ong kinh ASEAN 2016-06-01
|
Sông Lan Thương – Mê Công nối liền các nước Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma, Cam-pu-chia và Việt Nam, việc phát triển bền vững và hợp tác thiết thực ưu đãi lẫn nhau giữa 6 nước trong lưu vực sông Lan Thương – Mê Công được nâng cấp thành hợp tác trên bình diện quốc gia sau Hội nghị Cấp cao Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công lần thứ nhất diễn ra tháng 3 năm nay tại Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. Dưới sự nỗ lực chung của các nước trong lưu vực, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông ở khu vực này không ngừng được tăng tốc, mang lại nhiều thuận tiện hơn cho việc làm ăn buôn bán và cuộc sống của người dân địa phương. Tại cửa khẩu Mô-han ở phía cực nam của châu tự trị dân tộc Thái Xíp-xoỏng-bàn-na, tỉnh Vân Nam, hàng ngày đều có hàng trăm chiếc xe tải đi lại giữa Trung Quốc và Lào, vận chuyển chuối, soài, măng cụt, ngô và cao su thiên nhiên của các nước Lào, Việt Nam, Thái Lan đến Trung Quốc, rồi chở các sản phẩm của Trung Quốc như linh kiện điện tử và phân hóa học đến các nước ASEAN, thậm chí xa hơn.
Anousith
"Tôi tên là Anousith, tôi đến Trung Quốc vận chuyển chuối, tôi là người Lào, có một chiếc xe tải. Một tháng đi 10 chuyến, là để giúp cha tôi, ông đang rất bận".
Đứng trước chiếc xe tải 30 tấn của nhà mình, chàng trai Lào 23 tuổi này trông có vẻ hơi gầy. Thực ra, Anousith có 5 năm kinh nghiệm lái xe. Anh theo cha chạy xe từ năm 2011 do dịch vụ vận chuyển hàng hóa ngày một bận rộn, cứ ba ngày một chuyến, hai cha con đi từ tỉnh Bò-kẹo ở miền bắc Lào, chạy dọc tuyến đường bộ Côn Minh – Băng Cốc đến cửa khẩu Mô-han, Trung Quốc, chủ yếu vận chuyển chuối xuất xứ từ Lào.
Cửa khẩu Mô-han kết nối với cửa khẩu Bò-tèn, Lào, là cửa khẩu loại A cấp quốc gia duy nhất giữa Trung Quốc và Lào, cũng là cửa ải quan trọng trên tuyến đường Côn Minh – Băng Cốc, tuyến đường bộ huyết mạch lớn giữa Trung Quốc và ASEAN. Trưởng Phòng Thông quan Trương Vĩnh Tường đã làm việc 23 năm tại Hải Quan Mạnh Lạp thuộc cửa khẩu Mô-han giới thiệu, sau năm 2008 thông xe tuyến đường cao tốc Côn Minh – Băng Cốc, hoa quả nhiệt đới của Thái Lan vận chuyển bằng xe tải thùng đông lạnh từ Băng Cốc đến Bắc Kinh chỉ mất 93 tiếng đồng hồ, trong khi đó vận chuyển qua đường biển mất khoảng 15 ngày, từ đó đã rút ngắn rất nhiều thời gian vận chuyển, tiết kiệm giá thành lưu thông phân phối hàng hóa. Vận chuyển rau-củ-quả của Côn Minh đến Băng Cốc, Thái Lan cũng chỉ mất 18 tiếng đồng hồ. Ông Trương Vĩnh Tường cho biết, giao thông ngày một thuận tiện đã bảo đảm chất lượng cho hàng nông sản tươi ngon của Đông Nam Á. Ông nói:
"Mọi người đều cho rằng măng cụt Thái Lan là màu nâu sẫm, thực ra, khi hàng tươi đến cửa khẩu chúng tôi là màu phấn hồng. Vì khoảng cách ngắn, Chiềng Công, Thái Lan cách nơi Trung Quốc gần nhất là Mô-han chưa đến 230km, như đi từ huyện này đến huyện khác. Việc khai thông toàn tuyến đường cao tốc, đường sắt đã làm nổi bật ưu thế của chúng tôi vì được hưởng lợi giá thành thấp do hệ thống đường sắt Trung Quốc mang lại. Xét về thời gian, thời gian vận chuyển từ nơi sản xuất ở Thái Lan đến nơi tiêu thụ ở Trung Quốc không quá một tuần, như vậy khiến chất lượng và cảm nhận khi thưởng thức của người tiêu dùng hoàn toàn khác, đây chính là ưu thế của con đường này".
Tháng 11/2013, cầu Chiềng Công-Huay-xai giữa Thái Lan và Lào chính thức thông xe, nối liền Côn Minh, Trung Quốc và Băng Cốc, Thái Lan, tuyến đường Côn Minh – Băng Cốc với tổng chiều dài 1.750km đã thực hiện thông xe toàn tuyến trên ý nghĩa thực sự, thu được tiến triển quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc và các nước lưu vực sông Mê Công ra sức thúc đẩy trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, việc xây dựng đường sắt ở lưu vực sông Lan Thương – Mê Công cũng được tăng tốc toàn diện. Ngày 12/5/2015, tuyến đường sắt Trung – Lào đoạn trong nước Lào được khởi công xây dựng, chỉ sau một tuần, dự án hợp tác đường sắt Trung Quốc – Thái Lan cũng khởi động tại tỉnh Ayutthaya. Giám đốc Sở Nghiên cứu kinh tế thế giới Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc Trần Phượng Anh cho biết, việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông sẽ tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy khu vực phát triển. Bà nói:
"Các cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường bộ và hàng không cũng như đường thủy ở các nước liên quan trong lưu vực đều rất lạc hậu, chúng tôi tập trung vào một lĩnh vực trọng điểm, đó là đường sắt. Đường sắt nhanh hơn, về nguyên tắc giá thành sẽ thấp hơn, thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự phát triển của khu vực. Điều then chốt là, việc xây dựng đường sắt hiện nay có một ý nghĩa hiện thực, đó là 'Một vành đai, một con đường', cũng có nghĩa là biên giới khu vực và biên giới quốc gia sẽ mờ nhạt đi".
Theo "Tuyên bố Tam Á" được đưa ra tại Hội nghị Cấp cao Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công lần thứ nhất diễn ra tháng 3 năm nay, kết nối là một trong 5 lĩnh vực ưu tiên trong giai đoạn đầu thực thi Cơ chế Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công. "Tuyên bố" nêu rõ sẽ tăng cường kết nối phần mềm và phần cứng giữa các nước sông Lan Thương – Mê Công, cải thiện mạng lưới đường thủy, đường bộ và đường sắt trong lưu vực, thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, xây dựng mạng lưới tổng hợp kết nối đường bộ, đường sắt, đường thủy, bến cảng và hàng không trong khu vực.
Hiện nay, ngoài thực hiện kết nối "4 tuyến đường" gồm đường biên giới, đường thủy sông Mê Công, đường bộ và đường sắt ra, đường hàng không giữa các nước sông Lan Thương – Mê Công cũng rất thuận tiện. Cùng với việc thực hiện sáng kiến "Một vành đai, một con đường", thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có vị trí giao thông thuận tiện, đã trở thành tuyến đầu và khởi điểm lan tỏa chiến lược mở cửa miền tây-nam, Sân bay quốc tế Trường Thủy Côn Minh đã mở hơn 50 chuyến bay thẳng tới các thành phố nước ngoài, đến Hà Nội, Việt Nam chỉ mất hơn một tiếng đồng hồ. Sau này, mọi người bất kể làm ăn buôn bán hay đi du lịch sẽ có nhiều lựa chọn đa dạng và thuận tiện hơn về phương tiện giao thông đi lại, "cụm sinh hoạt một ngày trong lưu vực sông Lan Thương – Mê Công" như ăn sáng tại Trung Quốc, ăn trưa tại Thái Lan và ăn tối tại Lào không còn là giấc mơ. Chánh Văn phòng Hợp tác khu vực quốc tế tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Mã Tuấn cho biết, việc xây dựng kết nối trong khuôn khổ Cơ chế Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công đã giành được một số thành quả bước đầu. Ông nói:
"Chúng tôi đã khởi động một số dự án trọng điểm trong khuôn khổ Cơ chế Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công, như tuyến đường sắt Trung – Lào đã được khởi công xây dựng, tuyến đường sắt Trung Quốc – Thái Lan cũng đã được khởi động. Ngoài ra, còn kết nối lưới điện, chúng tôi hiện đang tham gia nâng cấp và cải tạo mạng lưới điện ở Lào và Mi-an-ma".
Trình độ kết nối giữa các nước lưu vực sông Lan Thương – Mê Công được nâng cao đã mở rộng không gian phát triển thương mại tại vùng biên giới. Năm 2015, phương án tổng thể xây dựng Khu thí nghiệm mở cửa phát triển trọng điểm Mô-han, Mạnh Lạp, tỉnh Vân Nam và Khu hợp tác kinh tế Mô-han – Bò-tèn lần lượt được phê chuẩn. Theo quy hoạch của nhà nước, sẽ xây dựng khu thí nghiệm mở cửa phát triển trọng điểm Mô-han thành mặt bằng quan trọng trong hợp tác chiến lược Trung Quốc – Lào.
Chánh Văn phòng Hợp tác khu vực quốc tế tỉnh Vân Nam Mã Tuấn
Hành trình vạn dặm bắt đầu từ một bước chân. Việc thực hiện kết nối trong khu vực còn cần giải quyết một số vấn đề nan giải mang tính chính sách và kỹ thuật. Chẳng hạn như, mặc dù đường cao tốc Côn Minh – Băng Cốc thông xe toàn tuyến, nhưng giữa Trung Quốc và Thái Lan chưa thực hiện vận chuyển thẳng do "Hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công", tức Hiệp định GMS-CBTA chưa được tất cả các nước trong lưu vực phê chuẩn, hàng hóa phải tăng bo tại Lào, trên mức độ rất lớn khiến đường bộ Côn Minh – Băng Cốc "thông nhưng chưa thuận". Chánh Văn phòng Hợp tác khu vực quốc tế tỉnh Vân Nam Mã Tuấn cho biết, nâng cao trình độ kết nối trong khuôn khổ Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công, không những cần dựa vào việc xây dựng cơ sở phần cứng đường thủy và đường bộ, mà còn đòi hỏi các nước trong lưu vực bảo đảm về "phần mềm" trên bình diện cơ chế. Ông Mã Tuấn nói:
"Chúng tôi rất mong đợi, cũng rất có lòng tin đối với nhóm công tác kết nối được thành lập trong khuôn khổ Cơ chế Hợp tác sông Lan Thương – Mê Công, bởi vì tăng cường thiết kế thượng tầng hiện nay rất quan trọng, 'Hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công' ra đời đã hơn hai chục năm, nhưng gặp phải rất nhiều vấn đề trong quá trình thực thi cụ thể. Hiện nay, chỉ có Trung Quốc – Lào và Trung Quốc – Việt Nam đã ký thỏa thuận song phương, nhân viên và xe cộ có thể qua lại, nhưng cũng gặp phải một số vấn đề thắt nút cổ chai. Gọi là tiện lợi hóa giao thông hay tiện lợi hóa đầu tư-thương mại cũng được, thực ra chủ yếu là sự kết nối về quy chế".
Ông Mã Tuấn cho biết, về mặt tiểu tiết là thống nhất thời gian làm việc giữa cửa khẩu hai nước, về mặt tổng thể là công nhận tiêu chuẩn kiểm nghiệm kiểm dịch biên giới song phương hoặc đa phương, hợp tác giữa các nước lưu vực sông Lan Thương – Mê Công sẽ được thúc đẩy vững chắc từng bước, khiến 6 nước dọc một dòng sông chia sẻ hoa hồng cùng nhau phát triển.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |