• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • "Vinh hoa phú quý với tôi chỉ là phù du"—Câu chuyện cảm động của cựu chiến binh Tân Tứ Quân Trung Quốc, Hoa kiều từ Thái Lan về nước Trần Tử Cốc

    2015-10-21 13:32:05     CRIonline

    Năm nay là kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Phát-xít của thế giới, sáng ngày 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Tập Cận Bình đã trao Kỷ niệm chương cho các cựu chiến binh, đồng chí lão thành và tướng lĩnh tham gia cuộc kháng chiến chống Nhật hoặc đại diện người thân. Cuộc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc bắt đầu từ năm 1931 và kết thúc vào năm 1945 với sự kiện Nhật tuyên bố đầu hàng, là cuộc kháng chiến toàn diện chống lại sự xâm lược của quân phiệt Nhật trên lãnh thổ Trung Quốc.

    Trong cuộc kháng chiến chống Nhật kéo dài 14 năm của Trung Quốc, không những có sự đóng góp của các cựu chiến binh Trung Quốc đại lục, mà còn có một số Hoa kiều về nước và nhân sĩ tham gia kháng chiến ở nước ngoài ít được mọi người biết đến. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cựu chiến binh Trần Tử Cốc, thương gia giàu có quyên góp toàn bộ gia sản cho cuộc kháng chiến chống Nhật.

    Năm 1940, Tân Tứ Quân, thành phần nòng cốt, tiền thân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, kiên trì kháng chiến trên tiền tuyến ở Giang Nam, Trung Quốc, do nhà đương cục Quốc Dân đảng cắt chi phí quân sự và tiếp tế hậu cần, bộ đội ăn không đủ no, áo không đủ ấm, gặp phải rất nhiều khó khăn. Lúc này, một Hoa kiều từ Thái Lan về nước tên là Trần Tử Cốc trong quân đội, đã khảng khái quyên góp 200 nghìn Nhân dân tệ tài sản được thừa kế cho Tân Tứ Quân, đã làm dịu đáng kể khó khăn của bộ đội. Vì vậy, Quân đoàn trưởng Tân Tứ Quân Diệp Đỉnh đã viết tặng câu "Vinh hoa phú quý với tôi chỉ là phù du" cho Hoa kiều yêu nước trọng nghĩa khinh tài này để tôn vinh nghĩa cử của ông.

    Hôm nay, chúng tôi rất vinh dự được mời con gái út của cựu chiến binh Trần Tử Cốc, bà Trần Nam Âu giới thiệu với các bạn câu chuyện cha bà từ bỏ gia sản ở Thái Lan, dấn thân vào cuộc kháng chiến chống Nhật và nhiều lần quyên góp tài sản cho Trung Quốc.

    Con gái út của cựu chiến binh Trần Tử Cốc, bà Trần Nam Âu

    "Cha tôi Trần Tử Cốc sinh ra tại đảo Nam Áo, Trình Hải, Sán Đầu, Quảng Đông, bị bán cho một người làm buôn bán ở Băng Cốc, Thái Lan làm cháu đích tôn, ông nội là người đứng đầu Hiệp hội Thương mại Thái Lan, được Vua Thái Lan tiếp, ông nội rất trọng dụng ông, mong ông có thể phát triển sự nghiệp gia đình".

    Là Hoa kiều giàu có lúc đó, gia đình họ Trần sở hữu hai tòa nhà, thuê hai, ba chục người giúp việc. Do những người giúp việc Trung Quốc làm thuê thường nghe truyện ở nhà, đồng chí Trần Tử Cốc từ nhỏ đã mê truyện "Tinh trung báo quốc" của anh hùng Nhạc Phi, đồng chí Trần Tử Cốc thời thiếu niên coi Trung Quốc là đất nước của mình, vì vậy rất mong về nước. Là cháu đích tôn, ông nội Thái Lan mong Trần Tử Cốc nối nghiệp gia đình, mở rộng sự nghiệp, tuy nhiên, Trần Tử Cốc 13 tuổi lại từ bỏ gia nghiệp, một mình ngồi tàu, lén chạy đến Sán Đầu ở nơi tổ quốc. Ở Sán Đầu, Trần Tử Cốc được nghe rất nhiều câu chuyện làm cách mạng của các tướng lĩnh như Hạ Long, Diệp Đỉnh, tận mắt chứng kiến các đồng chí tham gia cách mạng hy sinh anh dũng, thế là hạt giống đỏ đã nảy mầm xuân trong tâm hồn chàng trai trẻ.

    Năm 1933, Trần Tử Cốc được phê chuẩn gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản. Lúc đó, Đại cách mạng thất bại. Đại cách mạng là chỉ chiến tranh cách mạng trong nước Trung Quốc lần thứ nhất, là cuộc đấu tranh cách mạng chống đế quốc và phong kiến được tiến hành dưới sự hợp tác giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc Dân đảng Trung Quốc kéo dài từ năm 1924 đến năm 1927. Sau khi Đại cách mạng thất bại, rất nhiều nhà văn cánh tả như nhà văn nổi tiếng Quách Mạt Nhược đã chạy sang Nhật, sau khi đến Tô-ky-ô, tại "Hội Thanh niên Cơ đốc giáo Trung Hoa", Trần Tử Cốc đã làm quen với hai người Đài Sơn, Quảng Đông Lâm Hoán Bình và Lâm Cơ Lộ, họ đang trù bị thành lập Liên minh Nhà văn cánh tả, và xuất bản tạp chí "Đông Lưu".

    "Tập thơ đầu tiên mà cha tôi xuất bản tại Tô-ky-ô là 'Bài ca vũ trụ'. Lúc đó Liên minh Nhà văn cánh tả có một tạp chí gọi là 'Đông Lưu', là tạp chí phát hành đối ngoại, cha tôi cũng là một trong những biên tập viên trong Liên minh Nhà văn cánh tả, lúc đó nhà văn Quách Mạt Nhược ở Nhật Bản, vì vậy họ đều có tiếp xúc với ông Quách Mạt Nhược".

    Tháng 1/1934, do bị cảnh sát Nhật Bản hãm hại, các thành viên trong Liên minh Nhà văn cánh tả lần lượt rời Nhật về Hồng Công. Trần Tử Cốc cũng về đến Hồng Công và gặp lại người bạn trong Liên minh Nhà văn cánh tả Khưu Đông Bình. Được sự giới thiệu của đồng chí Khưu Đông Bình, Trần Tử Cốc đã làm quen với đồng chí Tuyên Hiệp Phu, người đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp cuộc đời ông. Đồng chí Tuyên Hiệp Phu là người hòa nhã, dễ gần, là sinh viên tốt nghiệp Trường Quân sự Hoàng Phố, cũng là một trong hơn 60 chiến sĩ Bô-xê-vích năm đó, vừa mới gặp Trần Tử Cốc đã thân như bạn cũ, chuyện trò cởi mở chân thành với nhau. Một lần, tại nhà đồng chí Tuyên Hiệp Phu, thấy có một người đeo kính râm, dáng người cao to, Khưu Đông Bình giới thiệu với Trần Tử Cốc rằng đây là Tướng quân Diệp Đỉnh, Trần Tử Cốc đã được nghe tên tướng Diệp Đỉnh từ lâu, và luôn khâm phục ông. Từ đó, Trần Tử Cốc đi theo tướng Diệp Đỉnh gia nhập Tân Tứ Quân.

    "Lúc đó, Tân Tứ Quân có mở một chiến dịch, gọi là chiến dịch Hạ Giáp Thôn, đây là một chiến dịch khá khó khăn, nhưng cha tôi biểu hiện rất tích cực trong chiến dịch đó, sau đó tổ chức phê chuẩn ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm đó là năm 1939".

    Tháng 12/1940, khi trở về tỉnh An Huy, Trung Quốc tham dự Hội nghị công tác về tình hình quân địch lần thứ nhất của Tân Tứ Quân, Trần Tử Cốc nhận được thư của hai người chú ở Thái Lan, nói rằng ông nội đã qua đời, trong di chúc có ghi để lại một số tài sản cho Trần Tử Cốc. Theo luật pháp của Thái Lan, khi chia tài sản do người mất để lại, những người thừa kế cần có mặt đầy đủ, nếu không sẽ không được hưởng, vì vậy rất mong Trần Tử Cốc về Thái Lan ngay.

    Theo suy nghĩ của Trần Tử Cốc lúc bấy giờ, mình đã là một đảng viên Đảng Cộng sản, làm sao có thể thừa kế tài sản của nhà tư sản, anh không muốn về. Trưởng Ban Tổ chức Lý Tử Phương và Chủ nhiệm Ban Chính trị Viên Quốc Bình khuyên Trần Tử Cốc rằng: "Quốc Dân đảng đã cắt huyết mạch kinh tế của chúng ta, một sư đoàn Quốc Dân đảng một tháng được cấp 160 nghìn Nhân dân tệ lương bổng và phụ cấp cho quân nhân, cả quân đoàn chúng ta một tháng chỉ được cấp 136 nghìn Nhân dân tệ, số tài sản được thừa kế sẽ do anh xử lý. Ngoài ra, anh có thể kêu gọi Hoa kiều quyên góp tiền của cho quân đội với danh nghĩa của Quân đoàn trưởng Diệp Đỉnh". Trần Tử Cốc cảm thấy đây là nhiệm vụ do Đảng giao phó, cũng là một sự thử thách, vì vậy đã trở về Thái Lan với tư cách là Thư ký của đồng chí Diệp Đỉnh.

    "Về đến Thái Lan, khi chia xong tài sản, cha tôi nhận được 200 nghìn Nhân dân tệ, 200 nghìn đồng này là số tiền đã được đổi theo tỷ giá trong nước, cha tôi quyên góp thêm 60 nghìn đồng, tổng cộng là 260 nghìn, toàn bộ đều quyên góp cho Tân Tứ Quân".

    Ngày 6/1/1946, Tưởng Giới Thạch ngang nhiên phát động "Sự biến miền nam An Huy" khủng khiếp, đồng chí Trần Tử Cốc lúc đó đảm nhiệm Trưởng Phòng Công tác tình hình địch Chi đội hai mới kiêm Chủ tịch Hội Liên hiệp Hoa kiều. Do mắt bị cận, buổi tối đi lại không tiện, nên không thể đi theo đội bộ đột phá vòng vây. Đồng chí Trần Tử Cốc ẩn náu trong rừng, bị quân địch truy bắt và giam giữ tại trại tập trung Thượng Nhiêu.

    "Những người bị giam giữ phải trải qua rất nhiều khổ ải, cha tôi cũng bị giam tại một số trại tập trung, từ khi bị bắt giữ ông lần lượt bị giam tại 5-6 trại tập trung, cuối cùng được chuyển đến Nhà tù Mao Gia Lĩnh. Nhà tù Mao Gia Lĩnh là nhà tù điều kiện gian khổ nhất trong các nhà tù, có các hình phạt tàn khốc, ở đó, cha tôi bị tra tấn một trận dã man, nằm 15, 16 ngày mới hồi phục".

    Sau hai tháng chuẩn bị, 26 người bị giam giữ đã phát động cuộc bạo động Mao Gia Lĩnh, đồng chí Trần Tử Cốc là một trong 5 người phát động bạo động, đó là vào chiều tối ngày 25/5/1942, lợi dụng sơ hở của quân địch, tổ chức cướp súng bạo động thành công, sau đó lần lượt trở về các đơn vị bộ đội Tân Tứ Quân.

    Năm 1943, được sự giới thiệu của người đồng hương, đồng chí Trần Tử Cốc đã làm quen với chị Khúc Uyển Nghi, sau vài lần tiếp xúc, đồng chí Trần Tử Cốc được biết Uyển Nghi là đảng viên tổ chức đảng bí mật ở Thượng Hải, từng phục vụ cho Tân Tứ Quân, hơn nữa điều hiếm có là Uyển Nghi cũng giống mình, thích nghe truyện "Tinh trung báo quốc" của Nhạc Phi, dần dần hai người yêu nhau và thành lập gia đình. Sau khi kết hôn, nhờ sự giúp đỡ của vợ, đồng chí Trần Tử Cốc bắt được liên lạc với đồng chí Trần Nghị, Quân đoàn trưởng Tân Tứ Quân Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc đó, và trở về Tân Tứ Quân, khi chuẩn bị trở về bộ đội, đồng chí Trần Tử Cốc được biết cha vợ mong anh ở lại kế thừa sự nghiệp gia đình, đứng trước sự lựa chọn "lưỡng nan", đồng chí Trần Tử Cốc một lần nữa từ bỏ cuộc sống sung túc ở nhà vợ, dấn thân theo cách mạng.

    Ảnh gia đình cựu chiến binh Trung Quốc, Hoa kiều Trần Tử Cốc

    Sau khi giải phóng, gia đình đồng chí Trần Tử Cốc dọn đến Học viện Địa chất Bắc Kinh, đồng chí đảm nhiệm Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Địa chất. Năm 1956, nhà tổ ở Thái Lan bị dỡ, đồng chí nhận được tiền trợ cấp giải phóng mặt bằng là 40 nghìn Nhân dân tệ, nhưng lúc đó đồng chí Trần Tử Cốc có ba con trai hai con gái, cuộc sống không sung túc, tuy nhiên đồng chí một lần nữa quyên góp khoản tiền đó cho Thành ủy thành phố Bắc Kinh.

    Đúng như đồng chí Diệp Đỉnh đã nói câu, "Vinh hoa phú quý với tôi chỉ là phù du" đã xuyên suốt cuộc đời của đồng chí Trần Tử Cốc, ngày 9/6/1987, đồng chí Trần Tử Cốc từ trần, ông không để lại bất cứ tài sản quý giá nào cho con cái, nhưng luôn là người cha đáng tự hào của con cái.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>