ong kinh ASEAN 2016-06-15
|
Trung Quốc có dân tộc và phong tục tập quán gần giống với các nước Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam, cùng với sự giao lưu nhân dân không ngừng đi vào chiều sâu, hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, y tế cũng không ngừng được nâng cấp. Cơ chế Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công mới bắt đầu thành lập đã xác định ba trụ cột hợp tác gồm an ninh chính trị, kinh tế và phát triển bền vững, xã hội và nhân văn. Trung Quốc đã đề xuất nhiều dự án thiết thực để mở rộng giao lưu nhân văn trong lưu vực sông Lan Thương – Mê Công, khiến người dân được lợi, không ngừng củng cố vững chắc nền tảng ý dân trong hợp tác.
Lớp tập huấn phiên dịch tiếng Trung tại Trường Trung học dạy nghề ở huyện Mạnh Lạp
Tại Trường Trung học dạy nghề ở huyện Mạnh Lạp, châu tự trị Xíp-xoỏng-bàn-na, tỉnh Vân Nam, các học sinh Lào tham gia lớp tập huấn phiên dịch tiếng Trung đang luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đa số các học sinh Lào này đều đã tốt nghiệp cấp ba rồi đến Vân Nam học tiếng Trung, sau hơn nửa năm học tập đã có thể sử dụng một số cụm từ tiếng Trung và đặt câu đơn giản. Giáo viên chủ nhiệm Mã Lệ Mẫn cho biết, nhà trường không những phụ trách việc học, mà còn chăm sóc cuộc sống của các em tại Trung Quốc, mong các em có thể làm quen với nhiều bạn Trung Quốc hơn.
"Khi các em mới đến, chỉ có vài ba em biết nói chút ít tiếng Trung, các em khác đều không biết một nói câu nào. Hiện nay các em đã có thể nói những câu nói thường dùng, nếu gặp khó khăn trong cuộc sống, như bị ốm chẳng hạn, lúc mới đến đều do chúng tôi đưa đi khám, còn bây giờ là hướng dẫn các em tự đi khám bệnh thế nào và mua thuốc ra sao".
Lớp tập huấn phiên dịch tiếng Trung tại Trường Trung học dạy nghề ở huyện Mạnh Lạp
Thời gian học trên lớp có hạn, các học sinh Lào và học sinh, giáo viên Trung Quốc, thậm chí cả hiệu trưởng chia thành từng cặp "tay trong tay học tiếng Trung", nâng cao trình độ tiếng Trung của các học sinh Lào thông qua trao đổi từng cặp. Thidachan là cán bộ lớp phụ trách kỷ luật, chị Thidachan 30 tuổi là chị cả trong lớp, đặc biệt đến Trung Quốc học tiếng Trung sau khi tốt nghiệp đại học ở Lào. Chị cho biết, chị đã nhanh chóng hội nhập cuộc sống ở Trung Quốc dưới sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn.
"Tôi đã hiểu về văn hóa Trung Quốc hơn, hồi mới đến tôi không thích ứng với môi trường Trung Quốc, hiện nay tôi đã làm quen với rất nhiều bạn Trung Quốc. Tôi định làm hướng dẫn viên du lịch, bởi vì tôi thích giao lưu với người khác, giới thiệu với mọi người văn hóa Lào và văn hóa Trung Quốc".
Chị Thidachan đang theo học trên lớp tập huấn
Các học sinh Lào tham gia lớp tập huấn phiên dịch tiếng Trung đều ở độ tuổi 16-25, chủ yếu đến từ Thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh miền bắc như Phông-sa-li, Bò-kèo, Luông Phra-bang, v.v.. Mười mấy năm trước, các tỉnh miền bắc Lào đề xuất mong huyện Mạnh Lạp giúp đỡ tập huấn phiên dịch tiếng Trung, thế là tháng 9/2001, Trường dạy nghề huyện Mạnh Lạp đã tiếp đón học sinh Lào đợt đầu, các học sinh đang theo học tại trường hiện nay là học sinh khóa 13 và 14, tất cả 226 người.
Hiện tượng đi học ở nước ngoài ngày càng phổ biến tại vùng biên giới. Chỉ riêng châu tự trị Xíp-xoỏng-bàn-na, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, ngoài Trường Dạy nghề Mạnh Lạp ra, các trường như Học viện Kỹ thuật nghề nghiệp Xíp-xoỏng-bàn-na, Trường Dạy nghề thành phố Cảnh Hồng, v.v. lần lượt đạt được thỏa thuận với các trường như Đại học Hoàng Gia Chiềng Rai Thái Lan, Đại học Quốc tế Lam-pang, Đại học Viễn đông Chiềng Mai, v.v. cũng như 5 tỉnh miền bắc Lào, triển khai giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và văn hóa. Phó Giám đốc Sở Giáo dục châu tự trị Xíp-xoỏng-bàn-na Viên Tùng Bình cho biết, khu vực biên giới Trung Quốc có năng lực, có mong muốn triển khai giao lưu và hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhân tài.
"Về mặt giáo dục, tôi cho rằng trước tiên là giao lưu văn hóa và nhân văn, chỉ có giao lưu mới có thể hiểu nhau, tăng cường tình hữu nghị. Sau khi khai thông các hành lang quốc tế, giao thông sẽ thuận tiện hơn, học sinh Lào và Mi-an-ma đến Trung Quốc học tập sẽ đông hơn, chúng tôi cũng cần những người biết tiếng Lào, tiếng Mi-an-ma và tiếng Thái, học sinh chúng tôi cũng học tiếng Lào, tiếng Mi-an-ma và tiếng Thái ở đây, sau khi tốt nghiệp, các em cũng có thể đến đó làm công tác đối ngoại, cùng giao lưu, cùng thắng".
Một trường dạy nghề ở Xíp-xoỏng-bàn-na
Tháng 3 năm nay, Hội nghị Cấp cao Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công lần thứ nhất diễn ra tại Tam Á, tỉnh Hải Nam, chủ đề của Hội nghị là "Uống chung một dòng nước, vận mệnh gắn chặt với nhau". Là một trong ba trụ cột lớn trong hợp tác thiết thực sông Lan Thương – Mê Công, xã hội và nhân văn đã che phủ các nội dung phong phú như giáo dục và y tế, v.v., trong đó bao gồm mỗi năm cấp 18 nghìn suất học bổng chính phủ và 5000 người đến Trung Quốc tập huấn cho 5 nước trong vòng 3 năm tới, thành lập Trung tâm Giáo dục-đào tạo nghề tại các nước sông Mê Công, phối hợp kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm, đào tạo càng nhiều nhân tài chuyên môn trong lĩnh vực y tế công cộng cho 5 nước, triển khai dự án "Hành trình ánh sáng" phẫu thuật miễn phí cho người bệnh bị đục thủy tinh thể ở địa phương.
Trước đó, tháng 7/2015, Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Nhà nước Trung Quốc đã khởi động "Dự án Xây cụm hợp tác dịch vụ y tế giữa 5 tỉnh biên giới Trung Quốc – Lào trong khuôn khổ ASEAN 10+1", lấy Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh làm trạm trung tâm, Bệnh viện Nhân dân châu Xíp-xoỏng-bàn-na làm trạm trung tâm cấp hai, thành lập phân trạm tại các biện viện tỉnh Luông Phra-bang, tỉnh Ô-đôm-xay, tỉnh Bò-kèo và tỉnh Phông-sa-li. Người dân ở miền bắc Lào có thể được hưởng dịch vụ y tế chu đáo như hội chẩn các ca bệnh, hẹn chuyên gia, tư vấn kết quả kiểm tra, v.v. ngay tại địa phương thông qua mặt bằng trực tuyến kỹ thuật số.
Bệnh viện Nhân dân châu Xíp-xoỏng-bàn-na
Trên thực tế, hợp tác y tế giữa Trung Quốc và các nước lưu vực sông Mê Công đã cất bước rất sớm. Bệnh viện Nhân dân châu Xíp-xoỏng-bàn-na đã hỗ trợ đào tạo nhiều đợt bác sĩ Lào. Chị Xây-sa-môn đang tham gia tập huấn châm cứu tại Bệnh viện Nhân dân Xíp-xoỏng-bàn-na cho biết, chị rất trân trọng cơ hội đến Trung Quốc học tập kiến thức y dược truyền thống.
"Bởi vì ở Lào, số người biết châm cứu rất ít, vì vậy chúng tôi lựa chọn đến đây học tập. Tôi rất vinh dự được đến Trung Quốc học tập, cũng rất vui được học những kiến thức và ý tưởng mới của Trung Quốc, tiếp xúc các sự vật mới".
Chị Xây-sa-môn
Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Xíp-xoỏng-bàn-na Thiền Tây Vân cho biết, những năm gần đây, hợp tác giữa Trung Quốc và các tỉnh miền bắc Lào trong các mặt trao đổi nhân viên y tế, tập huấn kỹ thuật y tế và quản lý bệnh viện tiếp tục được tăng cường, mô hình hợp tác y tế cũng từ quyên tặng thiết bị y tế là chính chuyển sang hỗ trợ kỹ thuật là chính. Ông Thiền Tây Vân từng nhiều lần đến Lào khám chữa bệnh miễn phí cho người dân địa phương, ông cho biết, cầu nối cộng đồng hợp tác y tế này không những đã nâng cao kỹ thuật và năng lực dịch vụ y tế của hai nước Trung Quốc và Lào, mà còn để lại ấn tượng tốt đẹp và tăng cường sự tin cậy giữa người dân hai nước. Ông nói:
"Dưới sự ủng hộ của các dự án, giao lưu giữa Trung Quốc và Lào đã sôi động hơn, hai bên đã trao đổi 18 đợt với 192 lượt nhân viên, đội y tế Bệnh viện Nhân dân châu Xíp-xoỏng-bàn-na đến Lào khám chữa bệnh miễn phí còn tiến hành một số giao lưu, chủ yếu về AIDS, bệnh truyền nhiễm do côn trùng, ngoài ra còn giao lưu về mặt kỹ thuật phẫu thuật, phải nói rằng, hợp tác giữa hai nước phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, đặt biệt đã tạo được sự tin cậy".
Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân Xíp-xoỏng-bàn-na Thiền Tây Vân
Tăng cường giao lưu nhân văn, thúc đẩy lòng dân tương thông. Chủ nhiệm Văn phòng Hợp tác khu vực và quốc tế tỉnh Vân Nam Mã Tuấn cho biết, con người là gốc rễ của hợp tác sông Lan Thương – Mê Công, các dự án thiết thực trong khuôn khổ cơ chế hợp tác cũng sẽ phục vụ tốt hơn mục tiêu này.
"Tôi thấy trong lĩnh vực giao lưu nhân văn, nhiều dự án đạt được tại Hội nghị Cấp cao Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công lần thứ nhất là khả thi. Chẳng hạn như chúng tôi đề xuất tổ chức Hội thao thanh niên 6 nước sông Lan Thương – Mô Công, dự án này cũng được đưa vào các dự án thu hoạch sớm của Hội nghị, vừa mới đưa ra đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của 5 nước khác. Trung Quốc không chỉ coi hợp tác sông Lan Thương – Mê Công là một mặt bằng chia sẻ ý kiến cũng như bàn thảo hợp tác và dự án, đồng thời cần có sự ủng hộ về vốn, năng lực và mức độ tham gia hợp tác khu vực và quốc tế của Trung Quốc đang không ngừng được nâng cao".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |