ong kinh ASEAN 2016-03-23
|
Bắt đầu từ năm ngoái, từ điển ngoại giao Trung Quốc đã có thêm một cụm từ mới, đó là "hợp tác Lan Mê", 澜湄合作. So với nhiều danh từ riêng trong lĩnh vực ngoại giao, "hợp tác Lan Mê" khi mới ra đời đã để lại ấn tượng gần gũi cho mọi người. Vậy, "hợp tác Lan Mê" là gì, đang làm gì và có mục đích gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cơ chế hợp tác sông Lan Thương – Mê-công.
"Hợp tác Lan Mê" là gì?
Lan có nghĩa là sông Lan Thương, Mê có nghĩa là sông Mê-công. "Hợp tác Lan Mê" là cách gọi tắt của cơ chế "hợp tác sông Lan Thương – Mê-công" trong tiếng Trung, các thành viên cơ chế bao gồm Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam.
Sông Lan Thương bắt nguồn từ núi Đường Cổ La ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc, chảy qua Tây Tạng, Vân Nam, đoạn chảy ngoài Trung Quốc từ Xíp-xoỏng-bàn-na gọi là sông Mê-công, lần lượt chảy qua các nước Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam, dài 4.880km, cuối cùng đổ vào Nam Hải. Một dòng sông nối liền 6 nước, sông Lan Thương – Mê-công vừa là cầu nối tự nhiên kết nối 6 nước dọc sông, cũng là cái nôi nuôi dưỡng biết bao thế hệ dọc hai bên bờ sông, đã vun đắp văn hóa vừa có đặc sắc riêng nhưng lại gần gũi của các nước trên lưu vực, hình thành mối liên hệ kinh tế và văn hóa lâu đời, sâu đậm và rộng rãi giữa các nước.
Lưu vực sông Lan Thương – Mê-công có nguồn tài nguyên dồi dào, diện tích lưu vực rộng 795 nghìn km2, với 326 triệu người đang sinh sống trên lưu vực, tổng lượng GDP đạt 590 tỷ USD, mức tăng kinh tế trung bình là gần 7%/năm, khiến lưu vực sông Lan Thương – Mê-công trở thành một trong những khu vực có tiềm năng phát triển nhất tại châu Á nói riêng và thế giới nói chung.
Nhưng do nguyên nhân lịch sử, sự phát triển của tiểu vùng sông Mê-công cất bước khá muộn, trình độ phát triển kinh tế chậm hơn các nước và khu vực xung quanh, GDP bình quân đầu người chỉ có hơn 2.800 USD, việc công nghiệp hóa, thông tin hóa và hiện đại hóa nông nghiệp vẫn gánh nặng đường xa. Nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, các nước lưu vực sông Mê-công đều coi phát triển là nhiệm vụ hàng đầu, tích cực tham gia hợp tác khu vực, cải thiện môi trường đầu tư trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ra sức phát triển cơ sở hạ tầng, có mong muốn mạnh mẽ lấy hợp tác thúc đẩy phát triển.
Trung Quốc và 5 nước lưu vực sông Mê-công là láng giềng tốt, đối tác tốt truyền thống, đều đã xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, tin cậy cao độ về chính trị. Trong tình hình mới nhất thể hóa khu vực, các nước sông Lan Thương – Mê-công sâu sắc hợp tác, vừa là nhu cầu mạnh mẽ trong nội khối, lại có điều kiện hiện thực đầy đủ, có thể nói thuận theo trào lưu, phù hợp lòng dân, là xu thế bắt buộc.
Hợp tác sông Lan Thương – Mê-công đã làm những việc gì?
Xây dựng cơ chế hợp tác đa phương là một công trình hệ thống và phức tạp, đòi hỏi điều phối ý kiến các bên, đạt được nhất trí mới có thể hành động, vì vậy, một số cơ chế đa phương thường kèm theo trình tự phức tạp, tiến triển chậm chạp. Tuy nhiên, cơ chế hợp tác sông Lan Thương – Mê-công vừa mới bắt đầu đã cho hiệu quả cao, từ đề xuất sáng kiến đến trù bị quy hoạch, rồi đến khởi động hợp tác, chỉ mất hơn 1 năm, khiến mọi người nhìn nhận bằng con mắt hoàn toàn khác. Kể từ đầu năm 2015, từ Bắc Kinh đến Chiềng-mai, Thái Lan, rồi đến Cảnh Hồng, Vân Nam và Tam Á, Hải Nam, từ hội nghị nhóm công tác đến hội nghị quan chức ngoại giao cấp cao, đến hội nghị Ngoại trưởng, sau các cuộc thương lượng, nhận thức chung không ngừng được mở rộng, thành quả được tích lũy liên tục. 6 nước đều thể hiện hành động điều phối hiệu quả, mong muốn hợp tác cấp bách, thái độ hiệp thương bao dung, bầu không khí tương tác hài hòa trong quá trình trù bị cơ chế hợp tác sông Lan Thương – Mê-công. Những đặc điểm này sẽ trở thành hình mẫu bước đầu của "văn hóa hợp tác sông Lan Thương – Mê-công" đặc sắc sau này.
Tháng 11/2015, Hội nghị Ngoại trưởng lần thứ nhất trong khuôn khổ cơ chế hợp tác sông Lan Thương – Mê-công diễn ra tại Cảnh Hồng, Xíp-xoỏng-bản-na, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chỉ cách Lào và Mi-an-ma một dòng sông, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng 5 nước sông Mê-công cùng tham dự hội nghị. Hội nghị tuyên bố khởi động tiến trình hợp tác sông Lan Thương – Mê-công. Các bên đạt được nhận thức chung rộng rãi về định hướng sau này và khuôn khổ cơ chế hợp tác, nhất trí tăng cường hợp tác trong ba lĩnh vực trọng điểm là an ninh chính trị, kinh tế và sự phát triển bền vững, trọng điểm của giai đoạn hiện nay là triển khai hợp tác theo 5 định hướng ưu tiên là kết nối, năng lực sản xuất, kinh tế xuyên biên giới, tài nguyên nước, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo.
Hợp tác sông Lan Thương – Mê-công là nhằm mục đích gì?
Hợp tác sông Lan Thương – Mê-công là cơ chế hợp tác tiểu vùng kiểu mới mà 6 nước xây dựng theo nhu cầu chung. Mặc dù tình hình trong nước của 6 nước khác nhau, nhưng có nhu cầu hợp tác chung trong các mặt như công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp kết cấu ngành nghề, đẩy nhanh hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển ngành du lịch, v.v., có ưu thế bổ sung lẫn nhau khá mạnh. Hợp tác sông Lan Thương – Mê-công vừa mới khởi động đã xác định mục tiêu rõ ràng, không phải chỉ nói suông, mà là "ruộng thí nghiệm" sát với thực tế.
Hợp tác sông Lan Thương – Mê-công là mặt bằng cùng bàn, cùng xây dựng và cùng hưởng của 6 nước. Các nước có vị thế bình đẳng, thể theo nguyên tắc hiệp thương nhất trí, bình đẳng cùng có lợi, cùng quy hoạch hợp tác theo tình hình và nhu cầu thực tế.
Hợp tác sông Lan Thương – Mê-công muốn làm gì?
Muốn làm việc lớn, trước tiên cần tin cậy lẫn nhau, đồng tâm hiệp lực. Các nước sông Lan Thương – Mê-công là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt, triển khai hợp tác trên cơ sở tin cậy lẫn nhau về chính trị, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau thông qua hợp tác. Một năm qua, các cuộc giao lưu cấp cao giữa các nước sông Lan Thương – Mê-công diễn ra dồn dập, hợp tác ngày càng bền chặt, quan hệ ngày một gắn bó. Tổ chức Hội nghị Bộ trưởng về an ninh hành pháp đầu tiên giữa các nước sông Lan Thương – Mê-công, đã liên tục triển khai 43 cuộc tuần tra và hành pháp chung trên sông Mê-công. Các nước sông Lan Thương – Mê-công cùng nhau tấn công tội phạm xuyên quốc gia, giữ gìn trật tự biên giới, kiến tạo môi trường tiểu vùng hòa bình và an ninh.
"Muốn làm giàu trước hết phải xây đường", hợp tác sông Lan Thương – Mê-công tập trung thúc đẩy xây dựng và kết nối cơ sở hạ tầng. Thông xe toàn tuyến đường bộ Côn Minh – Băng-cốc, đặt móng tuyến đường sắt Trung Quốc – Lào, khởi động dự án đường sắt Trung Quốc – Thái Lan, tuyến đường sắt liên Á kết nối các nước sông Lan Thương – Mê-công sắp hình thành. Bên cạnh đó, dự án trị lý đường thủy sông Lan Thương – Mê-công giai đoạn 2 được khởi động, sẽ tiếp tục nâng cao năng lực vận tải đường thủy.
Các tuyến đường hàng không kết nối các nước sông Lan Thương – Mê-công cũng rất thuận tiện. Sau này, bất kể làm ăn buôn bán hay du lịch, sẽ có nhiều phương tiện giao thông đa dạng và thuận tiện để lựa chọn. "Cụm sinh hoạt một ngày sông Lan Thương – Mê-công" không phải là giấc mơ. Trong thời gian diễn ra Hội nghị Ngoại trưởng Hợp tác sông Lan Thương – Mê-công tháng 11 năm ngoái, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh "phàn nàn" với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị rằng, khoảng cách từ Hà Nội đến Cảnh Hồng chỉ có hơn 1000km theo đường chim bay, đáp máy bay phải chuyển máy bay hai lần, mất 12 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, sau một tháng mở chuyến bay thẳng từ Côn Minh đến Hà Nội, chỉ mất hơn 1 tiếng là có thể đến nơi.
Hợp tác sông Lan Thương – Mê-công sẽ phát triển kinh tế xuyên biên giới, tăng cường hợp tác năng lực sản xuất, bù đắp ưu thế lẫn nhau, xây dựng cụm và chuỗi ngành nghề xuyên biên giới thông qua xây dựng khu công nghiệp. Trung Quốc sẵn sàng phát huy ưu thế về năng lực sản xuất trong các lĩnh vực đường sắt, điện lực, điện tử, năng lượng, cơ giới, v.v., hỗ trợ các nước sông Lan Thương – Mê-công thực hiện nâng cấp ngành nghề. Các dự án như Khu công nghiệp Long Giang Việt Nam, Khu công nghiệp Xây-xê-tha, Đặc khu kinh tế Cảng Xi-ha-núc Cam-pu-chia, Khu công nghiệp Ra-dông Thái Lan, v.v. đều là những dự án thí điểm về hợp tác kinh tế xuyên biên giới sông Lan Thương – Mê-công, là những dự án mẫu mực cho các doanh nghiệp đầu tư và lập nghiệp.
Hợp tác sông Lan Thương – Mê-công bắt nguồn từ nước, sẽ tích cực triển khai hợp tác tài nguyên nước. Khai thác khoa học tài nguyên thủy điện trên sông Lan Thương – Mê-công, thành lập Trung tâm hợp tác tài nguyên nước sông Lan Thương – Mê-công, chia sẻ thông tin tài liệu về hệ thống sông ngòi, cùng bảo tồn tài nguyên sinh thái dọc hai bờ sông, để người dân lưu vực sông Lan Thương – Mê-công "uống nước và dựa vào nước" một cách tốt hơn.
Các nước sông Lan Thương – Mê-công đều là nước nông nghiệp, ngành nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, tạo việc làm cho nông dân và xóa đói giảm nghèo khu vực nông thôn ở các nước. Giống lúa lai sản lượng cao và chất lượng tốt của Trung Quốc, hoa quả nhiệt đới tươi ngon của các nước sông Mê-công đã đi vào cuộc sống của người dân, được người dân biết đến. Sau này, các nước sông Lan Thương – Mê-công sẽ trọng điểm triển khai mặt bằng hợp tác nông nghiệp, nâng cao năng lực xóa đói giảm nghèo và xây dựng thí điểm xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ người dân các nước cùng làm giàu và đi lên con đường khá giả.
Hợp tác sông Lan Thương – Mê-công cần phải đi sâu vào cuộc sống của người dân, thúc đẩy giao lưu nhân dân. Các nước sông Lan Thương – Mê-công đều có tài nguyên du lịch phong phú. Đến Thái Lan du lịch hải đảo, đến Cam-pu-chia tham quan Ăng-co Vát, đã trở thành những tour du lịch xuất cảnh hot nhất của người dân Trung Quốc. Hợp tác sông Lan Thương – Mê-công còn sẽ tiếp tục thúc đẩy giao lưu văn hóa, thanh niên, thể thao, tổ chức liên hoan nghệ thuật sông Lan Thương – Mê-công, hoạt động tập huấn và giao lưu thanh niên, v.v. Trung Quốc còn sẽ thực thi "Dự án hành trình ánh sáng", phẫu thuật miễn phí cho những người bị đục thủy tinh thể ở các nước sông Mê-công. Hợp tác sông Lan Thương – Mê-công sẽ trở thành bức tranh phong cảnh giàu sức sống, gần gũi, sôi động tại khu vực Đông Á.
Tương lai hợp tác sông Lan Thương – Mê-công sẽ như thế nào?
Ngày 22 và ngày 23/3, Hội nghị Cấp cao Hợp tác sông Lan Thương – Mê-công lần thứ nhất diễn ra tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và lãnh đạo 5 nước sông Mê-công lần đầu tiên tụ họp một nhà. Hội nghị lần này chính thức khởi động cơ chế hợp tác sông Lan Thương – Mê-công trên bình diện quốc gia, quy hoạch tương lai của cơ chế hợp tác sông Lan Thương – Mê-công, đưa ra một loạt sáng kiến và thành quả hợp tác lớn, cung cấp định hướng chính trị và động lực mạnh mẽ cho cơ chế hợp tác này, là một hội nghị quan trọng có tầm ảnh hưởng sâu xa và ý nghĩa lịch sử.
Các nước sông Lan Thương – Mê-công có lợi ích đan xen, cùng chung vận mệnh, thái độ hợp tác chân thành. Mục tiêu của cơ chế hợp tác sông Lan Thương – Mê-công là làm những việc thiết thực cho phát triển và cải thiện dân sinh ở các nước. Miễn là các nước sông Lan Thương – Mê-công đối xử chân thành, chung lòng làm việc thật sự, cơ chế hợp tác sông Lan Thương – Mê-công nhất định sẽ có tiềm năng vô bờ, triển vọng sáng sủa.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |