• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tình hữu nghị giữa các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Hồ Chí Minh-3

    2016-08-01 10:23:10     CRIonline

    Trong phần 2, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn tình cảm giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm đầu thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau đây, mời các bạn tiếp tục đón đọc và đón nghe loạt bài "Tình hữu nghị giữa các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Hồ Chí Minh" phần 3.

    Khi về già, tình hình sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh giảm sút, Chính phủ Trung Quốc thường xuyên cử bác sĩ đến Hà Nội, Việt Nam chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh theo yêu cầu của Người và Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Để giữ bí mật, khi liên lạc đều gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Già Đinh".

    Mặc dù bận "trăm công nghìn việc", nhưng Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai vẫn luôn đích thân chọn nhân viên y tế, tìm hiểu bệnh tình, nghiên cứu phương án điều trị, kịp thời cử chuyên cơ vận chuyển thuốc men và thiết bị y tế. Mỗi lần trước khi nhóm y tế lên đường, Thủ tướng Chu Ân Lai luôn dành thời gian tiếp các bác sĩ và y tá, dặn dò đủ điều.

    Đầu năm 1969, bệnh tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày một năng thêm. Theo mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và yêu cầu của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Trung Quốc lần lượt cử 4 đợt nhân viên y tế đến Việt Nam điều trị và chăm sóc cho Người.

    Mùa xuân năm 1969, bệnh tim của Chủ tịch Hồ Chí Minh đột nhiên xấu đi. Trung Quốc lập tức cử nhóm bác sĩ Trung y và Tây y đến Việt Nam.

    Ngày 2/4 cùng năm, trong bức điện cuối cùng gửi tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên 700 triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững mạnh của nhân dân Việt Nam, đất nước Trung Quốc bao la là hậu phương vững chắc của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hôm nay".

    Qua sự nỗ lực chung trong vài tháng của các nhân viên y tế Trung Quốc và Việt Nam, đầu tháng 6, bệnh tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyển biến tốt.

    Các nhân viên công tác túc trực bên Người khi Người lâm bệnh nặng

    (Từ trái sang phải: Bác sĩ Trung y nổi tiếng Tôn Chấn Hoàn, Cục trưởng Cục Chăm sóc sức khỏe Việt Nam Như Thế Bảo, Trưởng Nhóm y tế Trương Hiếu, Tổ trưởng Tổ Đảng Trương Đức Duy )

    Không bao lâu sau, nhóm y tế về nước nghỉ ngơi. Ngày 30/6 lại quay sang Việt Nam. Khi quay lại Hà Nội, lần này nhóm y tế đã mang theo hai con vịt quay mà Thủ tướng Chu Ân Lai gửi tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh liền cám ơn và dặn rằng: "Hôm nay không ăn vịt quay, để đến ngày mai, mời Đại sứ (Trung Quốc) đến ăn cùng". Hôm thứ hai là ngày 1/7, Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Vương Ấu Bình và một đồng chí tham tán đến cùng ăn vịt quay, ngoài ra, còn đặc biệt yêu cầu mang nửa con vịt quay đến cho nhóm y tế.

    Từ đầu tháng 7 đến nửa đầu tháng 8, dưới sự điều trị hiệu quả và chăm sóc tận tình của nhóm y tế Trung Quốc, tình hình sức khoẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn ổn định. Khi nhóm y tế chuẩn bị về nước, ngày 15/8, Chủ tịch Hồ Chí Minh đột nhiên bị cảm, bệnh tình ngày một trầm trọng. Thế là Đại sứ Vương Ấu Bình quyết định lùi thời gian về nước của nhóm y tế, theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam lúc đó Vương Ấu Bình (Gữa)

    Bệnh tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đột ngột xấu đi. Tối 23/8, bệnh tim và viêm phế quản của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nặng thêm, đờm tắc trong cổ họng không khạc ra được, ngạt thở và xuất hiện choáng váng. Lúc đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đặt trong tình trạng khẩn cấp, Đại sứ và nhiều cán bộ trong sứ quán đều thức thâu đêm. Vào khoảng 8 giờ ngày hôm sau, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Văn Lương tiếp Đại sứ Vương Ấu Bình tại Phủ Chủ tịch, thông báo bệnh tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời đề nghị Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc cử thêm bác sĩ sang giúp. Cùng ngày, biết được tình hình này, Thủ tướng Chu Ân Lai lập tức đích thân chọn bác sĩ, thành lập nhóm y tế thứ hai, đồng thời tiếp và nói chuyện với các bác sĩ được cử sang Việt Nam. Sau đó huy động chuyên cơ chở nhóm y tế đến Hà Nội vào 8 giờ sáng ngày 25. Từ lúc Việt Nam đề nghị đến khi nhóm y tế có mặt tại Việt Nam chỉ mất 24 tiếng đồng hồ.

    11 giờ sáng ngày 25, đồng chí Lê Văn Lương tiếp Đại sứ Vương Ấu Bình, chuyển giao bức điện báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tới Thủ tướng Chu Ân Lai, đại ý là: Các bác sĩ đã sang đến nơi, xin đề nghị báo cáo Mao Chủ tịch yên tâm. Tiếp sau đó, ngày 26, Thủ tướng Chu Ân Lai lại cử thêm nhóm y tế thứ ba, đồng thời gửi điện thông báo, nhân viên cấp cứu đợt thứ ba của Trung Quốc gồm có 5 người đã lên đường đến Hà Nội.

    Sau khi chuyên cơ hạ cánh xuống Hà Nội, nhóm y tế thứ ba tới thẳng Phủ Chủ tịch, cùng hai nhóm y tế trước cố sức cấp cứu.

    Các nhân viên y tế Trung Quốc từng chăm sóc sức khoẻ Người

    Ngày 27, bệnh tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục xấu đi, sau khi hội chẩn, nhóm cấp cứu và các nhóm y tế quyết định truyền thuốc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên giường bệnh, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã nhóm họp khẩn cấp, thông qua quyết định truyền thuốc.

    Truyền thuốc là biện pháp điều trị rất phổ biến trong ngành y học hiện đại, nhưng tại sao việc truyền thuốc cho Chủ tịch Hồ Chí Minh lại phải đưa ra nghiên cứu và cần được thông qua tại Hội nghị Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam? Ngoài nguyên nhân sức khoẻ của Người rất yếu, lo lắng việc truyền thuốc sẽ nảy sinh tình huống bất ngờ ra, còn có một nguyên nhân quan trọng ít người biết đến, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh từng trải qua bao lần mưa bom bão đạn, trở thành lãnh tụ vị đại của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong khói lửa chiến tranh, lại có một đặc điểm là sợ tiêm thuốc.

    Thực hiện "nhiệm vụ đặc biệt" này là y tá nhóm y tế thứ ba của Trung Quốc Khổng Phồn Anh. Lúc y tá chuẩn bị chích kim, Chủ tịch Hồ Chí Minh bỗng mở mắt ra và hỏi cô tên là gì, vì sao lại cầm kim tiêm và nói đùa với cô. Y tá Khổng Phồn Anh vừa mỉm cười trả lời vừa chích kim. Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa nhíu mày thì kim đã được chích vào. Các nhà lãnh đạo tối cao Việt Nam tại hiện trường đều thở phào và lần lượt bắt tay y tá Khổng Phồn Anh, khen chị kỹ thuật cao siêu.

    Ngày 31/8, Trung ương Đảng Công sản Trung Quốc và Chính phủ Trung Quốc lại cử bác sĩ nổi tiếng Ngô Giai Bình cùng Vụ phó Vụ Châu Á Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lương Phong đáp chuyên cơ đưa thuốc men cấp cứu đến Hà Nội, tìm hiểu bệnh tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước khi lên đường, Thủ tướng Chu Ân Lại cho chỉ thị đoàn phải trở về trong ngày để báo cáo với Thủ tướng ngay tối hôm đó. Do nguyên nhân thời tiết, sáng hôm sau đoàn mới về đến Bắc Kinh, Thủ tướng Chu Ân Lai liền nghe báo cáo của đoàn và mời nhân sĩ hữu quan đến thảo luận thâu đêm.

    Bác sĩ nổi tiếng Trung Quốc Ngô Giai Bình

    6 giờ sáng ngày 2/9, Đại sứ Vương Ấu Bình gặp khẩn cấp đồng chí Lê Văn Lương và cho biết Trung Quốc lại cử thêm một đoàn cấp cứu, tức nhóm y tế thứ 4, chuyên cơ đã cất cánh từ Bắc Kinh, khoảng 9 giờ sẽ đến Hà Nội. Tuy nhiên, khi về đến sứ quán không bao lâu, Đại sứ Vương Ấu Bình nhận được điện thoại từ Phủ Chủ tịch gọi đến, chỉ nói một câu: "Không kịp rồi, nhóm y tế không cần phải sang nữa". Đại sứ quán lập tức báo cáo tin buồn này cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Tuy nhiên, nhóm y tế thứ tư của Chính phủ Trung Quốc đã cất cánh từ Bắc Kinh và bay qua biên giới Trung – Việt, 20 phút nữa là đến Hà Nội. Lúc này, phi hành đoàn nhận được mệnh lệnh từ Trung ương, quay lại Nam Ninh.

    Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ngừng thở, các bác sĩ Trung Quốc vẫn không từ bỏ tia hy vọng cuối cùng, tiếp tục làm hô hấp nhân tạo thêm khoảng 3 tiếng đồng hồ, ai nấy đều ướt đấm mồ hôi và mệt mỏi rã rời

    9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn lệnh ngừng cấp cứu. Lúc qua đời, Người hưởng thọ 79 tuổi.

    Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, tâm trạng của các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc từ một góc độ nào đó đã nói lên tình hữu nghị với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mời các bạn chú ý đón đọc và đón nghe "Tình hữu nghị giữa các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Hồ Chí Minh" phần 4...

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>