• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Giáo sư Phạm Hồng Quý: "Tìm kiếm" các dân tộc cùng nguồn gốc giữa Trung Quốc và các nước ASEAN

    2014-10-10 09:24:26     CRIonline

    Ông vốn là chuyên gia dân tộc học và nhân chủng học của Trung Quốc, những gì tai nghe mắt thấy trong một lần cùng đoàn sang thăm Thái Lan đã mang lại cho ông niềm hứng thú và đam mê đối với sự giống nhau giữa tiếng Choang và tiếng Thái, từ đó, ông bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu văn hóa và dân tộc các nước Đông Nam Á. Cuốn sách "Dân tộc cùng một gốc rễ", tác phẩm tiêu biểu của ông đã tháo gỡ vấn đề hóc búa từng làm đau đầu giới học thuật quốc tế hơn 100 năm qua; cuốn "Hôn nhân gia đình các dân tộc thiểu số Trung Quốc" do ông tham gia biên soạn được bình chọn là một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong năm 1987; những tác phẩm của ông như "Dân tộc Việt Nam và vấn đề dân tộc ", "Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Hiện trạng và triển vọng", "Những dân tộc liên quan ở Hoa Nam và Đông Nam Á", v.v có sức ảnh hưởng rộng rãi; quan điểm học thuật của ông được tham khảo và trích dẫn rộng rãi. Ông không những được tôn vinh là "Thầy giáo nổi tiếng Quảng Tây" Trung Quốc, mà còn được Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam mời làm thầy giáo hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ. Ông là ai?

    Ông là Giáo sư Phạm Hồng Quý, chuyên gia nổi tiếng của Học viện Ngoại ngữ Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây, giáo sư lâu nay nghiên cứu về dân tộc, văn hóa, lịch sử v.v của Việt Nam, thu được thành quả xuất sắc. Trình độ học vấn, thành quả nghiên cứu và tầm ảnh hưởng của giáo sư đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Ngày 26/11/2013, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã đến thăm và tiếp thân mật giáo sư tại nhà riêng trong thời gian ở thăm Trung Quốc.

    Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân tiếp thân mật Giáo sư Phạm Hồng Quý

    Giáo sư Phạm Hồng Quý sinh ra và lớn lên tại tỉnh Vân Nam khu vực biên giới Trung-Việt, từ nhỏ ông đã được cô giúp việc người Việt Nam dạy cho tiếng Việt, có tình cảm sâu sắc với Việt Nam. Công tác nghiên cứu về các lĩnh vực của Việt Nam của giáo sư có thể nói là bắt nguồn từ gia đình cũng như niềm đam mê và hứng thú đối với những nét tương đồng về văn hóa và ngôn ngữ giữa hai nước Trung-Việt. Giáo sư nói:

    "Cha tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, sau đó làm việc trong ngành đường sắt, đường sắt lúc đó là do người Pháp quản lý, gọi là đường sắc Điền Việt. Sau đó ông được điều động từ Lạng Sơn, Việt Nam, đến Vân Nam, Trung Quốc. Lúc đó, dọc tuyến đường sắt có rất nhiều công nhân viên chức Việt Nam, có khoảng 1/3 là người Việt Nam. Chúng tôi ở trong nhà ga, các bạn nhỏ chung quanh đều là người Việt Nam. Tôi bắt đầu nghiên cứu về Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học. Vì sao nghiên cứu về Việt Nam, là do lúc đầu tôi nghiên cứu về dân tộc Choang, dân tộc Choang có mối liên hệ với Việt Nam trong rất nhiều mặt, ví dụ như Lạc Việt, Lạc Việt có quan hệ như thế nào với Việt Nam, v.v. Tôi lại biết tiếng, dần dần có hứng thú, lúc đầu chỉ dịch bài viết ngắn, sau đó dịch sách, về sau tôi thấy dịch sách không thể thể hiện quan điểm của mình, bèn tự viết, thể hiện quan điểm của tôi thông qua thu thập tài liệu về Việt Nam".

    Cuốn "Dân tộc cùng một gốc rễ", tác phẩm tiêu biểu của ông có tầm ảnh hưởng sâu rộng ở trong và ngoài nước, cuốn sách này nói về nguồn gốc và sự di dời của 28 dân tộc thuộc 6 nước Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Mi-an-ma và Ấn Độ, tháo gỡ những vấn đề hóc búa từng làm đau đầu giới học thuật quốc tế hơn 100 năm qua.

    "Nghiên cứu của tôi đã giúp các 'dân tộc anh em' thất lạc gặp lại nhau. Các 'anh em' này đã thất lạc rất nhiều năm, có đến hàng nghìn năm".

    Trong thời gian viết cuốn sách này, giáo sư đã vượt núi băng ngàn, đi khắp các thôn làng của nhiều nước để tiến hành khảo sát thực địa và thu thập tài liệu, từng 2 lần đến Thái Lan, 9 lần đến Việt Nam và nhiều lần đến Xíp-xoỏng-bản-na, khu vực dân tộc Thái Đức Hồng tỉnh Vân Nam cũng như biên giới Trung – Lào và biên giới Trung Quốc – Mi-an-ma.

    "Tôi đã mất 10 năm để hoàn thành cuốn sách này. Hiện tôi đang chuẩn bị xuất bản cuốn thứ 3".

    Có lẽ nhiều người còn chưa biết rằng, rất nhiều dân tộc của Việt Nam có mối quan hệ sâu xa với dân tộc Choang của Trung Quốc. Trong cuốn "Dân tộc cùng một gốc rễ", Giáo sư Phạm Hồng Quý cho biết, dân tộc Choang của Trung Quốc và 10 dân tộc của Việt Nam như dân tộc Tày, Nùng,... có cùng nguồn gốc, ngôn ngữ, văn hóa và tập tục của những dân tộc này đến nay vẫn khá giống nhau.

    "Việt Nam có mối quan hệ với dân tộc Choang, cái gọi là 'có mối quan hệ' là chỉ cả thảy có 10 dân tộc cùng nguồn gốc, dân tộc đầu tiên là dân tộc Tày, rồi dân tộc Nùng, v.v. Ở Việt Nam đều có ghi chép về các dân tộc này. Một là ghi chép trong văn hiến, ghi rõ các dân tộc này đều là di cư từ Trung Quốc. Thứ hai là ghi chép trong gia phả, viết rõ từ nơi nào ở Trung Quốc di cư đến Việt Nam. Thứ ba là các dân tộc hiện vẫn còn đi lại với nhau".

    Ông là người có học vấn uyên bác, lĩnh vực nghiên cứu sâu rộng, liên quan đến các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, v.v của Việt Nam, đã đào tạo nhiều thạc sĩ cũng như học giả trẻ trong và ngoài nước, góp phần to lớn vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung Quốc và Viêṭ Nam. Bí thư Đảng ủy Học viện Ngoại ngữ Đại học dân tộc Quảng Tây Lương Viễn nói:

    "Thầy Phạm Hồng Quý có trình độ học vấn rất cao. Đóng góp lớn nhất của giáo sư đối với Đại học Dân tộc Quảng Tây là đã đào tạo nhiều học giả lứa tuổi trung niên và thanh niên, các học giả này hiện đang hoạt động sôi nổi trong các lĩnh vực nghiên cứu về Việt Nam ở Trung Quốc".

    Giáo sư Phạm Hồng Quý

    Mặc dù hiện nay quan hệ Trung – Việt có phần bấp bênh, nhưng là một học giả, Giáo sư Phạm Hồng Quý vẫn trước sau như một kiên trì nhìn nhận quan hệ Trung-Việt với thái độ khách quan và công bằng, cũng như không hề gián đoạn công tác nghiên cứu của mình. Giáo sư nói:

    "Bất kể quan hệ Trung – Việt xấu đi hay tốt đẹp, sự thật vẫn là sự thật, không thể bôi nhọ Việt Nam do quan hệ xấu đi, cũng không thể tâng bốc Việt Nam do quan hệ tốt đẹp".

    Những năm gần đây, hai nước Trung Quốc và Việt Nam xuất hiện một số tranh chấp về vấn đề Nam Hải. Mới đây, quan hệ hai nước không được suôn sẻ cũng vì vấn đề này, trao đổi cấp cao và giao lưu dân gian giữa hai nước gặp một số khó khăn. Về mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc và Việt Nam, Giáo sư Phạm Hồng Quý luôn khẳng định rằng, phát triển hòa bình là dòng chính cho tăng cường quan hệ hai nước.

    "Quan hệ Trung Quốc và Việt Nam từng căng thẳng trong một số thời kỳ lịch sử, nhưng được khôi phục rất nhanh, quan hệ Trung – Việt căng thẳng lần này cũng sẽ không kéo dài lâu, theo tôi, quan hệ hai nước sẽ ấm lại trong thời gian ngắn".

    Tuy thu được thành quả nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật, nhưng Giáo sư Phạm Hồng Quý cả đời sống đạm bạc, giản dị, gần gũi với mọi người. Ông không những là một học giả thành công, mà còn là một người thầy mẫu mực.

    Trong cuộc sống, ông còn là một người cha tốt, người chồng tốt và người bạn tốt. Các học sinh của ông đánh giá rằng:

    "Em thấy thầy Phạm Hồng Quý là người rất dễ gần, học rộng tài cao".

    "Trình độ học vấn của thầy không chỉ nổi tiếng trong nước Trung Quốc, mà còn cả ở nước ngoài".

    "Thầy không bao giờ cáu với chúng em".

    Vợ ông nói:

    "Ông là người biết chăm sóc gia đình".

    Mặc dù đã nghỉ hưu nhiều năm, nhưng hiện nay, giáo sư vẫn tiếp tục công tác dạy học và nghiên cứu, nhiều lần đến các trường đại học và cơ quan nghiên cứu nổi tiếng trong nước Trung Quốc cũng như các nước Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản tham gia hội thảo theo lời mời, tiếp tục đóng góp cho tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>