ong kinh ASEAN 2016-03-16
|
Ngày 5/3, khi trình bày Báo cáo công tác Chính phủ, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết, cần thúc đẩy vững chắc việc xây dựng "Một vành đai, một con đường", kiên trì cùng bàn, cùng xây dựng và cùng hưởng, khiến "Một vành đai, một con đường" trở thành cầu nối hữu nghị hòa bình và con đường cùng phồn thịnh.
Cùng với việc xây dựng "Một vành đai, một con đường" ngày một rõ ràng và cụ thể hóa, các nước khác hiểu biết và nhận thức trực tiếp và toàn diện hơn về chiến lược này. Nhưng, chịu ảnh hưởng của các nhân tố như mô hình tư duy, sự khác biệt về quan niệm và bất đồng về lợi ích, v.v., các nước phương Tây có nhiều hiểu lầm về "Một vành đai, một con đường", và hòng tác động đến các nước liên quan, quấy nhiễu việc thúc đẩy thuận lợi xây dựng "Một vành đai, một con đường" . Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích sâu rộng về nội hàm và mục đích của chiến lược "Một vành đai, một con đường", đồng thời nhìn thẳng vào những lo ngại và hiểu lầm của dư luận phương Tây.
Mục đích ban đầu đề xuất sáng kiến "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc là gì?
"Một vành đai, một con đường" là cách gọi tắt của "Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa" và "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21". Hai "Con đường Tơ lụa" này đã có từ thời xưa, luôn là con đường giao thông và thương mại trên bộ và trên biển nối liền phương Đông và phương Tây trong thời cổ, cũng là biểu tượng giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc với nước ngoài.
Tháng 9/2013, trong chuyến thăm Ca-dắc-xtan, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất, nhằm thắt chặt hơn quan hệ kinh tế giữa các nước Âu-Á, khiến hợp tác sâu rộng hơn và không gian phát triển rộng lớn hơn, chúng ta có thể cùng nhau xây dựng "Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa" bằng mô hình hợp tác sáng tạo, từng bước hình thành hợp tác lớn trong khu vực. Đây là một sự nghiệp lớn mang lại hạnh phúc cho nhân dân các nước trên dọc tuyến. Tháng 10/2013, trong chuyến thăm các nước ASEAN, Chủ tịch Tập Cận Bình một lần nữa nhấn mạnh, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác trên biển với các nước ASEAN, phát triển quan hệ đối tác hợp tác biển, cùng nhau xây dựng "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21".
Trung Quốc có những việc làm cụ thể nào để thúc đẩy chiến lược "Một vành đai, một con đường"?
Hiện nay, Trung Quốc đã đề nghị thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á và Quỹ Con đường Tơ lụa, ủng hộ tài chính cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các nước trên dọc "Một vành đai, một con đường", thúc đẩy hợp tác kinh tế.
Mọi người thường hiểu lầm như thế nào về "Một vành đai, một con đường"?
Hiểu lầm 1: Các nước phương Tây, nhất là Mỹ cho rằng "Một vành đai, một con đường" là thách thức đối với TPP của Mỹ.
Nếu nghĩ như vậy thì chứng tỏ bạn đang sống trong thế kỷ 21, nhưng tư duy vẫn dừng lại ở thời kỳ Chiến tranh lạnh. Cái mà "Một vành đai, một con đường" nhấn mạnh là hợp tác cùng thắng. Nếu Mỹ coi "Một vành đai, một con đường" là thách thức đối với Hiệp định TPP thì có lẽ cần đi khám bác sĩ tâm lý, bởi vì cách nghĩ này hoàn toàn là triệu chứng của bệnh hoang tưởng. Ngược lại, một câu hỏi được đặt ra, nếu Trung Quốc đề xuất một sáng kiến để cho các nước trong khu vực hợp tác cùng thắng liệu có phải là việc làm có lợi không? Nếu đây là một thách thức, vậy có thể để những thách thức như vậy nhiều hơn một chút. Đừng suốt ngày chĩa vào Trung Quốc và nói rằng, bạn cần làm một nước lớn có tinh thần trách nhiệm, sau đó khi bạn tìm kiếm phát triển với nước khác, Mỹ lại lo lắng liệu việc này có gây thách thức cho mình hay không? Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói từ lâu rằng, Thái Bình Dương rộng lớn hoàn toàn chứa được hai nước lớn là Trung Quốc và Mỹ. Vì sao lại luôn suy đoán Trung Quốc phải tranh cao thấp với Mỹ?
Hiểu lầm 2: Một số nước lo lắng, liệu Trung Quốc có lợi dụng chiến lược "Một vành đai, một con đường" thách thức cơ chế kinh tế khu vực nói riêng và thế giới nói chung, bài xích lợi ích của nước khác?
Có thể thông cảm với mối lo lắng của các nước này, nhưng các nước này hãy tự vấn lương tâm, Trung Quốc có từng làm những việc như vậy không? Khoảng 20 năm trước, khi vẫn là một nước lớn về kinh tế và tài chính trong khu vực, Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế khu vực, ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á lúc đó, Trung Quốc cam kết và đã thực hiện không phá giá đồng Nhân dân tệ, khiến nhiều nền kinh tế châu Á phục hồi nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng tài chính mang tính toàn cầu bị châm ngòi bởi cuộc khủng hoảng thế chấp thứ cấp ở Mỹ, Trung Quốc cũng vậy, đã gánh vác trách nhiệm rất lớn trong việc ổn định những bấp bênh kinh tế ở châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Trung Quốc hiện đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nên mong đợi Trung Quốc có sự đóng góp lớn hơn mới đúng.
Quả thật, Trung Quốc cũng mong đợi phát triển tốt hơn thông qua chiến lược "Một vành đai, một con đường". Nhưng sự phát triển của Trung Quốc từ trước đến nay đều không mâu thuẫn với sự phát triển của các nước xung quanh. Có lo lắng cũng không sao, nhưng phải xem những lo lắng về chính trị, kinh tế và an ninh có cần thiết hay không. Trung Quốc có câu thành ngữ rằng "Kỷ nhân ưu thiên", nghĩa là có người luôn lo lắng trời sẽ sập, suốt ngày lo âu và buồn bã, đồng nghĩa với thành ngữ "lo bò trắng răng" của Việt Nam. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc là gì? 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, nhấn mạnh bất kể nước lớn hay nước nhỏ đều bình đẳng với nhau, thi hành chính sách không liên kết, đề xướng xây dựng xã hội hài hòa. Hôm nay, Trung Quốc lại trỗi dậy, hiện đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chúng ta nên mong đợi Trung Quốc đóng góp lớn hơn mới đúng.
Hiểu lầm 3: Một số nước đang phát triển lo lắng, Trung Quốc thúc đẩy "Một vành đai, một con đường" là nhằm cướp bóc tài nguyên địa phương, từ đó tăng cường kiểm soát kinh tế?
Các bạn cứ nghĩ mà xem, liệu ông Bean có lo lắng Diêu Minh cướp quần áo của mình để mặc không? Đây chỉ là một câu nói đùa. Trung Quốc quá rộng lớn, làm thế nào để phát triển cùng các nước xung quanh là vấn đề mà Trung Quốc đã suy nghĩ hàng nghìn năm. Sự phát triển kiểu cướp đoạt từ trước đến nay đều không phải lựa chọn của Trung Quốc. Trung Quốc hôm nay dần dần phát triển, bất kể là doanh nghiệp hay cá nhân đi ra nước ngoài, cũng đang tìm kiếm cơ hội hợp tác. Trong thời đại phát triển hòa bình, nắm được đặc điểm thời đại một cách chuẩn xác mới có thể phát triển nhanh hơn và tốt hơn. Đây là kinh nghiệm của Trung Quốc trong hàng chục năm qua.
Về "Một vành đai, một con đường", có một điều rất thú vị là, một số nước lo lắng Trung Quốc cướp đoạt tài nguyên, kiểm soát huyết mạch kinh tế địa phương, nhưng người Trung Quốc lại lo lắng thực thi chiến lược này phải đối mặt với rủi ro rất lớn về mặt kinh tế, chính trị, an ninh. "Một vành đai, một con đường" chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tại những khu vực nghèo khó, liên quan đến hơn 60 nước, thực thi trên tổng thể đối mặt với khó khăn rất lớn. Chúng tôi có thể thẳng thắn nói rằng, thúc đẩy kinh tế của các nước trên dọc tuyến phát triển đã vượt quá năng lực và trách nhiệm của bất cứ nước nào. Tại sao trước đó không có một nước nào, trong đó bao gồm Mỹ đề xuất một kế hoạch tương tự? Chính là vì nguyên nhân này. Vậy, vì sao Trung Quốc lại làm như vậy? Bởi vì, những năm qua, Trung Quốc có được một kinh nghiệm là, phát triển là quy luật cơ bản, rất nhiều vấn đề đều có thể giải quyết trong quá trình phát triển. Môi trường xung quanh Trung Quốc là phức tạp nhất trong tất cả các nước lớn, một số vấn đề đã ảnh hưởng đến an ninh của Trung Quốc, như "ba thế lực" chẳng hạn. Nếu các nước xung quanh phát triển thì sự phát triển của Trung Quốc cũng bền vững hơn.
Hiểu lầm 4: "Một vành đai, một con đường" muốn chuyển dịch năng lực sản xuất dư thừa của Trung Quốc ra bên ngoài?
Nói đến việc Trung Quốc "xuất khẩu" năng lực sản xuất lạc hậu, hình như những gì lạc hậu là rất khó "xuất khẩu" ra nước ngoài, bởi vì như vậy không phù hợp với quy luật. Ưu thế của Trung Quốc là gì? Kinh tế. Ưu thế chủ yếu của Trung Quốc là trong lĩnh vực kinh tế, nội dung chính của "Một vành đai, một con đường" cũng là hợp tác kinh tế, bao gồm đầu tư xây dựng nhà máy cũng như các cơ sở hạ tầng như cầu đường, bến cảng, sân bay, v.v., cộng thêm các dự án kết nối như lưới điện, mạng lưới thông tin-viễn thông, mạng lưới đường ống dẫn dầu và khí đốt, v.v. Mà những lĩnh vực này, đều là lĩnh vực ưu thế của Trung Quốc, chứ không phải năng lực lạc hậu hoặc cần phải đào thải.
Hiện nay, sự phản hồi và đưa tin của Việt Nam về "Một vành đai, một con đường" còn khá khiêm tốn. Trước đây, nhiều chuyên gia và học giả về vấn đề Việt Nam của Trung Quốc cũng đề nghị Việt Nam nắm bắt cơ hội phát triển của "Một vành đai, một con đường". Hy vọng Chính phủ Việt Nam tăng cường nghiên cứu về chiến lược "Một vành đai, một con đường", khiến hợp tác Trung – Việt bước lên một tầm cao mới.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |