• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Phong tục tập quán đón Tết Trung thu ở các nơi Đông Nam Á

    2014-09-05 16:13:06     CRIonline

    Rằm tháng 8 âm lịch hàng năm là Tết Trung thu truyền thống của Trung Quốc. Ngày tết này bắt nguồn từ sự sùng bái của người cổ đối với Mặt trăng, do vào ngày này hàng năm, Trăng rất tròn và sáng, về sau nó còn mang đậm ý nghĩa "đoàn viên", cũng được gọi là "Tết Đoàn viên". Tuy nhiên, Tết Trung Thu không phải ngày tết chỉ có ở Trung Quốc, do nguyên nhân về lịch sử và địa lý đặc biệt, nhiều nước ASEAN núi sông liền một dải với Trung Quốc và bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc cũng coi ngày đó là một ngày tết truyền thống quan trọng.

    Thái Lan

     Người Thái Lan gọi Tết Trung thu là " Lễ cầu Trăng". Ngày 15/8 âm lịch trong đêm Trung thu, mọi người già trẻ gái trai đều bái mặt Trăng. Sở dĩ có cái tên như vậy là vì vào đêm rằm tháng Tám tất cả mọi người trên khắp mọi miền đất nước đều tham gia vào một nghi thức tâm linh được gọi là lễ cúng trăng. Mọi người cùng nhau ngồi xuống cầu nguyện những điều tốt đẹp trước bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên dựa theo truyền thuyết của Trung Quốc. Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh trung thu, bởi theo quan niệm của người Thái, khi làm như vậy Bát Tiên sẽ mang quả đào đó tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, Quan Âm cũng như các vị thần tiên khác sẽ chứng giám cho những lời ước nguyện của mọi người.

    Ở Thái Lan, ngoài các loại bánh trung thu đậm đà đặc sắc Thái Lan ra, người Thái Lan nhất thiết phải ăn bưởi trong ngày tết này, tượng trưng đoàn viên, ngọt ngào.

    Ma-lai-xi-a nổi tiếng với những chiếc bánh trung thu hình dáng ngộ nghĩnh, hấp dẫn

    Tết Trung thu được Chính phủ Ma-lai-xi-a xác định là hoạt động lễ hội du lịch từ năm 2003. Tết Trung thu hàng năm, các đường phố chính trong thành phố được người Hoa trang trí lộng lẫy, các chương trình ca múa truyền thống đặc sắc Trung Quốc như múa rồng, múa sư tử, rước đèn ông sao, v.v, thu hút người dân các dân tộc. Nhiều du khách phương tây cũng hòa mình vào trong đó. Ăn bánh trung thu, ngắm Trăng, rước đèn ông sao là phong tục Trung thu truyền thống của người Hoa ở Ma-lai-xi-a.

    Theo giới thiệu của người Hoa Ma-lai-xi-a đang sinh sống tại Trung Quốc, ở Ma-lai-xi-a, Tết Trung thu mặc dù không phải ngày nghỉ theo luật định, tuy nhiên rất nhiều nhà máy, doanh nghiệp đều chủ động cho nghỉ. Một tháng trước Tết Trung thu, bầu không khí đón Tết đã rất nồng đậm, ngoài múa rồng, múa sư tử ra, còn có xe hoa chở Hằng nga, Thất tiên nữ. Nhiều người hóa trang ăn mặc ngộ nghĩnh, nhảy múa, ca hát, hết sức náo nhiệt, ngoài ra, còn có nhiều trẻ em rước đèn lồng nô đùa dưới ánh Trăng.

    Đến Ma-lai-xi-a bạn sẽ được thưởng thức những chiếc bánh trung thu độc đáo cả về hình dáng lẫn mùi vị. Hình dạng của chiếc bánh trung thu của Ma-lai-xi-a lại khác hoàn toàn so với bánh trung thu của Trung Quốc, mặt bánh thường có hình dạng của những con sò biển, bông hoa, mặt trăng... nay có thêm bánh dẻo lạnh (bánh trung thu tuyết) với nhân và vỏ lạnh mang đến cảm giác hoàn toàn mới lạ cho người thưởng thức.

    Cam-pu-chia: Đến Cam-pu-chia bạn sẽ được tha hồ nhét gạo vào miệng trẻ con

    Vào ngày 15 tháng 12 của Phật lịch người Cam-pu-chia sẽ tổ chức lễ hội "bái nguyệt tiết", tức 'Lễ hội vái lạy mặt trăng" để cầu nguyện phước lành đến với mọi người. Khi ánh trăng vừa nhô lên khỏi những tán cây, người dân nước này sẽ bái nguyệt với tất cả lòng thành của mình.

    Lễ vật cúng trăng gồm có hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía. Sau khi bái nguyệt xong, mọi người sẽ lấy gạo dẹt nhét vào miệng trẻ con, nhét đến khi nào không thể nhét được nữa mới thôi. Vì người Cam-pu-chia quan niệm rằng việc làm đó sẽ cầu cho trẻ nhỏ được ăn uống dư dả, cuộc sống sung túc, viên mãn sau này.

    Xin-ga-po

    Cũng giống Trung Quốc, ở Xin-ga-po, Tết Trung thu cũng được người Hoa coi là dịp tốt để tăng cường tình cảm và bày tỏ lòng biết ơn. Giữa bạn bè, người thân, đối tác làm ăn buôn bán sẽ tặng nhau bánh trung thu. Ngoài các phong tục truyền thống như ăn bánh trung thu, ngắm Trăng, rước đèn ông sao ra, hoạt động nổi tiếng nhất phải kể đến các lễ hội hoa đăng lớn khắp cả đảo quốc.

    Đây là hoạt động Trung thu được Cơ quan Du lịch Xin-ga-po ủng hộ, thường là trang trí các đèn màu tại các điểm đến du lịch nổi tiếng địa phương. Tại các nơi cư trú truyền thống của người Hoa, lễ hội hoa đăng thậm chí trải dài tới vài ki-lô-mét. Khi màn đêm buông xuống, các phố lớn ngõ nhỏ đều chìm ngập trong màu đỏ rực rỡ, đẹp như trong mộng, say đắm lòng người.

     Phi-li-pin và In-đô-nê-xi-a: Các đoàn múa lân khuấy động các con phố người Hoa

    Tết Trung thu là một lễ tết rất quan trọng đối với bà con Hoa kiều tại Phi-li-pin. Những ngày này tại phố người Hoa ở Thủ đô Ma-ni-la của Phi-li-pin rất là huyên náo, cộng đồng người Hoa tại đây tổ chức nhiều hoạt động đón Tết Trung thu. Các hoạt động này bao gồm múa rồng, diễu hành, diễu hành đèn lồng và xe hoa. Các hoạt động tràn ngập không khí lễ hội, thu hút rất đông người xem.

    Còn tại In-đô-nê-xi-a, Tết Trung thu còn được gọi là Tết Trăng tròn, là ngày tết quan trọng của người Hoa địa phương. Mọi người đoàn tụ, cầu nguyện trong ngày tết Trung thu. Những năm gần đây, người Hoa địa phương thường gặp gỡ bạn bè, tổ chức gặp mặt và tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa ngoài duy trì đoàn tụ gia đình ra.

    Mi-an-ma: Lãnh đạo Mi-an-ma "xuất cung" đón trăng rằm với dân thường

    Người Mi-an-ma gọi Tết Trung thu là Tết Quang Minh (hay còn gọi là tết ánh sáng). Bởi trong đêm rằm Trung thu, đèn đuốc của hàng vạn nhà sáng rực cho đến tận sáng. Khắp thành phố đâu đâu cũng là "thành phố không đêm". Lãnh đạo Mi-an-ma năm nào cũng đích thân chủ trì lễ hội. Có khi còn "xuất cung" đi ngắm đèn trong sự hộ tống của hàng trăm "quân lính".

    Tết Trung thu tại Lào còn gọi là Tết cầu phúc mặt Trăng. Vào mỗi dịp Tết Trung thu, nam nữ, già trẻ gái trai đều có phong tục ngắm Trăng. Khi trời tối, thanh niên nam nữ bắt đầu nhảy múa, cho đến tận sáng hôm sau.

    Việt Nam: Trung thu là Tết của trẻ em và đoàn tụ gia đình

    Việt Nam cũng có những cách đón trung thu rất riêng. Vào ngày này, thiếu nhi trên khắp cả nước háo hức chuẩn bị đèn lồng đủ hình dáng như đèn ông sao, cá chép, bươm bướm… để cùng nhau tụ tập rước đèn ông sao.

    Người lớn thì chuẩn bị đủ các loại bánh mứt như bánh nướng, bánh dẻo, hạt sen, trà thơm, các loại hoa quả để cúng rằm và cùng nhau thưởng thức dưới ánh trăng. Ngày này từ trong nhà ra ngoài ngõ đều ngập tràn ánh điện, trang trí đủ các loại màu sắc, các con đường trở nên đông vui tấp nập hơn. Các gia đình rủ nhau dạo phố, các bậc cha mẹ chở con đến Cung thiếu nhi, công viên để vui chơi cùng nhau đón tết trung thu. Bên cạnh đó, đối với người Việt Nam, đây còn là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, sum vầy bên nhau, cùng nhau phá cỗ trung thu và kể chuyện thân tình. Bạn nào sống xa gia đình nếu có cơ hội hãy trở về ăn bữa cơm đoàn viên vào ngày rằm tháng Tám nhé!

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>