ong kinh ASEAN 2015-09-16
|
Trung Quốc và Việt Nam núi sông liền một dải, từ xưa đến nay, hai nước đều giữ quan hệ thương mại chặt chẽ.Nhất là trong vài chục năm trở lại đây, cùng với việc Trung Quốc và Việt Nam lần lượt thi hành chính sách mở cửa, hai nước càng gắn bó hơn trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Theo thống kê của Tổng Cục Hải quan Trung Quốc, nửa đầu năm 2015, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Việt Nam đạt khoảng 259,2 tỷ Nhân dân tệ, tăng 16,6% so với cùng kỳ. Trong đó, Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam 192,5 tỷ Nhân dân tệ, tăng 14,8% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 66,7 tỷ Nhân dân tệ, tăng 22,1% so với cùng kỳ. Trung Quốc đã liên tục 11 năm trở thành đối tác thương mại lớn thứ nhất của Trung Quốc.
Mặc dù cán cân thương mại giữa hai nước vẫn mất cân bằng khá lớn, nhưng chúng ta có thể ghi nhận, mức tăng xuất siêu thương mại của Việt Nam với Trung Quốc là rõ rệt. Chính phủ và chuyên gia kinh tế hai nước cũng đang bày mưu hiến kế cho việc cải thiện tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai nước. Mới đây, tại Cuộc hội thảo kinh tế-thương mại-đầu tư-du lịch Trung Quốc – Việt Nam năm 2015 diễn ra ở Bắc Kinh do Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức, nhiều học giả Trung Quốc và Việt Nam đã đề xuất ý kiến và kiến nghị của mình về việc tăng cường hợp tác và phát triển kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam trong tình hình mới.
Theo giới thiệu của ông Lê Huy Khôi, Trưởng Ban Nghiên cứu và Dự báo thị trường - Viện Nghiên cứu Thương mại Bộ Công Thương Việt Nam, nhìn chung, trong khoảng 10 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng trung bình kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng lên tương đối nhanh. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam tăng nhanh hơn xuất khẩu sang Trung Quốc. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam trung bình tăng 30%/năm, xuất khẩu tăng 20%/năm.
Mặc dù vậy, điều mà chúng ta cần nhận thấy là xu hướng phát triển của thương mại hai nước là tốt đẹp, Nhất là từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế năm 2008 đến nay, theo thống kê của Trung Quốc, quan hệ kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam hầu như không bị ảnh hưởng, mặc dù thống kê của Việt Nam cho thấy có bị tác động nhất định, nhưng cũng được công nhận đã phục hồi nhanh chóng. Nhập khẩu giữa hai nước có xu thế tăng liên tục rõ ràng. Nhìn về tổng quan của quan hệ thương mại Trung – Việt, ông Lê Huy Khôi nhận định:
"Trung Quốc là một thị trường rất lớn, với vai trò, vị trí của Trung Quốc đang dần trở thành động lực không chỉ cho phát triển chung của khu vực Đông Nam Á và châu Á, mà cả thế giới. Chính vì vậy, tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc có vai trò rất quan trọng".
Còn theo Giáo sư, Tiến sĩ Viện Kinh tế Đại học Nhân dân Trung Quốc Lưu Thụy, quan hệ kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam nhìn chung phát triển nhanh chóng và tốt đẹp, vai trò của Trung Quốc trong thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển ngày càng rõ rệt.
"Đầu tư giữa Trung Quốc và Việt Nam tăng lên, nhưng vẫn lấy đầu tư của Trung Quốc là chính. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, tính đến ngày 20/6/2015, Trung Quốc xếp thứ 9 trong số các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Một số dự án lớn với vốn đầu tư hơn 100 triệu đô la Mỹ sẽ lần lượt đi vào sản xuất. Hợp tác kinh tế giữa hai nước có phần gia tăng, nhưng cũng có dao động. Cùng với sự tăng lên của kinh tế-thương mại và đầu tư, số dự án tại Việt Nam do Trung Quốc nhận thầu cũng tăng, số lượng dự án nhận thầu của Trung Quốc tăng nhưng tổng số nhân viên tham gia dự án tăng không nhiều, điều này nói lên các doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng dự án tại Việt Nam bắt đầu thuê một số đông công nhân địa phương, góp phần nhất định trong việc tăng thêm việc làm cho các địa phương Việt Nam".
Ngoài ra, du khách Trung Quốc cũng góp phần không nhỏ cho nguồn thu du lịch của Việt Nam. Tiến sĩ Lưu Thụy cho biết, du khách Trung Quốc đại lục đến Việt Nam du lịch tăng đột biến, trở thành một trong những nguồn thu du lịch quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, số du khách Trung Quốc đại lục đến Việt Nam du lịch đạt xấp xỉ 2 triệu người, chiếm hơn 20% tổng số du khách đến Việt Nam du lịch.
Tuy nhiên, các học giả Trung Quốc và Việt Nam cũng không e dè khi đề cập đến những vấn đề tồn tại trong hợp tác và phát triển thương mại giữa hai nước. Thực ra, nêu ra những vấn đề tồn tại trong phát triển thương mại giữa hai nước là nhằm cải thiện một cách tốt hơn tình hình phát triển thương mại giữa hai nước.Vì vậy, các học giả hai nước đã đề xuất kiến nghị của mình.
Giáo sư, Tiến sĩ Học viện Kinh tế Đại học Nhân dân Trung Quốc Lưu Thụy chĩ rõ, có thể thông qua biện pháp sau đây để giải quyết vấn đề mất cân bằng trong cán cân thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam.
"Về mặt tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc, Việt Nam có thể thúc đẩy phát triển ngành thương mại giao công, điều này có thể thu hẹp sự mất cân bằng thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Đây cũng là quá trình của Trung Quốc từng trải qua. Thập niên 80 thế kỷ trước, khi kinh tế Trung Quốc mới phát triển, chúng tôi thực hiện xuất siêu chủ yếu thông qua thương mại gia công. Việt Nam sớm muộn cũng sẽ trải qua quá trình này. Việt Nam muốn giải quyết vấn đề nhập siêu với Trung Quốc, theo tôi, một biện pháp là phát triển thương mại gia công".
Hiện nay, giá thành tuyển dụng lao động, thuê đất cũng như đãi ngộ và phúc lợi cho công nhân trong nước Trung Quốc tăng lên, phương thức phát triển phụ thuộc vào gia công xuất khẩu trước đây của Trung Quốc đang có sự chuyển biến lịch sử, rất nhiều công ty xuyên quốc gia đang chuyển doanh nghiệp tại Trung Quốc sang các nước có giá thành thấp hơn. Việt Nam là một trong những điểm đến cho việc chuyển dịch ngành nghề của các công ty Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan. Các doanh nghiệp này mặc dù chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng thị trường tiêu dùng chủ yếu vẫn ở trong nước Trung Quốc. Nếu tính theo nguyên tắc nơi sản xuất, kim ngạch xuất khẩu sẽ có phần gia tăng.
Tiến sĩ Lưu Thụy còn đề nghị Việt Nam tận dụng ưu thế về giá cả mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc, các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu bao gồm hoa quả, rau-củ-quả, phân hóa học, thiết bị máy móc, điện thoại di động và linh kiện phụ tùng, gang thép, nguyên phụ liệu ngành dệt may, v.v. So với Trung Quốc, Việt Nam có ưu thế nhất định về giá thành.
Ngoài ra, Tiến sĩ Lưu Thụy còn đề nghị tăng cường chống buôn lậu. Những năm qua, tình trang buôn lậu gạo, đường ăn từ Việt Nam ở Trung Quốc rất nghiêm trọng, điều này gây phương hại tới kinh tế của cả hai bên. Giá thành sản xuất gạo và gia công đường ăn của Trung Quốc cao hơn Việt Nam, tình hình kinh doanh vốn đã khó khăn, một lượng lớn gạo và đường ăn buôn lậu từ Việt Nam càng gây khó khăn hơn cho các doanh nghiệp Trung Quốc, trong khi đó Chính phủ Việt Nam lại thất thu thuế, lượng xuất khẩu không tính vào con số thống kê, khiến kim ngạch thương mại không chuẩn xác.
Có chung quan điểm với Tiến sĩ Lưu Thụy, Trưởng Ban Nghiên cứu và Dự báo thị trường - Viện Nghiên cứu Thương mại Bộ Công Thương Việt Nam Lê Huy Khôi cũng cho rằng, cần tăng cường kiểm soát biên giới, chống hành vi buôn lậu hàng giả, hàng nhái, tạo môi trường tốt đẹp cho doanh nghiệp hai nước tiến hành hoạt động thương mại. Ông Lê Huy Khôi cho biết thêm, đối với các doanh nghiệp trong nước Việt Nam, 70% "đầu vào" của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đều là nhập khẩu, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhằm được hưởng quy chế xuất xứ, nên khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư xây dựng, sản xuất tại Việt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ngoài xuất khẩu sang các nước ra, còn xuất khẩu ngược sang Trung Quốc.
Có thể nói, những năm qua, quan hệ kinh tế-thương mại Trung Quốc – Việt Nam xuất hiện tình trạng không hài hòa, hơn nữa tình trạng này chưa được giải quyết triệt để, và luôn kiềm chế việc mở rộng quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước. Tình trạng này tương đối phức tạp, đan xen với các nhân tố như lịch sử, dân tộc, chính trị, ngoại giao, quân sự, v.v, ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế-thương mại. Hai nước hiện đang tích cực tìm biện pháp giải quyết các vấn đề này. Trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 4/2015 của Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai nước ra "Thông cáo chung Trung – Việt", cho biết Trung Quốc sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu những mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam, đồng thời thúc đẩy thương mại hai bên ổn định, cân bằng, tăng trưởng bền vững. Điều này cũng truyền đi thông điệp tích cực cho việc cải thiện tình trạng mất cân bằng thương mại giữa hai nước.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |