ong kinh ASEAN 2016-07-13
|
Ngày 1/7 vừa qua là ngày kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước hoàn cảnh Tổ quốc lâm nguy, những người cộng sản Trung Quốc đã quyết tâm tìm kiếm con đường đi đến hạnh phúc cho nhân dân, đi đến phục hưng cho dân tộc Trung Hoa. Trong 67 năm cầm quyền, qua tìm tòi gian khổ chưa từng có trong lịch sử, những người Cộng sản Trung Quốc đã hình thành hệ thống lý luận Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, mở ra chân trời rộng lớn đất nước giàu mạnh, nhân dân hạnh phúc, đi lên con đường Trung Quốc thu hút sự quan tâm của thế giới. Trong khi ở Việt Nam cũng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam có tình cảm hết sức đặc biệt với cách mạng Trung Quốc. Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn loạt bài về "Tình hữu nghị giữa các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc với Chủ tịch Hồ Chí Minh". Trước hết xin mời các bạn đón nghe và đón đọc phần 1.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tên thật là Nguyễn Tất Thành, còn có tên là Nguyễn Ái Quốc. Hồ Chí Minh là tên của Người dùng trong thời kỳ chống Nhật Thế chiến thứ 2, sau đó tiếp tục sử dụng trong các năm về sau và nổi tiếng thế giới với cái tên này.
Từ nhỏ Hồ Chí Minh luôn ấp ủ hoài bão đuổi thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam, giải phóng dân tộc. Năm 15 tuổi, khi học tại Trường Quốc lập Huế, Hồ Chí Minh đã tham gia hoạt động chống Pháp bí mật, phụ trách công tác liên lạc cho một số chí sĩ yêu nước. Đầu năm 1911, sau khi thôi học, Hồ Chí Minh trở thành giáo viên của một trường tư thục, Người mong được đến các nước phương Tây du học để tìm kiếm con đường cứu nước, cứu dân. Cuối năm 1911, với bí danh Văn Ba, Người làm phụ bếp trên một tàu thương mại của Pháp, rời khỏi tổ quốc từ đó. Sau đó, Người đã để lại dấu chân ở các nước như Pháp, Anh, Mỹ, Đức, An-giê-ri, Công-gô, v.v. với thân phận thủy thủ. Người đi làm thuê để mưu sinh, chịu khó học ngoại ngữ, tiếp xúc rộng rãi với người dân, tìm hiểu tình hình người dân các nước, biết được sự bất bình đẳng và bóc lột tàn khốc đối với nhân dân các nước thuộc địa của Chủ nghĩa tư bản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thời thanh niên
Năm 1917, Hồ Chí Minh lấy tên Nguyễn Ái Quốc ở lại Pháp và tham gia phong trào công dân ở Pháp. Cùng năm, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và thành lập Hội Những người Việt Nam yêu nước. Tháng 12/1920, Hồ Chí Minh gia nhập Đảng Cộng sản Pháp mới thành lập, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Ở Pháp, Hồ Chí Minh làm nghề nhiếp ảnh, hàng tháng đều có thu nhập nhất định.
Mùa hè năm 1922, Hồ Chí Minh giao lưu mật thiết với các đồng chí Trung Quốc đang vừa làm vừa học tại Pháp như Chu Ân Lai (Thủ tướng Trung Quốc), Lý Phú Xuân, Thái Sướng, Trần Diên Niên, Tiêu Tam, v.v. và trở thành bạn chiến đấu kể từ lúc đó.
Trung tuần tháng 12/1924, Nguyễn Ái Quốc, 34 tuổi, từ Liên Xô đến Quảng Châu, Trung Quốc với bí danh Lý Thụy. Ở Quảng Châu, Người vừa tham gia phong trào cách mạng ở Trung Quốc, làm phiên dịch cho Bô-rô-đin, cố vấn chính trị của Tôn Trung Sơn, tham gia phiên dịch tài liệu nội bộ và công tác tuyên truyền đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc; vừa tích tực tìm kiếm sự hỗ trợ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, lợi dụng điều kiện có lợi Trung Quốc giáp ranh với Việt Nam, tổ chức và tập huấn cho các nhà cách mạng Việt Nam, đồng thời chuẩn bị về mặt tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người quy định rất rõ, mục tiêu phấn đấu của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên do Người tổ chức sáng lập trước tiên là đánh đuổi đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc, tiến tới thực hiện Chủ nghĩa cộng sản. Ngoài lựa chọn và cử thanh niên cách mạng Việt Nam đến Trường Quân sự Hoàng Phố và Liên Xô học tập ra, Người còn tổ chức khoảng 10 lớp tập huấn chính trị đặc biệt cho thanh niên Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, tiếp nhận những thanh niên cách mạng từ trong nước Việt Nam đến tham gia học tập. Cơ sở tập huấn Phong trào nông dân Quảng Châu do Mao Trạch Đông tổ chức sáng lập có quan hệ chặt chẽ với lớp tập huấn này. Hồ Chí Minh là người giảng bài chủ yếu cho lớp tập huấn chính trị đặc biệt này, lúc đó, các đồng chí cộng sản Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ, Bành Bái, Trần Diên Niên, v.v. ở Quảng Châu cũng từng giảng bài cho các thanh niên cách mạng Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong thời gian hoạt động tại Quảng Châu, Hồ Chí Minh kề vai sát cánh trong chiến đấu cùng các đồng chí Cộng sản Trung Quốc, kết lên tình hữu nghị chân thành.
Năm 1927, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc đảo chính phản cách mạng, tháng 7, Hồ Chí Minh cùng Cố vấn Liên Xô Bô-rô-đin rời Trung Quốc đến Liên Xô. Tại Mát-xcơ-va, Người lần lượt đảm nhiệm trưởng Nhóm Việt Nam tại Đại học Lê-nin cũng như Viện Nghiên cứu vấn đề dân tộc và thuộc địa Quốc tế cộng sản, nghiên cứu vấn đề cách mạng Việt Nam. Năm 1930, Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (về sau từng đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam) tại Hồng Công.
Trong những năm Trung Quốc triển khai toàn diện cuộc kháng chiến chống Nhật, mùa đông năm 1938, Hồ Chí Minh từ Liên Xô, đi qua Tân Cương, Tây An đến Diên An, trụ sở của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó, ở tại Tảo Viên, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Gia Tường phụ trách tiếp đón. Ở đây, Hồ Chí Minh đã gặp các nhà lãnh đạo cách mạng Trung Quốc, trong đó có Mao Trạch Đông. Sau đó, Hồ Chí Minh với bí danh Hồ Quang, cùng Diệp Kiếm Anh rời Diên An về Quế Lâm ở miền nam với tư cách là quân nhân Bát Lộ Quân, hoạt động tại một số nơi ở vùng Hoa Nam và tây-nam Trung Quốc, đi lại giữa Quế Lâm, Quý Dương và Trùng Khánh. Ở Trùng Khánh, Người thường xuyên gặp Trưởng Phái đoàn của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Trùng Khánh Chu Ân Lai.
Di chỉ Tảo Viên
Đầu năm 1940, với sự hỗ trợ của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồ Chí Minh bắt được liên lạc với các đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Hoan, v.v. đang hoạt động tại Côn Minh. Tháng 6, giai cấp thống trị Pháp đầu hàng Đức do Hitler cầm đầu, Nhật Bản thừa cơ đánh chiếm Việt Nam vào tháng 9. Tháng 10, Hồ Chí Minh cùng đồng chí Hoàng Văn Hoan và các đồng chí khác đến Quế Lâm, Quảng Tây, tập hợp các đồng chí cách mạng Việt Nam, dự định về nước tiến hành hoạt động cách mạng. Tháng 2/1941, Hồ Chí Minh từ biên giới Quảng Tây về Việt Nam, trở về tổ quốc sau 30 năm xa cách, xây dựng căn cứ địa cách mạng Trung ương ở Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng ở vùng biên giới Trung – Việt, tiến hành đấu tranh vũ trang chống Nhật.
Tháng 8/1942, nhằm mở rộng lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh một lần nữa đặt chân đến Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của Việt Minh. Không ngờ vừa mới đến huyện Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc đã bị đặc vụ của Quốc Dân Đảng Trung Quốc bắt giữ. Khi thông tin Hồ Chí Minh bị bắt truyền tới Phái đoàn Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Trùng Khánh, Chu Ân Lai lòng như lửa đốt, lập tức tìm cách giải cứu Hồ Chí Minh.
Lúc đó, mặc dù đang trong thời kỳ Quốc Cộng hợp tác, nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn căm thù Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nếu Đại diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng ra giải cứu, không những không thành công, mà còn gây phiền toái lớn hơn cho Hồ Chí Minh, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng. Với sự nhạy cảm về chính trị và nghệ thuật đấu tranh tài tình, Chu Ân Lai đã khéo léo tìm cách giải cứu Hồ Chí Minh.
Khi bị bắt, Hồ Chí Minh chỉ thừa nhận mình là người Việt Nam, là đảng viên Đảng Cộng sản, phủ nhận có liên lạc với Đảng Cộng sản Trung Quốc, sự bình tĩnh và tài trí của Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho việc giải cứu. Thế là, Chu Ân Lai đích thân tìm đến Phùng Ngọc Tường (Tướng quân Quốc Dân Đảng), đề nghị Phùng Ngọc Tường tìm cách giải cứu Hồ Chí Minh. Phùng Ngọc Tường liền nhận lời.
Phùng Ngọc Tường chất vấn Tưởng Giới Thạch: "Thứ nhất, tạm thời chưa bàn đến việc về Hồ Chí Minh có phải là Đảng Cộng sản hay không, cho dù là Đảng Cộng sản, cũng là Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng ta có cần thiết và có quyền bắt giữ đảng viên Đảng Cộng sản nước ngoài không? Thứ hai, Việt Nam ủng hộ chúng ta. Hồ Chí Minh là bạn, sao lại thành tội nhân? Thứ ba, cuộc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc liệu có cần sự đồng tình và ủng hộ của quốc tế hay không"?
Sự chất vấn của Phùng Ngọc Tường khiến Tưởng Giới Thạch buộc phải ra lệnh trả tự do cho Hồ Chí Minh. Ngày 10/9/1943, Hồ Chí Minh được trả tự do tại Nhà tù Chiến khu 4 ở Liễu Châu, Quảng Tây, Trung Quốc.
Tướng quân Phùng Ngọc Tường
Sau khi bị bắt, Hồ Chí Minh lần lượt bị giam tại huyện Đức Bảo, huyện Tĩnh Tây, Quế Lâm và Liễu Châu, bị tạm giam 1 năm và 12 ngày trong các nhà tù của Quốc Dân Đảng. Chiều hôm được trả tự do, một số quan chức quan trọng ở Chiến khu 4 của Quốc Dân Đảng đã cùng ăn cơm với Hồ Chí Minh, từ tù nhân bỗng chốc trở thành khách mời, đây là kết quả của sự nỗ lực giải cứu của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chu Ân Lai.
Sau khi trở về Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa vào ngày 2/9/1945, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng được thành lập vào ngày 1/10/1949. Hai nước mới thành lập, một nước phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, một nước phải tập trung phát triển đất nước vừa mới kết thúc chiến tranh, giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc có những câu chuyện thắm tình đồng chí anh em như thế nào? Mời các bạn tiếp tục đón nghe và đón đọc "Tình hữu nghị giữa các đồng chí lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc với Chủ tịch Hồ Chí Minh". Trước hết xin mời các bạn đón nghe và đón đọc phần 2.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |