Những năm qua, hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng ổn định, Việt Nam đã trở thành nguồn nhập khẩu hàng nông sản lớn thứ 10 của Trung Quốc, trong khi đó Trung Quốc là thị trường quan trọng của hàng nông sản Việt Nam. Các sản phẩm Việt Nam như gạo, hoa quả, sắn, cà phê, v.v. xuất hiện ở khắp mọi nơi Trung Quốc, không những tăng thêm món ăn khoái khẩu cho người dân Trung Quốc, mà cũng mang lại lợi ích khả quan cho các thương gia Trung Quốc. Các thương gia Trung Quốc mong sau này có càng nhiều hàng nông sản đặc sắc Việt Nam đến với các gia đình Trung Quốc.
Thành phố Bằng Tường, Quảng Tây được gọi là "cửa ngõ phía nam Trung Quốc" giáp ranh với Việt Nam, ở Bằng Tường có nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Hoa Tường do bà Trần Khang Lệ quản lý kinh doanh hàng nông sản Việt Nam đã 15 năm, hoa quả Việt Nam là nghiệp vụ chính của công ty. Bà Trần Khang Lệ cho biết, hoa quả Việt Nam có thể bù đắp vấn đề tính thời vụ của hoa quả trong nước Trung Quốc.
"Chẳng hạn như dưa hấu trong nước Trung Quốc chỉ bán trong tháng 6, 7, hiện nay đã hết mùa, tuy nhiên, dưa hấu của Việt Nam đã sẵn sàng tung ra thị trường. Thanh long bốn mùa đều có. Hoa quả Việt Nam và hoa quả Trung Quốc có chênh lệch về thời gian, vì vậy chúng tôi mới nhập khẩu, hơn nữa nhập khẩu với lượng lớn, thanh long Việt Nam rất ngon".
Thanh long là hoa quả nhiệt đới đặc sản của Việt Nam. Được biết, rạng sáng hàng ngày, sau khi được hái tại các vườn ở Việt Nam, qua đóng gói đơn giản, một lượng lớn thanh long được vận chuyển đến cửa khẩu Bằng Tường, Quảng Tây ở vùng biên giới Trung – Việt. Đây là cửa khẩu xuất nhập khẩu hoa quả lớn nhất Trung Quốc, có mở "hành làng xanh" dành riêng cho hoa quả nhập khẩu, cơ quan kiểm nghiệm và kiểm dịch tiến hành kiểm nghiệm, kiểm dịch và cho thông qua theo thỏa thuận liên quan ký giữa hai nước và quy định liên quan của Trung Quốc. Trong vòng 36 tiếng đồng hồ là thanh long có thể đến với các gia đình Trung Quốc thông qua các chợ rau, siêu thị, cửa hàng hoa quả trong các khu chung cư, mặt bằng tiêu thụ trực tuyến, v.v.. Bà Trần Khang Lệ cho biết, vài năm trước, người dân Trung Quốc chưa nhận thức được giá trị dinh dưỡng của thanh long, công ty bà đã mất khá nhiều công sức để quảng bá giới thiệu thanh long.
"Quả thanh long, thứ nhất, hầu như không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, bởi vì trồng thanh long không cần đến nhiều thuốc bảo vệ thực vệ, tương đối "sạch". Thứ hai, thanh long giàu chất dinh dưỡng, đẹp da, cũng tốt cho ruột và dạ dày, các thành phần dinh dưỡng và chất màu anthocyanin rất hữu ích đối với sức khoẻ con người. Những năm qua, qua công tác tiếp thị của chúng tôi, khách hàng đã biết thanh long tốt cho sức khoẻ của chúng ta như thế nào, vì vậy hiện nay rất được mọi người hoan nghênh ".
Ngoài việc các doanh nghiệp tận dụng ưu thế địa lý để nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam ra, nhiều chuỗi siêu thị lớn cũng chú ý đến giá trị của hàng nông sản Việt Nam, và đến các địa phương Việt Nam mua sắm trực tiếp. Siêu thị Thủ Hàng có 43 cửa hàng hệ thống ở Bắc Kinh bắt đầu đến các nơi sản xuất hàng nông sản Việt Nam mua sắm trực tiếp từ năm 2012. Giám đốc Phòng Mua sắm đồ tươi sống Siêu thị Thủ Hàng Lưu Chính Bình cho biết, mua sắm trực tiếp từ nơi sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế hết sức khả quan cho doanh nghiệp.
"Siêu thị chúng tôi nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam, chủ yếu nhập khẩu thanh long, ngoài ra còn có nhãn, vải, xoài, đây là 4 loại hoa quả chính, đều tiêu thụ rất tốt tại các siêu thị của chúng tôi, lượng tiêu thụ thanh long trung bình mỗi ngày là khoảng 5000kg. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tổ chức mua sắm chung, chúng tôi cung cấp nguồn hàng cho cả các siêu thị xung quanh Bắc Kinh, cơ bản hai ngày chuyển đi một lô hàng, bảo đảm độ tươi của thanh long".
Những ngày qua, ông Lưu Chính Bình đang dẫn đoàn của công ty đến nhiều nơi Việt Nam khảo sát, mong mở rộng kinh doanh các mặt hàng nông sản Việt Nam.
"Lần này đi công tác tôi khảo sát thực địa một số loại nông sản và sản phẩm phụ ở Việt Nam hiện nay, thu thập phản hồi, nếu có ưu thế thì sẽ nhập khẩu".
Ông Đỗ Tiến Sâm, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc Viện Khoa học-Xã hội Việt Nam cho biết, Việt Nam có hàng nông sản phong phú, đa dạng, có thể đáp ứng nhu cầu to lớn trên thị trường Trung Quốc, sau này hai bên có không gian hợp tác rất lớn.
"Lãnh đạo Trung Quốc cũng đã khẳng định cần mở rộng, mở cửa thị trường, tạo điều kiện cho hàng nông sản Việt Nam được tiếp cận với thị trường Trung Quốc, tiến tới thu hẹp sự mất cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước. Việt Nam cần nghiên cứu thị hiếu tiêu dùng của người Trung Quốc để sản xuất cho phù hợp, để tăng các hợp đồng mang tính chất chính ngạch, như vậy sẽ giảm thiểu rủi ro trong hoạt động biên mậu, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân".
Về các mặt hàng xuất khẩu cụ thể, chuyên gia kinh tế Việt Nam Lê Đăng Doanh cho rằng:
"Hai bên có thể hợp tác với nhau để đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng thủy sản như tôm, cá hoặc mực, Trung Quốc rất thích các sản phẩm như vậy".
*** Những năm qua, cùng với kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, người dân Việt Nam có nhu cầu nhiều hơn đối với sản phẩm điện tử. Số liệu cho thấy, Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu sản phẩm điện tử Trung Quốc nhiều nhất trong các nước ASEAN, năm ngoái, kim ngạch nhập khẩu vượt 12 tỷ đô-la Mỹ. Tuy hiện nay, nhiều thương hiệu Trung Quốc còn chưa thể so sánh với các thương hiệu quốc tế như Apple, Sony, v.v., nhưng với các đặc điểm như có ưu thế về giá, chất lượng tốt, chủng loại phong phú, v.v., sản phẩm điện tử Trung Quốc đã nhận được sự ưu ái của ngày càng nhiều người dân Việt Nam.
"Nhà em đang dùng một sản phẩm Trung Quốc, đó là quạt sưởi của hãng Midea, nhà em đã dùng gần 10 năm rồi, chất lượng rất tốt, mẹ em rất hài lòng".
Khi kể đến việc ở nhà có những sản phẩm Trung Quốc nào, chị Nguyễn Thị Thu Thủy sống ở Hà Nội đã nhớ ngay tới chiếc quạt sưởi. Về sản phẩm điện tử thương hiệu Trung Quốc, chị Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, sản phẩm mà chị quen thuộc nhất là điện thoại di động thương hiệu OPPO. Chị nói:
"Quảng cáo của các sản phẩm Trung Quốc về điện thoại cũng có, về các sản phẩm đồ điện gia dụng cũng có, quảng cáo trên đài hoặc ti-vi em đều xem rồi. Quảng cáo được xem nhiều nhất là quảng cáo điện thoại OPPO của Trung Quốc. Những sản phẩm Trung Quốc có thương hiệu được bán ở thị trường Việt Nam, đa phần là mọi người dùng đều cảm thấy hài lòng. Vì hàng Trung Quốc rất đa dạng, có những hàng mức giá cao, chất lượng tốt, ngược lại cũng có những hàng có mức giá bình dân, có rất nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng".
Đây là đoạn quảng cáo mẫu điện thoại di động mới nhất của hãng OPPO tại Việt Nam. Mẫu điện thoại di động mới nhất thương hiệu OPPO đã mời ngôi sao, ca sĩ Việt Nam làm người đại diện thương hiệu. Tuy thâm nhập thị trường Việt Nam mới chỉ 2 năm, nhưng thị phần của OPPO chiếm trên thị trường điện thoại di động thông minh địa phương đã vượt 11%. Trên đường phố Hà Nội, thỉnh thoảng lại nhìn thấy biển quảng cáo OPPO nền xanh chữ trắng. Cửa hàng bán sản phẩm điện tử trên đường Thái Hoà hiện nay chủ yếu bán sản phẩm hai thương hiệu OPPO và Lenovo của Trung Quốc, bao gồm điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay, v.v. Người phụ trách của cửa hàng này Nguyễn Viết Chiến cho biết, lượng tiêu thụ sản phẩm của hai thương hiệu này không kém gì so với các thương hiệu lớn khác được bán ở cửa hàng. Ông nói:
"Đặc điểm của sản phẩm Trung Quốc là giá rẻ, sản phẩm Trung Quốc ở đây chỉ có duy nhất OPPO có con máy có giá trên 10 triệu đồng Việt Nam, tương đương khoảng 3.000 Nhân dân tệ. Chúng tôi hiện nay chuẩn bị mua những mẫu điện thoại di động Huawei, vì theo số liệu của các siêu thị điện thoại di động khác, điện thoại di động Huawei có cấu hình cao, màn hình lớn, được cộng đồng mạng đánh giá cao".
Được biết, máy tính xách tay thương hiệu Lenovo Trung Quốc thâm nhập thị trường Việt Nam khá sớm, năm 2010 đã mở Trung tâm trưng bày sản phẩm Lenovo tại Hà Nội, giới thiệu các mẫu sản phẩm thương hiệu Lenovo. Do sản phẩm có chủng loại đa dạng, giá bán hợp lý, được người địa phương ưa thích. Ông Nguyễn Viết Chiến cho biết, máy tính xách tay thương hiệu Lenovo ở cửa hàng ông luôn có lượng tiêu thụ khá tốt.
"Khách hàng đến cửa hàng chủ yếu hỏi về tính năng và giá bán, không quan tâm thương hiệu và nơi sản xuất. Nếu sản phẩm có chất lượng tốt, giá bán hợp lý, sẽ có ngày càng nhiều khách hàng chấp nhận thương hiệu Trung Quốc".
Nhà kinh tế học Việt Nam Lê Đăng Doanh cho rằng, thị trường sản phẩm điện tử Việt Nam có không gian phát triển rất lớn, các doanh nghiệp sản phẩm điện tử Trung Quốc nên nắm bắt thời cơ, không ngừng đổi mới nâng cấp, xuất khẩu càng nhiều sản phẩm cao cấp sang Việt Nam. Ông Lê Đăng Doanh nói:
"Tôi biết, hiện nay, điện thoại di động OPPO của Trung Quốc và điện thoại di động Samsung của Hàn Quốc đang cạnh tranh quyết liệt trên thị trường Việt Nam. Sản phẩm Trung Quốc rất phổ biến tại nông thôn và trong nhóm sinh viên của Việt Nam, hầu như họ đều sử dụng điện thoại di động thương hiệu Trung Quốc. Nếu các điện thoại di động của Trung Quốc bán ở Việt Nam tiếp tục được nâng cao chất lượng, tất sẽ chiếm thị phần lớn hơn ở Việt Nam".
Tin rằng cùng với chuyến thăm Việt Nam thành công của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ càng thêm sôi động.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |