ong kinh 2015-2-4
|
Các bạn thân mến, trong tiết mục tuần trước, Mẫn Linh đã giới thiệu với các bạn vào thập niên 50 thế kỷ trước, Việt Nam đề nghị Trung Quốc giúp đỡ thành lập một trường đào tạo cán bộ cách mạng cho khu giải phóng ngày càng được mở rộng tại Nam Ninh, Quảng Tây. Để có thể sớm bắt tay vào công tác giảng dạy, trước khi hoàn thành xây dựng các phòng học và khu ký túc xá, nhà trường tạm thời đặt tại xã Tâm Khư cách thành phố Nam Ninh 10km. Hôm nay, xin mời các bạn tiếp tục tìm hiểu các câu chuyện sau đó.
Những ngày tháng học tập của các học sinh Việt Nam ở xã Tâm Khư hết sức gian khổ, nhưng lại không phải trải qua nỗi đau ly tán do chiến tranh.
Các em học sinh trường Dục Tài nhận được sự yêu mến vô bờ bến của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc, làm sao quên được những lời nói thân thiết, sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô Trung Quốc, làm sao quên được dáng người thẳng đứng của các chiến sĩ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc khi đứng gác cho các em hằng đêm, làm sao quên được nụ cười hiền hậu của các nhân viên phục vụ Trung Quốc đứng bên cạnh bàn ăn luôn tay xới cơm bê thêm món cho mọi người...
Có một tình huống khiến học sinh trường Dục Tài Phạm Thị Hoan nhớ mãi. Một hôm, cô nhìn thấy một em người Trung Quốc bị gù đến nhà ăn của trường nhặt cơm thừa mà các học sinh Việt Nam đổ đi về ăn, cô chợt cảm thấy xấu hổ và chạnh lòng. Những tỉnh huống như vậy đã tác động mạnh đến nội tâm của các học sinh Việt Nam. Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối thoại Quốc hội Việt Nam Vũ Mão từng kể lại với giáo viên trường Dục Tài rằng, "Hồi đó, sau mỗi bữa cơm, tôi đều nhón vài chiếc màn thầu mang về cho các cụ già và trẻ em trong làng".
Cuối năm 1951, tại cơ sở Trường học dành cho con em cán bộ, tướng lĩnh ở Quế Lâm trước đây cũng đã thành lập một trường học Việt Nam, gọi là Trường Thiếu nhi Việt Nam trực thuộc Trung ương. Tháng 8/1953, tại tỉnh Giang Tây đã thành lập "Trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn". Đầu năm 1954, học sinh Trường Thiếu nhi Việt Nam Lư Sơn được chuyển đến Trường Thiếu nhi Việt Nam Quế Lâm, đặt tên là "Trường Dục tài Quế Lâm", do trụ sở Trường Dục Tài Nam Ninh quản lý, trong khi đó các học sinh Trường Thiếu Nhi Việt Nam ở Quế Lâm được chuyển đến trụ sở ở Nam Ninh. Phong cảnh ở Quế Lâm rất đẹp, vị trí kín đáo, do điều kiện ở xã Tâm Khư rất gian khổ, một số học sinh nhỏ tuổi của trường Dục Tài ở xã Tâm Khư được chuyển đến Quế Lâm.
Ông Mạc Tự Lạng nhớ lại rằng, năm đó, sau khi tốt nghiệp Học viện Hành chính giáo dục, ông được Ban Liên lạc Đối ngoại Tỉnh ủy Quảng Tây cử đến Trường Dục tài Quế Lâm làm Trưởng Nhóm công tác Trung Quốc. Nhóm công tác Trung Quốc, tức đoàn cố vấn gồm 6 người do ông đứng đầu, chủ yếu giúp nhà trường xây dựng kế hoạch làm việc và hoạt động một cách khoa học và hợp lý, đồng thời hỗ trợ các giáo viên trong trường giải quyết các khó khăn gặp phải trong quá trình giảng dạy. Dưới sự giúp đỡ và chỉ đạo của Nhóm công tác Trung Quốc, Trường Dục Tài trở thành trường học Việt Nam đi tiên phong trong học tập, nghiên cứu lý luận giáo dục, tư tưởng giáo dục của Trung Quốc và Liên Xô cũ, mô hình dạy học của trường Dục Tài đã cung cấp kinh nghiệm thực tiễn cho Việt Nam xây dựng hệ thống giáo dục mới sau giải phóng.
Tháng 8/1954 khánh thành khu trường mới của Trường Dục Tài trong khuôn viên phía tây của Trường Đại học Quảng Tây. Các học sinh Trường Thiếu nhi Việt Nam ở Quế Lâm lần lượt được chuyển đến Nam Ninh, các học sinh ở Tâm Khư cũng chuyển hết đến khu trường mới. Hình ảnh năm đó vẫn khắc sâu trong tâm trí của Chủ tịch Hội cựu học sinh Trường Dục Tài Việt Nam Phạm Đạo. Ông nói: "Năm 1954, từ Quế Lâm trở về Nam Ninh, thấy đã có nhà gạch đỏ hai tầng...trong trường có bể bơi, sân vận động, bữa sáng có quẩy rán và sữa đậu nành..."
Đây là một trường hiện đại có điều kiện sinh hoạt và dạy học tốt nhất ở Quảng Tây lúc đó. Sau khi điều kiện của trường dần dần được cải thiện, Chính phủ Trung Quốc liên tục bổ sung vốn và đội ngũ giáo viên ưu tú cho trường, lần lượt cử hơn 20 giáo viên tiếng Trung từ Khoa Ngôn ngữ phương Đông Đại học Bắc Kinh đến trường, lại chọn cán bộ văn hóa thể thao xuất sắc nhất từ bộ đội và các trường trung học ở Quảng Tây đến trường Dục Tài làm giáo viên dạy nhạc, múa và thể thao, đào tạo học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất.
Cô giáo Hoàng Vệ Trịnh dạy tiếng Trung và âm nhạc tại trường Dục Tài đã kể với phóng viên một câu chuyện khó quên.
Một hôm, khi đi bộ trong trường, một cậu bé Việt Nam chưa đến 10 tuổi vừa nhìn thấy cô từ xa, liền bỏ cả vui chơi cùng các bạn, đứng đó rồi cúi chào cô. Cô đến bên ôm cậu bé vào lòng, dịu dàng xoa đầu cậu, thế là cậu bé bật khóc nức nở. Giáo viên chăm sóc cuộc sống của bé trai này nói với cô Hoàng rằng: "Cháu bé nhớ mẹ đấy mà". Cô Hoàng an ủi em đừng khóc, nhưng trong lòng lại thương em đến rơi nước mắt. Cô nghĩ rằng, con cái chúng ta sau khi tan học có thể về nhà tận hưởng tình thương yêu của cha mẹ, còn các em học sinh Việt Nam phải xa tổ quốc, xa cha mẹ, còn có một số em là con cái liệt sĩ hay bố mẹ đã mất vì bom đạn chiến tranh, các em không thể gặp lại bố mẹ nữa, là giáo viên, chúng ta phải yêu mến các em như con đẻ của mình.
Hồi đó, học sinh Việt Nam đều thích đến ký túc xá của giáo viên Trung Quốc chơi, chuyện trò, chơi đùa với các thầy cô. Thực ra, các em đến chủ yếu là muốn cảm nhận tình thương yêu như người thân từ các thầy cô Trung Quốc.
Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, tháng 12/1957, các học sinh Trường Dục Tài chia theo đợt lần lượt trở về Việt Nam. Theo thống kê, trong 7 năm, từ khi nhà trường chính thức thành lập vào tháng 10/1951 đến lúc rút hoàn toàn về Việt Nam vào tháng 8/1958, Trường Dục Tài đã đào tạo khoảng 4.000 cán bộ, giáo viên và hơn 3.000 học sinh cho Việt Nam. Không ít học sinh Trường Dục Tài sau này đã trở thành nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà kinh tế, nhà khoa học, nhà Hán học, nhà thơ, nhạc sĩ, v.v. xuất sắc của Việt Nam, có hơn 100 học sinh Trường Dục Tài trở thành Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có lãnh đạo Đảng và Nhà nước các cấp như đồng chí Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, đồng chí Trần Đình Hoan, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam, đồng chí Phạm Quốc Anh, nguyên Trợ lý Chủ tịch nước Việt Nam, v.v.
Các học sinh Trường Dục Tài theo học ở đất khách quê người này, sẽ ghi nhớ mãi nhân dân Trung Quốc, những người mang lại cho các em một quãng thời gian tươi đẹp trong những năm tháng gian khổ nhất.
Ngày 24/8/2003, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Giáo dục và Hội Hữu nghị Việt – Trung đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Trường Dục Tài Quế Lâm. Phát biểu tại lễ kỷ niệm,ông Trần Đình Hoan, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từng học tập tại Trường Dục Tài xúc động nói rằng, mặc dù đã 50 năm trôi qua, nhưng ký ức sâu sắc về những tháng học tập, sinh hoạt trên đất nước Trung Quốc anh em trong mỗi chúng tôi vẫn không hề phai nhạt...Qua cử chỉ, lời nói của các thầy cô và nhân viên hậu cần hai nước Việt – Trung, tâm hồn trong trắng của chúng tôi đã dần dần kết lên tình hữu nghị Việt – Trung ...Thời gian cứ thế trôi đi, tóc chúng ta đã điểm bạc , các thầy cô, bạn bè năm đó lần lượt rời xa chúng ta, đây là quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại, nhưng Trường Dục Tài luôn là mốc son trong lịch sử cách mạng Việt Nam và quan hệ Việt – Trung.
Hiện nay, cùng với quan hệ Trung Quốc – Việt Nam không ngừng thu được tiến triển mới, sự hợp tác, giao lưu hữu nghị giữa hai nước trong các lĩnh vực ngày càng sâu sắc. Tình hữu nghị Trung – Việt do các bậc lãnh đạo tiền bối Trung Quốc và Việt Nam, trong đó có Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minnh đích thân gây dựng và vun đắp, là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước.
Mong tình hữu nghị giữa hai nước đời đời bền vững, ngày càng bền chặt. Các bạn thân mến, trong tiết mục tuần trước và tiết mục hôm nay, chúng tôi đã giới thiệu với quý vị và các bạn một số câu chuyện về các học sinh Việt Nam học tập tại Quảng Tây, Trung Quốc vào những năm 50 thế kỷ trước, mong có thể giúp các bạn hiểu hơn về tình hữu nghị truyền thống Trung – Việt. Năm nay là kỷ niệm 65 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung – Việt, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng, hai nước đều có câu "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", hy vọng quan hệ hai nước không ngừng phát triển, mang lại hạnh phúc thiết thực cho nhân dân hai nước...
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |