• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Một dòng sông nối liền 6 nước, Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công khiến tuyến "đường thủy vàng" bừng bừng sức sống

    2016-06-10 16:27:44     CRIonline

    Sông Lan Thương – Mê Công được tôn vinh là tuyến "đường thủy vàng" nối liền các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma, Cam-pu-chia và Việt Nam. Tháng 3 năm nay, Hội nghị Cấp cao Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công lần thứ nhất diễn ra tại Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, đã xây dựng lộ trình cho cơ chế Hợp tác sông Lan Thương. 6 nước sông Lan Thương – Mê Công nằm dọc một dòng sông, hợp tác cũng bắt nguồn từ nước, hợp tác tài nguyên nước vì vậy trở thành một trong 5 định hướng ưu tiên phát triển trong thời kỳ đầu thực thi cơ chế này.

    Sông Lan Thương bắt nguồn từ tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, chảy qua dãy núi ở Tây Tạng và Vân Nam, đoạn chảy ra ngoài từ huyện Mạnh Lạp, châu tự trị dân tộc Thái Xíp-xoỏng-bàn-na gọi là sông Mê Công. Sông Mê Công chảy qua Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam, là dòng sông chảy qua nhiều nước nhất ở châu Á, được tôn vinh là "sông Đa-nuýp phương Đông". Người dân hai bên bờ sông sống dựa vào nước, nói đến mọi thứ của con sông này thì như kể về những thứ trong nhà. Trạm trưởng Trạm Phổ biến kỹ thuật nuôi trồng thủy sản Sở Nông nghiệp châu tự trị Xíp-xoỏng-bàn-na Kỳ Văn Long nói vanh vách các loài cá sinh sống ở sông Lan Thương.  Ông nói:

    "Như cá tra chẳng hạn, nó hay bơi ngược dòng đường dài, loài cá này thường sinh sống ở vùng hạ nguồn như Thái Lan, Lào, Mi-an-ma, nhưng đến mùa sinh sản, nó lại phải bơi ngược dòng lên thượng nguồn, đến sông Mạnh Luân và La Thoa để sinh sản, vì vậy, việc bảo hộ loài cá này đòi hỏi sự nỗ lực chung của các nước thượng và hạ nguồn".

    Cán bộ kỳ cựu làm việc trong cơ quan ngư chính 13 năm này hết sức am hiểu loài giống và đặc tính của các loài cá ở sông Lan Thương, cá tra mà ông vừa nhắc đến được người dân địa phương Xíp-xoỏng-bàn-na gọi là "cá mập sông", là loài cá quý hiếm chỉ sinh sống ở sông Lan Thương – Mê Công. Tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, loài cá hoang dã này đều bơi ngược dòng từ lưu vực sông Mê Công lên sông Lan Thương để sinh sản.

    Tháng 6/2015, Sở Nông nghiệp châu tự trị Xíp-xoỏng-bàn-na, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và Sở Tài nguyên thiên nhiên và Bảo vệ môi trường tỉnh Luông Nậm Thà, Lào đã ký "Thỏa thuận hợp tác bảo tồn tài nguyên ngư nghiệp". Thỏa thuận quy định thành lập khu bảo tồn ngư nghiệp chung giữa Trung Quốc và Lào, hai bên cần trao đổi thông tin, triển khai định kỳ hành động hành pháp chung tấn công các hành vi sử dụng chất nổ, xung điện và chất độc để đánh bắt cá trái phép và hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong khi đó, đường bơi ngược dòng của "cá mập sông" cần đi qua khu bảo tồn ngư nghiệp chung này.

    Ông Kỳ Văn Long cho biết, nguồn tài nguyên ngư nghiệp của lưu vực sông Lan Thương – Mê Công rất dồi dào, mức độ đa dạng sinh học thủy sản chỉ đứng sau sông A-ma-dôn, cũng là nguồn chất đạm chủ yếu của người dân trong lưu vực. Theo điều tra ban đầu, chỉ riêng lưu vực sông Lan Thương ở châu tự trị Xíp-xoỏng-bàn-na có 107 loài cá, trong đó có tới 20 loài giống chỉ có ở Xíp-xoỏng-bàn-na như cá tra. Theo ông Kỳ Văn Long, tầm quan trọng của việc bảo tồn tài nguyền ngư nghiệp trong lưu vực này không nói cũng rõ, cũng chính vì các đặc điểm như tính lưu động của tài nguyên ngư nghiệp, sự hợp tác chung sức giữa các nước ngày càng quan trọng. Ông nói:

    "Chúng tôi hợp tác với các nước hạ nguồn trong các mặt: Một là, đoạn sông dài 40 km từ Quan Lũy trở xuống, chúng tôi đã hoạch định một khu bảo tồn chung, từ năm ngoái đến nay đã triển khai một cuộc hành pháp chung và điều tra tài nguyên; sau đó tổ chức một hoạt động thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Quan Lũy; Thứ ba là, chúng tôi tiến hành tập huấn kỹ thuật cho các nhân viên kỹ thuật bảo tồn tài nguyên ngư nghiệp cũng như người dân sống hai bên bờ sông, nâng cao trình độ kỹ thuật, tăng thu nhập cho họ, thực tế đã giảm một cách gián tiếp xác suất người dân đến đoạn sông tự nhiên đánh bắt cá để bảo hộ các loài cá hoang dã".

    "Uống chung một dòng nước" là sự trình bày sống động về các nước dọc sông Lan Thương – Mê Công cùng chung vận mệnh, lợi ích tương quan. Tuyến "Đường thủy vàng" này không những là huyết mạch của vận tải thương mại, mà còn là dòng sông mẹ của người dân trong lưu vực, bởi vậy, cùng bảo tồn tài nguyên sinh thái dọc sông, triển khai hiệu quả hợp tác tài nguyên nước trở thành một trong năm định hướng ưu tiên của thời kỳ đầu thực thi cơ chế Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công, trong khi đó Trung Quốc và các nước như Lào triển khai hợp tác bảo tồn tài nguyên ngư nghiệp đã tích lũy kinh nghiệm hữu ích cho hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ cơ chế Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công. Giám đốc Sở Nghiên cứu kinh tế thế giới Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc Trần Phượng Anh cho biết, các nước trong lưu vực sông Lan Thương – Mê Công thông qua hợp tác tài nguyên nước có thể khiến người dân dọc hai bên bờ sông sống dựa vào nước một cách tốt hơn. Bà nói:

    "Đối với chúng tôi mà nói, hợp tác tài nguyên nước là hết sức quan trọng, người dân dọc hai bên bờ sông hầu như đều sống nhờ vào nghề cá, vì vậy nghề cá có không gian phát triển rất lớn. Tưới tiêu cũng hết sức quan trọng, bởi vì người dân chủ yếu làm nghề nông. Phương tiện đi lại ở khu vực này chủ yếu là đường thủy. Vì vậy, tôi cho rằng chúng ta có thể hợp tác trong các mặt giao thông đường thủy, tưới tiêu, phát điện, thủy lợi, phát triển nghề cá, v.v. Theo tôi, mối liên hệ giữa hiện đại hóa nông nghiệp với nguồn nước là hết sức chặt chẽ, trong khi đó trị lý nguồn nước lại là một sự thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp".

    Giám đốc Sở Nghiên cứu kinh tế thế giới Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc Trần Phượng Anh

    Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công lấy xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh làm ý tưởng, thuận theo trào lưu thời đại và nhu cầu phát triển của các nước, 6 nước hiểu về nhu cầu của nhau, lại có nguyện vọng phát triển chung. Từ cuối năm 2015 đến nay, chịu ảnh hưởng của hiện tượng En Ni-nô, các nước lưu vực sông Lan Thương – Mê Công bị hạn hán trên mức độ khác nhau, tác động tới việc sản xuất và cuộc sống của người dân. Chiếu cố tới mối quan ngại của các nước trong lưu vực, Trung Quốc khắc phục khó khăn, xả nước khẩn cấp xuống hạ nguồn từ ngày 15/3 đến ngày 10/4 năm nay để làm dịu tình trạng hạn hán ở các nước hạ nguồn. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân cho biết, biện pháp này đã thể hiện thiện chí của Trung Quốc mong cùng các nước hạ nguồn tương trợ lẫn nhau. Thứ trưởng Lưu Chấn Dân nói:

    "Xả nước xuống hạ nguồn cũng gây thiệt hại kinh tế, các trạm thủy điện sau khi khánh thành đã đóng vai trò phòng ngừa lũ lụt, bên cạnh đó cũng đang phát điện, nước bị xả xuống, việc phát điện sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Trung Quốc xả nước để giúp các nước ở hạ nguồn làm dịu tình trạng hạn hán là hết sức cần thiết. Trung Quốc coi việc quản lý tài nguyên nước và hợp tác thủy lợi là một lĩnh vực hợp tác, mong thông qua sự hợp tác trong lĩnh vực này có thể góp phần cho việc thảo luận xây dựng trung tâm hợp tác tài nguyên nước, tăng cường hợp tác và điều phối trong các mặt như quản lý tổng hợp tài nguyên nước, ứng phó thiên tai, phát triển nông nghiệp giữa 6 nước".

    Trung Quốc xả nước khẩn cấp đã mang lại lợi ích cho nhiều nước ở hạ nguồn, các nước lưu vực sông Lan Thương – Mê Công đã có sự trải nghiệm bước đầu về cộng đồng cùng chung vận mệnh. Báo giới Việt Nam đưa tin, Trung Quốc xả nước khẩn cấp đã hỗ trợ rất lớn cho đồng bằng sông Cửu Long làm dịu tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn. Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Cam-pu-chia ra tuyên bố cho biết, biện pháp xả nước của Trung Quốc "đã đóng vai trò hết sức quan trọng cho các nước vùng hạ nguồn sông Mê Công, trong đó có Cam-pu-chia trong việc làm dịu tình trạng hạn hán, đồng thời một lần nữa nói lên quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Trung Quốc và các nước sông Mê Công trong việc quản lý tài nguyên nước".

    Phó Giám đốc Sở Nghiên cứu chiến lược quốc tế Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc Tô Hiểu Huy cho biết, Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công bắt nguồn từ nước, các nước trong lưu vực đều là các bên có lợi ích tương quan, điều then chốt trong hợp tác tài nguyên nước là các nước tôn trọng lẫn nhau, chiếu cố tới lợi ích các bên, chân thành hiệp thương giải quyết các vấn đề. Bà Tô Hiểu Huy cho rằng, cơ chế Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công cần trở thành mặt bằng hợp tác tiểu vùng cùng bàn, cùng xây dựng và cùng hưởng, nhìn thẳng vào các vấn đề và bất đồng trong việc sử dụng tài nguyên nước giữa các nước trong lưu vực, bàn thảo quy hoạch tổng thể và thiết kế khoa học về trị lý đường thủy sông Mê Công và sử dụng tổng hợp tài nguyên nước, để tuyến đường thủy vàng nối liền 6 nước này bừng bừng sức sống. Bà nói:

    Phó Giám đốc Sở Nghiên cứu chiến lược quốc tế Viện Nghiên cứu vấn đề quốc tế Trung Quốc Tô Hiểu Huy

    "Sông Lan Thương – Mê Công là dòng sông lớn nhất Đông Nam Á, cũng là dòng sông dài nhất, tuy nhiên việc khai thác tài nguyên nước hiện nay có thể nói vẫn chưa đầy đủ, sau này các nước cần sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên nước. Sử dụng như thế nào? Phải nói rằng, các nước này rất cần năng lượng nước, cần phát điện, một số dự án hợp tác giữa Trung Quốc và Lào, giữa Trung Quốc và Cam-pu-chia đã thu được tiến triển tốt đẹp về mặt thủy điện. Trung Quốc mong có thể giúp các nước này quản lý tốt và sử dụng tốt nguồn nước, Trung Quốc đã đề xuất phương án của mình, đó là thành lập một trung tâm hợp tác. Có thể nói bản thân cơ chế Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công cũng là một sản phẩm công cộng do Trung Quốc cung cấp, trong khi đó trung tâm hợp tác tài nguyên nước do Trung Quốc đề xuất lại là một mặt bằng hợp tác chi tiết hơn tiếp theo, Trung Quốc sẽ thảo luận với các nước làm thế nào để thực hiện hợp tác đến nơi đến chốn tại mặt bằng này".

    Về nguồn gốc của cụm từ "sông Mê Công" có hai cách nói là từ tiếng Khơ-me và tiếng Thái Lan, nhưng đều có nghĩa là "dòng sông mẹ", từ đó có thể nói lên tình cảm sâu đậm của người dân trong lưu vực dành cho con sông này. Nhằm bảo tồn, khai thác và sử dụng tốt hơn dòng sông này, cơ chế Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công từ đề xuất sáng kiến, trù bị quy hoạch, đến cuối cùng khởi động hợp tác chỉ mất hơn một năm, nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nước trong lưu vực. Từ hợp tác nguồn nước chúng ta có thể ghi nhận, cơ chế Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công nhìn thẳng vào vấn đề nan giải, hợp tác thiết thực, bắt tay từ các dự án, đang cất bước đi vững chắc.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>