ong kinh 201601-27
|
M: Mẫn Linh xin chào mừng quý vị và các bạn đến với chương trình "Ống kính ASEAN" hôm nay.
Các bạn thân mến, âm nhạc là sợi dây gắn kết nhất nối liền các quốc gia, các dân tộc, các thế hệ. Âm nhạc có thể khiến sự giao lưu giữa người và người không còn trở ngại. Chính vì vậy, Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc chúng tôi đã phối hợp Đài Truyền hình Quảng Tây tổ chức "Liên hoan Tiếng hát Hữu nghị Trung Quốc – ASEAN năm 2015", thúc đẩy tìm hiểu văn hóa của các nước khác nhau, lắng nghe Đông Nam Á bằng âm nhạc. Trước khi diễn ra đêm liên hoan, đoàn quay phim của Đài Phát thanh quốc tế Trung Quốc và Đài Truyền hình Quảng Tây đã đến 10 nước Đông Nam Á tìm kiếm các bài hát kinh điển để giới thiệu tại đêm liên hoan. Trong chương trình Ống kính ASEAN tuần này và tuần sau, chúng tôi sẽ giới thiệu 2/10 tập phim "Lắng nghe Đông Nam Á" ghi lại quá trình tìm kiếm các bài hát kinh điển. Hôm nay, mời các bạn đón nghe tập phim "Lắng nghe Đông Nam Á: Bèo dạt mây trôi" được quay tại Việt Nam.
Đứng bên đường phố Hà Nội, nghe tiếng ầm ầm của từng dòng xe máy, tiếng rao bán ở ngoài chợ, tiếng cười trong những cuộc chuyện trò, những âm thanh trong cuộc sống khiến mọi người cảm nhận được sức quyến rũ đặc biệt của Việt Nam. Việt Nam, đất nước mà người qua kẻ lại đông đúc náo nhiệt này, đã hội tụ âm thanh của trời nam đất bắc, trong những âm thanh náo nhiệt, ồn ào như vậy, sẽ lên men dòng nhạc như thế nào?
Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, muốn tìm hiểu nền âm nhạc của một quốc gia, trước tiên cần tìm hiểu cuộc sống của quốc gia này. Thế là, đi ra ngoài phố, thăm các ngõ ngách, đi sâu vào đời sống của người dân Việt Nam, lắng nghe từng li từng tí âm thanh Việt Nam trở thành lựa chọn của chúng tôi.
Tại khu phố cổ sầm uất, trong một ngôi nhà cổ kính, mỗi buổi tối đều đúng giờ tổ chức biểu diễn ca trù, một trong những loại hình âm nhạc cổ truyền Việt Nam cho du khách các nơi trên thế giới.
Ca trù Việt Nam
Tại Rạp múa rối nước nổi tiếng nhất Hà Nội, cùng với sự trình diễn của các loại nhạc cụ truyền thống, các nghệ nhân đứng sau phông màn dùng sào điều khiển con rối trên mặt nước, thể hiện quang cảnh đời sống truyền thống của người dân Việt Nam trên mặt nước, khiến mọi người thán phục.
Trong chuyến đi, chúng tôi được biết đến Chèo, một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam cũng hết sức độc đáo, bèn quyết định đi tìm hiểu xem sao. Tại một sân khấu Chèo ở ngoại ô thành phố Hà Nội, chúng tôi được thưởng thức biểu diễn Chèo chính cống nhất. Chèo là hình thức nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống Việt Nam, nội dung bắt nguồn từ đời sống hiện thực ở nông thôn và các truyền thuyết dân gian, thể hiện đời sống phong phú của người nông dân bằng hình thức pha trò, vì vậy Chèo mang đậm đặc sắc dân tộc và sự thú vị trong cuộc sống.
Âm nhạc cổ truyền là tinh hoa của văn hóa Việt Nam, mặc dù sự hun đúc của văn hóa truyền thống khiến mọi người say xưa, nhưng những thể loại âm nhạc này không được lưu truyền rộng rãi trong người dân, bài hát mà chúng tôi muốn đi tìm là một bài vừa có thể đại diện cho văn hóa Việt Nam lại được lưu truyền rộng rãi, lúc này, lời nói của Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quận đội Việt Nam Vũ Tự Long đã giải đáp nỗi băn khoăn của chúng tôi.
Các loại hình âm nhạc đa dạng của Việt Nam khiến chúng tôi không biết bắt đầu từ đâu, là một hình thức âm nhạc được đông đảo người dân biết đến nhất Việt Nam, dân ca được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, nhưng bài hát nào mang tính đại diện nhất? Phó Giám đốc Vũ Tự Long đã chỉ rõ phương hướng cho chúng tôi.
Dưới sự chỉ dẫn của nghệ sĩ Vũ Tự Long, chúng tôi lái xe đi theo hướng đông, đến thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam, nơi bắt nguồn của dân ca Quan họ. Thành phố Bắc Ninh cách Hà Nội chỉ hơn 30 cây số, là một thành phố nhỏ yên tĩnh, đây là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài quan trọng của ở miền bắc Việt Nam, tốc độ phát triển kinh tế đứng hàng đầu Việt Nam. Trong thời kỳ kinh tế phát triển nhanh đến chóng mặt, văn hóa truyền thống vẫn được người dân địa phương ủng hộ và yêu mến, dân ca Quan họ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác với sức hút độc đáo. Tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh, chúng tôi đã được nghe những làn điệu dân ca Quan họ nguyên chất.
Đắm mình vào trong các làn điệu dân ca Quan họ, bạn có thể cảm nhận sâu sắc tình cảm muôn ngàn trắc trở của người dân Việt Nam trước đây cũng như tính nết dịu dàng bẩm sinh trong tính cách của con người Việt Nam, như những giai điệu uyển chuyển, làm rung động lòng người. Mặc dù bài dân ca Quan họ nào cũng hay, nhưng chúng tôi rất khó chọn ra được bài dân ca Quan họ tiêu biểu nhất từ hàng trăm bài dân ca khi mới chỉ tiếp xúc trong vài tiếng đồng hồ, thế là chúng tôi đành phải xin trợ giúp của thầy Phạm Đăng Mùi, thầy đã giới thiệu bài "Bèo dạt mây trôi" cho chúng tôi.
Giai điệu mềm mại, lời ca chất phác lại không thiếu sự sâu đậm, "Bèo dạt mây trôi" đã hấp thu chất dinh dưỡng tinh hoa nhất trong dân ca Quan họ, các nghệ sĩ trong bộ áo dài truyền thống của Việt Nam hát mê lòng người. Tuy nhiên một bài dân ca truyền thống như vậy quả thật lại được lưu truyền rộng rãi tại Việt Nam ư? Liệu "Bèo dạt mây trôi" có phải là bài hát mà chúng tôi đang tìm không? Mang theo câu hỏi này, chúng tôi một lần nữa ra đường phố Hà Nội phỏng vấn.
Đúng như thầy Phạm Đăng Mùi đã nói, rất nhiều người Việt Nam đều từng nghe và biết hát bài dân ca này, nhưng điều khiến chúng tôi bất ngờ là, phần lớn bạn trẻ rất thích bài dân ca này là vì nó được phối lại bởi một ca sĩ trẻ, sau khi "Bèo dạt mây trôi" được phối lại theo phong cách hiện đại, đã khiến thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay nhìn nhận lại dân ca Việt Nam.
Ca sĩ Việt Nam Tạ Quang Thắng
Ca sĩ Tạ Quang Thắng cải biên bài "Bèo dạt mây trôi" bằng kỹ xảo âm nhạc cá nhân xuất sắc, thành bài dân ca hiện đại hơn, phù hợp thị hiếu nghe của thế hệ trẻ hơn, phương thức trình bày lại bài hát cũ bằng cách phong cách mới này cũng khiến dân ca Quan họ nhận được sự đồng thuận của giới trẻ.
Hình thức âm nhạc truyền thống là một sự kế thừa về văn hóa, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng như hiện nay, dấu ấn của nhiều bạn trẻ đối với văn hóa truyền thống ngày càng dần phai nhạt cùng với nhịp sống đô thị hối hả, trong khi đó bài "Bèo dạt mây trôi" do ca sĩ Tạ Quang Thắng cải biên đã khơi dậy niềm ký ức của giới trẻ, trở thành bài hát kinh điển kết hợp truyền thống lẫn hiện đại. Đó chính là bài hát vàng Việt Nam mà chúng tôi đang tìm.
Kế thừa văn hóa có nghĩa là không ngừng hấp thu, thay đổi, thích ứng với sự phát triển của thời đại. Âm nhạc cũng vậy, một bài dân ca ai nấy đều biết, trải qua thử thách của thời đại, tất sẽ một lần nữa tỏa ra sức sống, mãi mãi lưu truyền."Bèo dạt mây trôi" sẽ là bài hát Việt Nam được giới thiệu tại Liên hoan Tiếng hát Hữu nghị Trung Quốc – ASEAN năm 2015.
Chúng tôi sẽ phát sóng Liên hoan Tiếng hát Hữu nghị Trung Quốc – ASEAN năm 2015 vào chương trình đặc biệt mừng xuân Bính Thân trong đêm giao thừa ngày 7/2, các bạn sẽ được thưởng thức bài dân ca Việt Nam "Bèo dạt mây trôi".
Ống kính ASEAN tuần sau sẽ mời các bạn đến với In-đô-nê-xi-a, lắng nghe một câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn và cảm động với một tình yêu chân thành. Chương trình hôm nay đến đây tạm dừng. Mẫn Linh xin thân ái chào các bạn.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |