• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Kế thừa và tôn vinh đàn bầu trong sinh viên trở thành cầu nối giao lưu giữa Trung Quốc và ASEAN

    2015-07-15 15:50:03     CRIonline

    Đàn bầu có âm vực rộng tới 3 quãng tám. Vì là âm bội nên âm sắc đẹp, sâu lắng, quyến rũ. Tiếng đàn có khi buồn bã, thiết tha, có khi ngọt ngào tình tự, diễn tả tốt tình cảm của con người. Đàn bầu phù hợp với những giai điệu trữ tình, êm dịu, tuy nhiên những nghệ nhân xẩm có thể sử dụng nó để diễn những bài hát vui như xẩm xoan hoặc những ca khúc mới, giàu chất tươi tắn và khoẻ mạnh. Ca dao Việt Nam có câu "Đàn bầu ai gảy nấy nghe, làm thân con gái chớ nghe đàn bầu", ý nói tiếng đàn dễ dàng thu hút được tình cảm người nghe.

    Đàn bầu là nhạc cụ dân gian cổ truyền của dân tộc Kinh, ở Việt Nam được coi là "Quốc nhạc", nhưng bạn có biết không? Nghệ thuật đàn bầu của người Kinh cũng là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của Trung Quốc. Vì hiện nay, tại Trung Quốc có khoảng 10 nghìn người dân tộc Kinh, đang sinh sống là nhạc cụ truyền thống của người Kinh, dĩ nhiên, đàn bầu cũng thịnh hành ở Trung Quốc. Sau đây xin mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu sự kế thừa và tôn vinh đàn bầu tại Trung Quốc.

    "Xin chào tất cả mọi người, tôi là Tôn Ngũ. Trong trường, tôi thích nói đùa, là người vui tính trong con mắt của các bạn, tôi rất có duyên với âm nhạc. Lúc 7 tuổi bắt đầu học đàn tranh, 12 tuổi học đàn tỳ bà, 16 tuổi học đàn bầu, có thể nói có tình cảm nồng thắm với nhạc dân tộc Trung Quốc, mong sự biểu hiện tối nay không làm các bạn thất vọng". --Bạn Tôn Ngũ.

    Bản nhạc "Ánh Trăng" do bạn Tôn Ngũ trình bày tại cuộc thi nhạc dân tộc do Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc tổ chức 3 năm trước. Lúc đó bạn Ngũ là sinh viên năm thứ hai của Học viện Nghệ thuật Quảng Tây. Bản nhạc "Ánh Trăng" được biên soạn từ những giai điệu nhỏ lưu truyền trong đồng bào dân tộc Choang của Trung Quốc, đã thể hiện bức tranh tươi đẹp về các cô gái dân tộc Choang chuyện trò về lý tưởng và ước mơ với người thân và bạn bè dưới ánh Trăng vằng vặc.

    Bạn Tôn Ngũ cho rằng, một dây đàn có thể phát ra hàng trăm thang âm, một dây đàn có thể diễn tấu một bản nhạc, đây là điều hấp dẫn nhất của đàn bầu. Nhưng nghệ thuật dân gian độc đáo của người dân tộc Kinh này đã mai một từ vài trăm năm trước, hiện đang đứng trước nguy cơ thất truyền ở Trung Quốc, ước mơ lớn nhất của cô là mong đàn bầu có thể được kế thừa và tôn vinh.

    Bạn Tôn Ngũ đang diễn tấu đàn bầu

    Hiện nay, đàn bầu đã được Trung Quốc công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, cơ quan chức năng Trung Quốc đã áp dụng biện pháp bảo tồn văn hóa đặc sắc của người dân tộc Kinh này, và khuyến khích "phục hưng" đàn bầu.

    Nghiên cứu viên cấp cao về đàn bầu của Sở Nghiên cứu dân tộc thiểu số Trung Quốc Lý Bình cho biết, Trung Quốc bắt đầu đào tạo người kế thừa đàn bầu từ thập niên 90 thế kỷ trước. Trong Nhóm nhạc Nữ Tử Thập Nhị Nhạc Phường nổi tiếng trong và ngoài nước Trung Quốc, nghệ sĩ đàn bầu thế hệ đầu tiên Lôi Huỳnh chính là "hạt giống đầu tiên" được đào tạo trong "chương trình phục hưng". Năm 2004, Nhóm nhạc Nữ Tử Thập Nhị Nhạc Phường tổ chức lưu diễn tại các nước Đông Nam Á, tiếng đàn bầu của Trung Quốc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả Đông Nam Á.

    Nữ Tử Thập Nhị Nhạc Phường là một nhóm nhạc Trung Quốc diễn tấu các bản nhạc truyền thống Trung Quốc bằng hình thức nhạc thịnh hành, gồm 13 thành viên, biểu diễn bằng các nhạc cụ truyền thống Trung Quốc như đàn tranh, dương cầm, đàn tỳ bà, đàn nhị, đàn bầu, v.v.

    Ảnh tư liệu: Ông Lý Bình (ở giữa) trong một chuyến thăm tới Đài Loan

    Hiện nay, ông Lý Bình không những đào tạo người kế thừa đàn bầu trong nước Trung Quốc, mà còn chú trọng quảng bá nghệ thuật đàn bầu ở nước ngoài. Năm 2006, ông từng đến thăm Xin-ga-po với tư cách học giả, dạy cách chơi đàn bầu, dưới sự truyền dạy của ông, một số người đam mê nhạc cụ ở Xin-ga-po bắt đầu thích chơi đàn bầu. Nghệ thuật đàn bầu cũng được quảng bá rộng rãi tại Xin-ga-po.

    Giống như ân sư Lý Bình, Tôn Ngũ, năm nay 21 tuổi cũng đang tiếp tục sự nghiệp thừa kế và tôn vinh nghệ thuật đàn bầu. Tháng 6/2014, nhận lời mời của Học viện Khổng Tử Đại học Ma-ha Xa-ra-kham, bạn Tôn Ngũ đến Ma-ha Xa-ra-kham, Băng-cốc, Roi-ệt giao lưu và biểu diễn nghệ thuật đàn bầu.

    Không chỉ có Trung Quốc đang dốc sức cứu vãn và quảng bá nghệ thuật đàn bầu, các nước ASEAN cũng đang nỗ lực làm như vậy. Giáo sư Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Tâm cho biết, đàn bầu hết sức thịnh hành ở Việt Nam, được người Việt Nam công nhận là "Quốc nhạc". Tuy nhiên, Việt Nam chưa phổ cập đàn bầu trong trường, Trung Quốc đưa đàn bầu vào hệ thống giáo dục, cách làm này khiến Giáo sư Tâm hết sức vui mừng. Giáo sư nói: "Dân tộc Kinh Trung Quốc và dân tộc Kinh Việt Nam có chung cội nguồn, đàn bầu là nghệ thuật chung của hai nước, đàn bầu được kế thừa tại Trung Quốc, ở Việt Nam, nghệ thuật truyền thống này cũng sẽ được phát huy".

    Ông Lý Bình, nghiên cứu viên cấp cao về đàn bầu cho biết, đàn bầu hiện đại đã được cải thiện về kỹ thuật diễn tấu để người học dễ học hơn, thủ pháp đơn giản và dễ hiểu hơn. Người mới học chỉ cần 10 giờ học là có thể nắm bắt được kỹ sảo diễn tấn một bản nhạc ngắn; học 20 giờ học là có thể đạt trình độ lên sân khấu biểu diễn. Mặc dù kỹ thuật diễn tấu được cải thiện, nhưng không ảnh hưởng tới âm sắc độc đáo của đàn bầu, hơn nữa càng tiện cho việc kế thừa.

    Ông Lý Bình cho biết, bước tới sẽ trù bị tổ chức các chuyến lưu diễn quảng bá nghệ thuật đàn bầu quy mô lớn, không những tổ chức trong nước Trung Quốc, mà còn tổ chức tại các nước ASEAN, tìm kiếm càng nhiều tri âm đam mê đàn bầu.

    Nhạc sĩ Quảng Tây, Trung Quốc Lạc Tử Thao đã sáng tác và phát hành album nhạc đàn bầu đầu tiên trong cộng đồng người Hoa mang tên "Ý vị biển cả" vào năm 2005, do người kế thừa đàn bầu Tô Hải Trân diễn tấu.

     Album "Ý vị biển cả"

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>