• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Đường sắt cao tốc Trung Quốc có thể mang lại những gì cho ASEAN?

    2014-08-13 16:15:28     CRIonline

    M: Mẫn Linh xin chào mừng các bạn đến với tiết mục "Ống kính ASEAN" của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Các bạn thân mến, những năm qua, đường sắt cao tốc Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đã trở thành đầu tàu của đường sắt cao tốc thế giới. Các nước láng giềng ASEAN, trong đó có Việt Nam và Thái Lan cũng dự định hoặc xem xét xây dựng đường sắt cao tốc. Vậy, đường sắt cao tốc Trung Quốc có thể mang lại những gì cho các nước ASEAN. "Ống kính ASEAN" hôm nay sẽ trao đổi với các bạn về đề tài này.

    Thế giới đánh giá thế nào về đường sắt cao tốc Trung Quốc? Đoạn băng ghi âm sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu sơ qua về câu hỏi này.

    Mới đây, đường sắt cao tốc Trung Quốc đến sau mà vượt lên trước đã liên tục ba lần ra mắt trên thị trường quốc tế: Công trình giai đoạn 2 tuyến đường sắt cao tốc từ Thủ đô An-ca-ra, Thổ Nhĩ Kỳ đến thành phố I-xtan-bun lớn nhất nước này với tổng chiều dài 158km và tốc độ thiết kế đạt 250km/giờ, mới đây đã thông tàu thuận lợi, đây là "tác phẩm quốc tế" đầu tiên của đường sắt cao tốc Trung Quốc. Hàm lượng công nghệ, chất lượng thi công, tốc độ và giá thành xây dựng của tuyến đường sắt này đều nhận được sự đánh giá cao rộng rãi của nhà lãnh đạo và người dân Thổ Nhĩ Kỳ; tháng 5 năm nay, Trung Quốc đã ký một hợp đồng xây dựng đường sắt cao tốc trị giá 7 tỷ 600 triệu Bảng Anh; trong chuyến thăm Mỹ La-tinh mới đây, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được nhận thức chung với Nguyên thủ hai nước Pê-ru và Bra-xin, sẽ hợp tác xây dựng đường sắt xuyên qua đất liền Nam Mỹ, kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

    Trung Quốc xây dựng đường sắt cao tốc muộn gần 40 năm so với Nhật Bản, nhưng lại vượt Nhật Bản trong vòng 10 năm qua, trở thành đầu tàu của đường sắt cao tốc thế giới. Theo thống kê của Liên minh Đường sắt quốc tế, tính đến cuối năm 2013, tổng chiều dài đường sắt cao tốc các nước và vùng lãnh thổ khác trên thế giới đang vận hành là 11.605km, có 4.883km đang xây dựng và 12.570km quy hoạch xây dựng. Cùng một thời kỳ, tổng chiều dài đường sắt cao tốc Trung Quốc đã đi vào vận hành đạt 11.028km, có 12 nghìn km đang xây dựng, chiếm một nửa tổng chiều dài đường sắt cao tốc thế giới, đồng thời trở thành nước có tổng chiều dài đường sắt cao tốc đi vào vận hành dài nhất, quy mô đang xây dựng lớn nhất.

    Cuối năm 2009, sau khi đến thăm Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Ô-ba-ma công nhận, Trung Quốc đang xây dựng đường sắt nhanh hơn Mỹ, Mỹ cần coi Trung Quốc là tấm gương. Tính đến nay, đã có hơn 100 Nguyên thủ quốc gia, nhà lãnh đạo và chuyên gia các nước từng khảo sát đường sắt cao tốc Trung Quốc, trong đó có nhiều nước đang bàn thảo với Trung Quốc về hợp tác trong lĩnh vực đường sắt cao tốc, kể cả Anh, nước đi trước trong lĩnh vực xây dựng đường sắt thế giới, cũng đưa việc Trung Quốc và Anh dốc sốc hợp tác về đường sắt cao tốc vào "Tuyên bố chung Trung – Anh" mới nhất.

    M: Qua đoạn băng ghi âm vừa rồi, chúng ta có thể thấy, đường sắt cao tốc Trung Quốc đang chạy nhanh như tên bắn ra thế giới, vậy, đường sắt cao tốc có thể mang lại những gì cho ASEAN?

    Trước hết, đường sắt cao tốc Trung Quốc có thể thúc đẩy liên kết, kết nối trên bộ trong và ngoài khối ASEAN. Năm 2010, các nước ASEAN đã thông qua "Quy hoạch tổng thể liên kết, kết nối ASEAN", trong đó liên kết, kết nối đường sắt là một trong những trọng điểm xây dựng. Kinh tế tổng thể của ASEAN đã thu được thành tựu đáng kể trong gần 10 năm qua, nhưng do các nguyên nhân như lịch sử, kinh tế kém phát triển, v.v., tổng chiều dài đường sắt của các nước ASEAN có hạn, hơn nữa công nghệ lỗi thời, thiết bị cũ kỹ, như In-đô-nê-xi-a chẳng hạn, diện tích đất liền gần 2 triệu km2, dân số 250 triệu người, tổng chiều dài đường sắt không đến 10 nghìn km, bởi vậy, sự thiếu hụt về giao thông đường bộ vẫn là một thắt nút cổ chai cản trở sự liên kết, kết nối ASEAN cũng như sự phát triển kinh tế tổng thể của khu vực, trong khi đó đường sắt cao tốc là một lựa chọn tốt nhất cho ASEAN để nâng cấp đường sắt và liên kết, kết nối trong khu vực. Ví dụ, nếu xây dựng đường sắt cao tốc nối liền Băng-cốc và Chiềng Mai, Thái Lan, thì thời gian đi trên chặng đường 678km sẽ từ 11 tiếng đồng hồ hiện nay rút ngắn còn 3 tiếng đồng hồ, hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ngoài ra, 7 trong số 10 nước ASEAN kết nối trên bộ, phía bắc giáp ranh với Trung Quốc, đường sắt có tiềm năng phát triển rộng lớn trong giao thông đường bộ của ASEAN. Tuyến đường sắt xuyên Á được ấp ủ từ thập niên 60 thế kỷ trước đến nay đã nửa thế kỷ, một khi khánh thành thông tàu, du khách Xin-ga-po đến Côn Minh, Trung Quốc chỉ mất hơn chục tiếng đồng hồ. Một tuyến đường sắt là một hành lang phát triển kinh tế, còn đường sắt cao tốc nhanh chóng, thông suốt cũng sẽ mang lại cơ hội phát triển cũng như hiệu quả kinh tế to lớn cho cả các nước Đông Nam Á lẫn khu vực miền tây-nam Trung Quốc, đồng thời cũng có thể thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo tại khu vực miền tây-nam Trung Quốc và khu vực nghèo khó ở các nước ASEAN.

    Thứ hai, đường sắt cao tốc Trung Quốc sẽ đưa quan hệ đối tác chiến lược Trung Quốc – ASEAN và Khu Thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN bước vào thời đại hoàn toàn mới. Khu Thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN là khu thương mại tự do của các nước đang phát triển lớn nhất thế giới, từ năm 2003 thiết lập quan hệ đối tác chiến lược đến nay, hợp tác Trung Quốc – ASEAN bước vào con đường tốc hành. Tháng 9/2013, tại lễ khai mạc Hội chợ triển lãm Trung Quốc – ASEAN lần thứ 10, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề xuất nâng cấp Khu Thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN, các chỉ tiêu cụ thể bao gồm: Phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1.000 tỷ USD, năm 2016, số du khách Trung Quốc đến các nước ASEAN dự kiến đạt 14 triệu lượt người. Một trong những điều kiện tiền đề quan trọng nhất để thực hiện các mục tiêu nói trên là liên kết, kết nối, đường sắt cao tốc hoàn toàn có năng lực phát huy vai trò quân chủ lực.

    Thứ ba, đường sắt cao tốc Trung Quốc có thể mang lại khoa học-công nghệ đường sắt mới nhất thế giới cho ASEAN trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, và thúc đẩy nâng cấp các ngành nghề liên quan. Tuổi thọ sử dụng dài đến hàng trăm năm là một trong những ưu thế khiến đường sắt trở thành mạch máu vận hành kinh tế xã hội. Ưu thế cạnh tranh trong nhiều mặt như an toàn, nhanh chóng, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường của đường sắt trở nên nổi bật từ thập niên 90 thế kỷ 20, và thu hút ngày càng nhiều nước lần lượt gia nhập hàng ngũ phát triển đường sắt cao tốc, hiện nay tổng cộng có 16 nước đã hoặc đang xây dựng đường sắt cao tốc, trong đó đa số là các nước kinh tế phát triển và khá phát triển.

    Sau những nỗ lực gian khổ nằm gai nếm mật, đường sắt cao tốc đã trở thành tấm danh thiếp mới đại diện cho trình độ phát triển khoa học-công nghệ sáng tạo của Trung Quốc. Điều then chốt là, là nước từng trải, Trung Quốc hiểu rõ về sự trói buộc của khoa học-công nghệ tụt hậu đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của các nước đang phát triển, bởi vậy, Trung Quốc luôn kiên trì nguyên tắc hữu nghị, chân thành và cùng có lợi.

    Đường sắt cao tốc không những có thể nâng cao năng lực vận chuyển, mà còn có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành nghề. Theo ước tính của chuyên gia, cứ đầu tư 1 Nhân dân tệ cho đường sắt cao tốc là có thể thúc đẩy vốn đầu tư gấp 11 lần vào các ngành nghề khác, việc xây dựng đường sắt cao tốc ở khu vực ASEAN ít nhất cần đầu tư hàng chục tỷ USD, như vậy có thể mang lại hàng trăm tỷ USD vốn đầu tư vào các ngành nghề.

    Qua phân tích nói trên, chúng ta có thể thấy, đường sắt cao tốc Trung Quốc hoàn toàn phù hợp với nhu cầu kỹ thuật của việc liên kết, kết nối đường sắt Đông Nam Á trong các mặt như trình độ khoa học-công nghệ, giá thành xây dựng, tốc độ thi công, thiết bị đồng bộ, quản lý hệ thống, v.v., là lựa chọn tốt nhất cho ASEAN hiện đại hóa việc xây dựng đường sắt.

    Chúc ASEAN sớm hoàn tất mạng lưới đường sắt cao tốc và mang lại hạnh phúc cho nhân dân Đông Nam Á.

    Tiết mục "Ống kính ASEAN" hôm nay đến đây là hết, Mẫn Linh xin thân ái chào các bạn.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>