luận trước mỗi tập phim để hâm nóng khán giả.
MC chương trình này nói với phóng viên rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử kênh 3 sắp xếp chương trình phân tích bình luận trước khi chiếu phim truyền hình, là vì bộ phim "Tam quốc diễn nghĩa" có nhiều câu chuyện, vai diễn nhiều, câu chuyện dài. Thông qua chương trình này, khán giả Thái Lan có thể tìm hiểu khát quát các câu chuyện và nhân vật quan trọng trong "Tam quốc". Hiệu quả thu xem chương trình rất tốt, nhiều khán giả đều hiểu hơn về câu chuyện của Tam quốc.
Sở dĩ phim truyền hình Trung Quốc rất dễ được khán giả Thái Lan chấp nhận, là vì văn hóa hai nước tương đồng, nhiều người Hoa Thái Lan từ nhỏ đã được giáo dục bằng văn hóa truyền thống Trung Quốc, các nguyên tố văn hóa này được tích lũy dần trong xã hội Thái Lan, thấm dần vào người dân.
Tây du ký
Các nhân sĩ trong ngành văn hóa Mi-an-ma cũng đồng ý quan điểm này. Các bộ phim truyền hình Trung Quốc như "Tây Du Ký", "Bao Thanh Thiên", v.v., ở Mi-an-ma ai nấy đều biết. Khán giả Mi-an-ma không những am hiểu các câu chuyện, mà còn yêu thích các diễn viên Trung Quốc trong phim.
Trung Quốc và các nước Đông Nam Á gần gũi về địa lý, văn hóa tương đồng. Xin đơn cử Mi-an-ma và Trung Quốc, nhân dân hai nước đều tôn vinh phẩm chất tốt đẹp như công bằng, chính nghĩa, trung thành và hiền lành, trong khi đây chính là những giá trị cốt lõi mà phim truyền hình Trung Quốc đã phản ánh. Bên cạnh đó, Phim truyền hình Trung Quốc cũng giới thiệu với khán giả Đông Nam Á về lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán của Trung Quốc, thể hiện một Trung Quốc vừa cổ kính vừa hiện đại, có lợi cho thúc đẩy giao lưu hữu nghị giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc.
Bao Thanh Thiên
"Hợp tác đa nguyên, nhiều phim truyền hình và phim điện ảnh được chiếu tại Đông Nam Á"
Những năm qua, phim truyền hình và phim điện ảnh Trung Quốc coi trọng khai thác thị trường Đông Nam Á, lần lượt dịch và lồng tiếng các nước Đông Nam Á một loạt bộ phim xuất sắc, đưa phim truyền hình và phim điện ảnh Trung Quốc đến với khán giả Đông Nam Á thông qua hình thức trao đổi chương trình và hợp tác xây dựng chương trình.
Trong đó cũng có nỗ lực của Đài chúng tôi. Đầu năm nay, bộ phim ngắn "Xin chào, Trung Quốc" giới thiệu văn hóa Trung Quốc dài 100 tập do Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc chúng tôi sản xuất đã tổ chức lễ công chiếu đầu tiên phiên bản tiếng Phi-li-pin, sau đó chiếu trên Đài Truyền hình Nhân dân Phi-li-pin. Bên cạnh đó cũng đang lên kế hoạch dịch và lồng tiếng Phi-li-pin cho bộ phim truyền hình Trung Quốc đầu tiên.
Năm 2014, Đài Phát thanh Nhân dân Quảng Tây lần lượt ký thỏa thuận hợp tác xây dựng chương trình "Kịch trường Trung Quốc", hàng năm chiếu hơn 100 tập phim truyền hình tại Cam-pu-chia và Lào. Tính đến tháng 10/2016, Đài Phát thanh Nhân dân Quảng Tây đã dịch và lồng tiếng 546 tập phim truyền hình. Bên cạnh đó, Đài Phát thanh Nhân dân Quảng Tây ký thêm thỏa thuận với Đài Truyền hình quốc gia Lào và Cam-pu-chia, phối hợp dịch, lồng tiếng và quảng bá "Phim hoạt hình Trung Quốc", hiện đã dịch và lồng tiếng Cam-pu-chia và Lào cho 104 tập phim hoạt hình "Tây du ký". Kể từ năm 2017, mở chương trình "Phim hoạt hình Trung Quốc" trên Đài Truyền hình quốc gia Cam-pu-chia và Lào, dịch và lồng tiếng cho một loạt phim hoạt hình xuất sắc Trung Quốc.
Khán giả nhí Cam-pu-chia và Lào cũng được xem các bộ phim hoạt hình Trung Quốc như "Hỷ Dương Dương và Khôi Thái Lang", "Truyền kỳ Na Tra", "Chú cá chép thám hiểm ký", v.v..
Truyền kỳ Na Tra
Bên cạnh đó, ở Lào, các đài truyền hình địa phương cũng đang du nhập phim truyền hình Trung Quốc.
Ví dụ như Đài Truyền hình MV Lào, 65% phim truyền hình đang chiếu trên đài truyền hình này là nhập khẩu Trung Quốc, do tiếng Lào và tiếng Thái Lan gần giống nhau, một số khán giả ở Thái Lan cũng có thể đón xem các bộ phim truyền hình Trung Quốc này qua thu sóng vệ tinh, như vậy là cả thảy có khoảng 2 triệu khán giả đón xem các bộ phim truyền hình chiếu trên Đài Truyền hình MV Lào. Khán giả rất am hiểu câu chuyện của các bộ phim "Tôn Tử binh pháp và 36 kế", "Bao Thanh Thiên", "Tam quốc diễn nghĩa", v.v., thông qua các bộ phim này, khán giả hiểu hơn về văn hóa Trung Quốc.
"Chia sẻ tài nguyên, hợp tác quay phim là xu thế mới"
Nhiều năm qua, Trung Quốc và các nước Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, v.v. đã triển khai hợp tác quay phim, chẳng hạn như năm 1996, Đài Truyền hình Đông Phương Thượng Hải và cơ quan truyền hình Trung Quốc hợp tác quay phim "Tái Ngoại Kỳ Hiệp", năm 2007, Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Trung Quốc và Ma-lai-xi-a hợp tác quay bộ phim "Pulau Redang", đều được khán giả trong và ngoài nước đánh giá cao.
Các nước Đông Nam Á có bề dày văn hóa lịch sử, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, là tài nguyên hiếm có cho việc sáng tác phim truyền hình và phim điện ảnh. Năm 2013, bộ phim "Vũ Nhạc Truyền kỳ" được cải biên từ kịch bản của nhà văn Mi-an-ma, do Trung Quốc và Mi-an-ma lần đầu tiên hợp tác sản xuất đã ra mắt khán giả, trở thành hình mẫu hợp tác giữa Trung Quốc và các nước xung quanh trong lĩnh vực phim truyền hình.
Vũ nhạc truyền kỳ
Trung Quốc và Việt Nam cũng đã hợp tác quay rất nhiều bộ phim như "Hà Nội, Hà Nội", "Tình xuyên biên giới", v.v..
Hy vọng nhân dân Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có thể tìm hiểu nhau thông qua các phương thức giải trí nhẹ nhàng như xem phim ảnh.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |