ong kinh ASEAN 2016-06-22
|
Ngành nông nghiệp có vị thế quan trọng tại các nước tiểu vùng sông Mê Công, các nước lưu vực sông Mê Công không những có tỷ lệ dân số nông nghiệp cao, mà còn là các nước xuất khẩu quan trọng các mặt hàng nông nghiệp như gạo, cao su, hoa quả nhiệt đới, v.v.. Trong "Tuyên bố Tam Á" được đưa ra tại Hội nghị Cấp cao Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công lần thứ nhất, hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo được xác nhận là một trong 5 định hướng ưu tiên trong thời kỳ đầu thực thi cơ chế hợp tác sông Lan Thương – Mê Công. Trung Quốc và các nước trong lưu vực sông Mê Công núi sông liền một dải, việc bổ sung ưu thế lẫn nhau và hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực nông nghiệp là hết sức quan trọng đối với công tác xóa đói giảm nghèo của các nước trong lưu vực.
Tháng 5, tỉnh Ô-đôm-xay ở miền bắc Lào bước vào mùa trồng chuối và mía, máy cày của châu tự trị Xíp-xoỏng-bàn-na, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cày bừa tại thôn Bun-xa-vang, huyện Mang Hun. Người dân thôn Bun-xa-vang Xi-vanh cho biết, đội cơ giới nông nghiệp Trung Quốc đã thay đổi phương thức sản xuất truyền thống "con trâu đi trước cái cày theo sau, vất vả cả năm đến mùa thu hoạch chỉ được vài rổ sọt" ở đây. Bà nói:
"Trước đây chúng tôi đã quen làm nương, hiện nay Trung Quốc giúp đưa các máy móc thiết bị đến hỗ trợ chúng tôi, phương thức cày ruộng và trồng trọt hoàn toàn khác hẳn, chúng tôi trước đây chưa bao giờ nghĩ đến điều này".
Những chiếc máy cày cỡ lớn đang làm việc trên cánh đồng tại huyện Mang Hun là của Hợp tác xã Cơ giới nông nghiệp New Holland huyện Mạnh Hải, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, đây là lần thứ 5 Hợp tác xã đưa máy móc nông nghiệp đến Lào. 7 "nông dân chuyên nghiệp" đang tác nghiệp đến từ các thôn làng dân tộc ở huyện Mạnh Hải, Mạnh Lạp, sau khi tham gia Hợp tác xã, các "nông dân" này lần lượt đến Đặc khu thứ hai, thứ tư ở Mi-an-ma và các tỉnh Phông-xa-lỳ, Ô-đôm-xay và Huay Xai ở Lào tiến hành cày, bừa, cấy và gặt hái các cây nông nghiệp như lúa, mía, dưa hấu, chuối, v.v..
Dựa vào chính sách trợ cấp lương thực trực tiếp, trợ cấp mua sắm máy móc nông nghiệp của Trung Quốc, một số nông dân Xíp-xoỏng-bàn-na tự mua các máy móc nông nghiệp vừa và cỡ lớn kể từ cuối thập niên 90, cung cấp dịch vụ cơ giới nông nghiệp. Giám đốc Hợp tác xã Cơ giới nông nghiệp New Holland Hoàng Húc Vĩ cho biết, tác nghiệp cơ giới hóa nông nghiệp của Hợp tác xã chất lượng cao, có thương hiệu, nhận được sự hoan nghênh của Chính phủ, doanh nghiệp và các hộ nông dân ở Lào và Mi-an-ma. Ông nói:
"Sau khi thành lập Hợp tác xã vào năm 2011, chúng tôi từng đến Đặc khu thứ 4 Mi-an-ma, tỉnh Huay Xai, Lào, năm 2014 đã đổi một chiếc máy cày mới lớn nhất tỉnh Vân Nam, đến tỉnh Ô-đôm-xay, Lào hoàn thành tác nghiệp trên diện tích 1.200 héc-ta, chủ yếu trồng dưa hấu, ngô và chuối".
Ở Xíp-xoỏng-bàn-na có hơn 10 đơn vị như Hợp tác xã Cơ giới nông nghiệp New Holland, trước mùa canh tác và thu hoạch hàng năm, các đơn vị này đều nhận được lời của các hộ trồng trọt trong và ngoài nước. Lào và Mi-an-ma giáp giới với Vân Nam, mặc dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất đai dồi dào cũng như ưu thế về địa lý và điều kiện khí hậu thuận lợi, nhưng vẫn làm nương theo kiểu quảng canh do nguyên nhân lịch sử, gieo giống nhiều thu hoạch ít, kỹ thuật gieo trồng và quản lý cây lương thực không cao. Bởi vậy, nâng cao sản lượng trên một đơn vị diện tích của các cây lương thực, thay đổi phương thức canh tác, nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nông nghiệp thực dụng tiên tiến theo trình độ phát triển và sản xuất của địa phương là nhu cầu cấp thiết của người dân địa phương.
Hợp tác nông nghiệp giữa người dân biên giới đã được triển khai nhiều năm, Phó Trạm trưởng Trạm Quản lý giống cây trồng châu Xíp-xoỏng-bàn-na Sở Văn Long cho biết, hợp tác trong thời kỳ đầu diễn ra trong mưa bom bão đạn. Năm 2002, được sự ủy quyền của Ban Chống ma-tuý tỉnh Vân Nam, ông Sở Văn Long và các nhân viên kỹ thuật của Trạm giống cây trồng đi sâu vào vùng Tam giác vàng ở bang Wa, Mi-an-ma, dạy bà con địa phương kỹ thuật trồng lúa, không ngờ suýt nữa mất mạng. Ông nói:
"Tại vùng lõi của khu vực Tam giác vàng, vẫn còn tàn dư của lực lượng Khun Sa, các nhân viên kỹ thuật của chúng tôi lúc đó đang tập huấn trên cánh đồng, chúng bắn rốc-két vào cánh đồng, chỉ cách chúng tôi khoảng 40m, do là ruộng nước, đạn rốc-két cắm vào ruộng không nổ. Chúng tôi không biết đó là gì, nhưng người dân địa phương nghe tiếng biết ngay là rốc-két. Chúng tôi chưa nghe qua tiếng bắn rốc-két, vẫn đứng như trời trồng trên cánh đồng trong khi toàn bộ người dân địa phương đều đã nằm rạp xuống ruộng. Về sau người dân địa phương cũng có dạy chúng tôi một số kiến thức thông thường về an toàn, vì chúng tôi quả thật không hiểu".
Phó Trạm trưởng Trạm Quản lý giống cây trồng châu Xíp-xoỏng-bàn-na Sở Văn Long trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài chúng tôi
Hiện nay, việc "trồng cây thay thế cây thuốc phiện" được tiến hành nhiều năm đã thu được thành quả nổi bật, cây thuốc phiện hầu như đã không còn, hợp tác nông nghiệp xuyên biên giới bước vào giai đoạn mới. Từ năm 2007 đến nay, Trung Quốc thông qua phương thức "đi ra ngoài" và "du nhập vào", đưa kỹ thuật trồng trọt mới thực dụng và tiên tiến, loài giống mới và thị trường ra nước ngoài, đồng thời mời chuyên gia nước ngoài đến Trung Quốc, chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho Trung Quốc thông qua tập huấn lý luận trên lớp và khảo sát thực tế. Ông Sở Văn Long cho biết, biện pháp này khiến các công nghệ mới và loài giống chất lượng cao được nhân rộng và ứng dụng tại Lào, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho nông dân địa phương, cũng tạo không gian phát triển rộng lớn cho ngành nông nghiệp Trung Quốc đi ra thế giới, chia sẻ tài nguyên và thị trường. Ông nói:
"Tính đến nay, tại 4 tỉnh miền bắc Lào, như trong lĩnh vực lương thực, chúng tôi đã nhân rộng giống lúa và giống ngô lai trên diện tích hơn 20 nghìn héc-ta, khoảng 27 nghìn héc-ta hoa quả, về chuối và rau củ quả mùa đông, hàng năm có khoảng 4.000 héc-ta. Nó như một ngành nông nghiệp lớn liên quan các lĩnh vực như nuôi trồng, máy móc nông nghiệp, dịch vụ xã hội hóa. Dịch vụ xã hội hóa bao gồm phân bón, thuốc trừ sâu, v.v. đều phải đồng bộ với việc trồng trọt, các lĩnh vực này đều được thúc đẩy".
Các nước lưu vực sông Mê Công đều là nước nông nghiệp, ngành nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, tạo việc làm và thoát nghèo ở nông thôn của các nước. Trung Quốc đã triển khai hợp tác rộng rãi với các nước sông Mê Công trong các lĩnh vực trồng trọt, gây giống, tập huấn kỹ thuật, buôn bán hàng nông sản, v.v., thu được thành quả rõ rệt và có không gian rộng lớn. Chính vì có cơ sở hiện thực này, "Tuyên bố Tam Á" được đưa ra tại Hội nghị Cấp cao Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công lần thứ nhất xác định hợp tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo là một trong năm định hướng ưu tiên trong thời kỳ đầu thực thi cơ chế hợp tác sông Lan Thương – Mê Công, sẽ hợp tác xây dựng càng nhiều trung tâm xúc tiến kỹ thuật nông nghiệp, cơ sở nhân rộng cây lương thực chất lượng và có sản lượng cao tại các nước sông Mê Công, tăng cường hợp tác ngư nghiệp, ngành chăn nuôi và an ninh lương thực, nâng cao trình độ phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, các nước trong lưu vực còn sẽ thực hiện "Sáng kiến hợp tác xóa đói giảm nghèo tại Đông Á", thành lập thí điểm hợp tác xóa đói giảm nghèo tại các nước sông Mê Công, giao lưu kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo.
Hội nghị Cấp cao Hợp tác sông Lan Thương - Mê Công lần thứ nhất diễn ra tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc tháng 3/2016
Chủ nhiệm Văn phòng Hợp tác quốc tế và khu vực tỉnh Vân Nam Mã Tuấn cho biết, các nước sông Lan Thương – Mê Công đều đối mặt với nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo. Ông nói:
"Trình độ phát triển kinh tế của khu vực này mỗi nơi một khác, những thách thức phải đối mặt cũng rất lớn. Chúng tôi mong thông qua một số thí điểm mẫu mực về phát triển nông nghiệp tại Trung Quốc, bao gồm nhân rộng kỹ thuật trồng trọt nông nghiệp, tập huấn nhân viên, có thể giới thiệu kinh nghiệm bổ ích của chúng tôi cho các nước khác trong khu vực. Bên cạnh đó, bản thân chúng tôi cũng đứng trước nhiệm vụ nặng nề về phát triển nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo, chúng tôi cũng mong càng nhiều vùng lãnh thổ phát triển và tổ chức ngoài khu vực có thể quan tâm đến công tác nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo ở khu vực này".
Ông Mã Tuấn, Chủ nhiệm Văn phòng Hợp tác quốc tế và khu vực tỉnh Vân Nam
Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công không phải nói suông, mà coi trọng làm việc thực sự, hàng trăm dự án thiết thực trong giai đoạn đầu đã đặt nền tảng cho hợp tác, các dự án này liên quan đến việc ăn ở đi lại, khám bệnh và giáo dục của người dân trong lưu vực. Các nước có lợi ích đan xen nhau, cùng chung vận mệnh, chung lòng thực hiện, thì sẽ sớm chào đón ngày "đâm hoa kết trái".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |