ong kinh ASEAN 2017-05-31
|
Được sự hỗ trợ chính sách của Chính phủ Trung Quốc, khu vực biên giới Trung Quốc giáp với Việt Nam phát triển nhanh chóng, trong khi đó nguồn lao động lại không thể đáp ứng nhu cầu kinh tế phát triển nhanh chóng. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, nhà nước và các chính quyền địa phương đều khuyến khích xuất khẩu lao động. Vì vậy, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc giáp với Việt Nam đang thí điểm hợp tác lao động qua biên giới, bảo đảm hơn nữa lợi ích của lao động Việt Nam làm việc tại Trung Quốc.
Trong phân xưởng sản xuất của Công ty TNHH Phát triển thực phẩm Di Thành ở thành phố Đông Hưng, Quảng Tây, chị Tô Thị Mộng (theo phiên âm) đến từ Việt Nam vừa rửa hải sản một cách thành thạo, vừa mỉm cười nói với phóng viên rằng, chị làm việc tại Trung Quốc trung bình có thể được trả lương khoảng 3.000 Nhân dân tệ/tháng, ngoài chi tiêu hàng ngày và nộp học phí cho con ra, hàng tháng đều dành dụm được một phần lương, đây là điều mà chị trước đây không dám nghĩ đến.
Chị Mộng cho biết, các công ty Trung Quốc thi hành chế độ trả lương theo sản phẩm, làm nhiều hưởng nhiều, làm cần cù thì lương tháng thậm chí vượt quá 4.000 Nhân dân tệ. Hàng tháng có hai ngày nghỉ, chị có thể về thăm con cái ở nhà, chị rất hài lòng về trạng thái làm việc vừa có thể kiếm tiền vừa có thể chăm sóc gia đình như vậy. Chị định đưa cả chồng đến Đông Hưng làm việc khi con cái lớn thêm một chút.
Đông Hưng, Trung Quốc chỉ cách Việt Nam một con sông. Mùa hè năm ngoái, chị Tô Thị Mộng ở nông thôn Việt Nam nghe nói công nhân Việt Nam rất được hoan nghênh tại Đông Hưng, Trung Quốc, bèn rủ một vài đồng hương đến Khu công nghiệp Giang Bình ở thành phố Đông Hưng, Quảng Tây, Trung Quốc thông qua sự giới thiệu của công ty môi giới, trở thành công nhân của Công ty TNHH Phát triển thực phẩm Di Thành.
Cũng như chị Tô Thị Mộng, chị Hoàng Thụ Như (phiên âm) và chồng đến từ tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam đã chính thức bắt đầu công việc qua biên giới sau khi kiểm tra sức khoẻ và tập huấn.
Chị Hoàng Thụ Như cho biết, chiếu cố đến chị và chồng chị đều làm việc ở đây, doanh nghiệp Trung Quốc đã bố trí cho chị "phòng vợ chồng". Thu nhập của chị giống với lao động Trung Quốc trong nhà máy, thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm và theo giờ. Như vậy, đối với chị Hoàng Thụ Như và chồng cần cù, chịu khó mà nói, mức lương cao hơn so với Việt Nam, họ rất hài lòng. Chị Hoàng Thụ Như cho biết, khu nhà máy ở bên Trung Quốc rộng rãi và sạch sẽ, ký túc xá thoải mái, yên tĩnh, nhà ăn sạch sẽ và an toàn, môi trường làm việc như vậy rất giống như mong muốn của chị.
Khu công nghiệp mà chị Tô Thị Mộng và Hoàng Thụ Như đang làm việc là khu vực công tác thí điểm lao động qua biên giới Trung – Việt trong khu thí điểm mở cửa phát triển trọng điểm quốc gia Đông Hưng, Quảng Tây. Nơi đây núi sông liền một dải với Việt Nam.
Tháng 7/2015, Công ty TNHH Phát triển thực phẩm Di Thành lần đầu tiên được Sở Nguồn nhân lực và Bảo đảm xã hội thành phố Phòng Thành Cảng, Quảng Tây cấp giấy phép sử dụng lao động biên giới nước ngoài, trở thành doanh nghiệp thí điểm đợt đầu ở thành phố Phòng Thành Cảng tuyển dụng lao động nước ngoài, phá vỡ bế tắc tuyển dụng lao động khó khăn.
Công ty TNHH Phát triển thực phẩm Di Thành
Theo chính sách thí điểm, người dân biên giới Việt Nam nhập cảnh bằng giấy tờ hợp pháp và có hiệu lực thì có thể đến các doanh nghiệp thí điểm làm việc. Lao động Việt Nam được hưởng các chế độ làm việc như hưởng lương theo công việc, bảo hiểm lao động, v.v.. Hiện nay, Công ty TNHH Phát triển thực phẩm Di Thành có 680 lao động, trong đó có 220 lao động Việt Nam, chiếm khoảng 1/3 tổng số lao động.
Quan chức chính quyền địa phương cho biết, Trung Quốc và Việt Nam triển khai hợp tác lao động qua biên giới đã mang lại lợi ích cho người dân biên giới hai nước, đồng thời cũng thúc đẩy khu vực biên giới phát triển bền vững và nhanh chóng. Tính đến tháng 2 năm nay, thành phố Phòng Thành Cảng đã phê chuẩn cấp phép tuyển dụng lao động cho 13 doanh nghiệp thí điểm, trong đó bao gồm 10 doanh nghiệp loại hình gia công sản xuất và 3 công ty môi giới lao động, tuyển dụng tổng cộng 1.920 lao động ở vùng biên giới Việt Nam.
Nhằm bảo đảm quyền lợi của các lao động qua biên giới này, ngày 10/2 năm nay, thành phố Phòng Thành Cảng và tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam đã ký "Thỏa thuận về triển khai hợp tác lao động qua biên giới Trung – Việt". Bên cạnh đó, thành phố Phòng Thành Cảng còn thành lập Trung tâm Quản lý hợp tác lao động qua biên giới, chuyên trách điều phối giữa các cơ quan công an, biên phòng, kiểm nghiệm kiểm dịch và thương mại, cùng hoàn thiện chế độ giám sát và quản lý, phục vụ cho hợp tác lao động qua biên giới Trung – Việt.
Đông Hưng
Khu thí điểm mở cửa phát triển trọng điểm Đông Hưng tương đối thiếu lao động, không thể đáp ứng nhu cầu kinh tế phát triển nhanh chóng. Trong khi Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, nhà nước và các chính quyền địa phương đều đang tích cực khuyến khích xuất khẩu lao động. Lao động Việt Nam đến đây làm việc, có thể học được kinh nghiệm quản lý và kỹ năng nghề nghiệp, về nước có thể trở thành công nhân ngành nghề đủ tiêu chuẩn và có kỹ năng, thúc đẩy kinh tế địa phương Việt Nam phát triển. Thị trưởng thành phố Đông Hưng, Quảng Tây Trần Kiến Lâm cho biết, chính quyền địa phương sẽ tập trung xây dựng khu thí điểm lao động qua biên giới, tích cực thúc đẩy ban hành và thực thi biện pháp quản lý các lao động nước ngoài trong các mặt như việc làm, mua nhà, bảo hiểm, v.v..
Hơn nữa, sau một thời gian vận hành, Quảng Tây đã mở rộng phạm vi thí điểm đến thành phố Bằng Tường thuộc thành phố Sùng Tả. Như vậy, Trung tâm thương mại gỗ trắc số 1 Trung Quốc gần cửa khẩu Hữu Nghị Quan, Bằng Tường đã tuyển dụng hơn 1.000 lao động Việt Nam. Hợp tác lao động qua biên giới đang trong giai đoạn thí điểm, bước tiếp theo, nhiều cơ quan địa phương như Sở Công an, Sở Nguồn nhân lực và Bảo đảm xã hội, v.v., sẽ phối hợp tập trung giải quyết các vấn đề về quản lý nhập cảnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, v.v.
Trung tâm thương mại gỗ trắc số 1 Trung Quốc
Một mặt cần tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Việt Nam đến Trung Quốc làm việc, mặt khác cũng cần ban hành biện pháp để bảo đảm quyền lợi của chọ, bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ, v.v.. Mong những biện pháp này có thể khiến các lao động Việt Nam yên tâm làm việc hơn tại Trung Quốc.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |