• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Tìm hiểu cà phê đắt nhất thế giới tại đảo Ba-li In-đô-nê-xi-a

    2014-07-30 17:11:02     CRIonline

    M: Mẫn Linh xin chào mừng các bạn đến với tiết mục "Ống kính ASEAN" của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.

    N: Nam Dương xin chào quý vị và các bạn. Xin chào Mẫn Linh.

    M: Xin chào Nam Dương. Nam Dương này, Nam Dương có dám uống loại cà phê được chế biến từ "phân cầy" không?

    N: Mẫn Linh nói đùa hay sao? Nếu có loại cà phê này, Mẫn Linh pha mời Nam Dương đi, Nam Dương sẽ uống luôn, bởi vì đó là loại cà phê hiếm nhất và đắt nhất trên thế giới. Hiện tại rất nhiều người dù có tiền nhưng cũng khó mua được loại cà phê này.

    M: Hoá ra Nam Dương là người sành cà phê. Đúng như Nam Dương vừa nói, loại cà phê được chế biến từ "chất thải" của loài cầy này là một trong những loại cà phê đắt nhất trên thế giới, đó là cà phê Kopi Luwak. Hôm nay, xin mời các bạn cùng Mẫn Linh và Nam Dương tìm hiểu quá trình sản xuất loại cà phê hiếm nhất thế giới này.

    N: "Kopi Luwak", ở Việt Nam lại được gọi là "cà phê phân chồn", "cà phê chồn". Từ "kopi" trong tiếng In-đô-nê-xi-a có nghĩa là cà phê. "Luwak" là tên loài cầy hương hoang dã sinh sống tại In-đô-nê-xi-a.

    M: Đây là loại cà phê đặc biệt. Trên thực tế, cầy hương là loài động vật ăn thịt và do đó chúng không thể tiêu hoá hạt cà phê, nhưng chúng lại rất thích ăn những trái cà phê, tuy nhiên khi vào dạ dày chỉ có cùi cà phê được tiêu hóa, còn hạt cà phê lại theo chất thải ra ngoài. Người dân địa phương thu lượm phân có lẫn hạt cà phê, sau đó trải qua các trình tự phức tạp như rửa sạch, phơi khô, sấy, v.v, chế biến thành cà phê với hương vị đặc biệt.

    N: Loài cầy hương này phân bố rải rác ở các nước vùng Đông Nam Á như In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Việt Nam và miền nam Trung Quốc, tuy nhiên loài cầy hương hoang dã hầu như chỉ sinh sống ở In-đô-nê-xi-a, trên các hòn đảo Ba-li, Xu-ma-tơ-ra, Gia-va, v.v, cho nên loại "cà phê phân cầy" này rất hiếm, sản lượng hàng năm trên thế giới chưa đến 400 kg.

    M: Chính vì thế "cà phê phân cầy" lại được tôn vinh là cà phê vàng, là một trong những loại cà phê đắt nhất thế giới, một túi hạt "cà phê phân cầy" 50g được bán với giá khoảng 1.500 Nhân dân tệ, gần 5 triệu đồng Việt Nam, chỉ có thể pha 3-4 tách. Tại các quán cà phê ở Trung Quốc, "cà phê phân cầy" bình thường là 200 Nhân dân tệ, khoảng 700 nghìn đồng Việt Nam một tách.

    N: Vâng. Tại gian trưng bày cà phê ở Hội chợ triển lãm Trung Quốc – ASEAN năm 2013 diễn ra tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc, giá bán "cà phê phân cầy" In-đô-nê-xi-a 500g là 5.000 Nhân dân tệ, tức hơn 16 triệu đồng Việt Nam. Vì vậy, mở đầu tiết mục, Mẫn Linh đã hỏi Nam Dương có dám uống loại cà phê này không? Đáp án của Nam Dương là dù không phải dân nghiện cà phê nhưng vẫn sẽ uống thử, vì đây là một trong các loại cà phê quý hiếm nhất thế giới.

    M: Biết thế, nên Mẫn Linh chỉ nói đùa thôi. Vậy, mùi vị của loại cà phê này như thế nào? Tại sao nó mang hương vị đặc trưng như vậy? Sau một bài dân ca In-đô-nê-xi-a, chúng tôi sẽ tiếp tục bật mí cho các bạn. Bài hát tiếng In-đô-nê-xi-a này khá nổi tiếng ở Trung Quốc, bởi vì nó từng xuất hiện trong một bộ phim nổi tiếng Trung Quốc. Bài hát mang tên "Sông Solo", mời các bạn cùng thưởng thức.

    N: Mời các bạn tiếp tục đến với Ống kính ASEAN của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.

    M: Vâng. Mở đầu tiết mục chúng tôi đã giới thiệu sơ qua với các bạn "cà phê phân cầy" In-đô-nê-xi-a, một trong những loại cà phê quý hiếm nhất thế giới. Sau đây mời các bạn cùng đến thăm một trang trại trồng cà phê ở In-đô-nê-xi-a để tiếp tục giải mã về loại cà phê này.

    N: In-đô-nê-xi-a là một nước sản xuất nhiều cà phê hạt, sản lượng đứng thứ 4 thế giới, nhất là điều kiện thổ nhưỡng, vị trí địa lý và phương pháp trồng trọt đặc biệt trên đảo Ba-li đã khiến cà phê nơi đây mang hương vị đặc biệt. "Cà phê phân cầy" cũng là một trong những loại tặng phẩm Chính phủ In-đô-nê-xi-a tặng cho khách quý.

    M: Vâng. Đảo Ba-li hiện đang thúc đẩy ngành nông nghiệp xanh, rất nhiều trang trại trồng cà phê đều được bao quanh bằng lưới sắt, áp dụng phương thức thả nuôi cầy hương trong khu vực hoạch định để tiện cho việc thu lượm nguyên liệu hạt cà phê phân cầy, đồng thời kết hợp thu hút du khách, phát triển ngành du lịch tham quan tìm hiểu việc trồng cà phê.

    N: Vâng. Trang trại trồng cà phê mà chúng ta tham quan hôm nay nằm trên một quả đồi, cả quả đồi trồng kín cây cà phê, đối diện là những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh. Vừa bước vào trang trại là có thể ngửi thấy mùi thơm thoang thoảng đặc biệt của các loài cây trồng nhiệt đới.

    M: Chủ trang trại cho biết, cầy hương ngủ vào ban ngày và hoạt động vào ban đêm. Vào lúc đêm khuya, các nhân viên nuôi cầy sẽ mở lồng, để chúng tự do ăn trái cà phê. Với cái mũi siêu thính, cầy hương sẽ chọn những trái cà phê màu đỏ chín nhất.

    N: Loài cầy hương này mõm nhọn, đầu nhỏ, nhìn kỹ, thực ra rất giống loài khỉ kính. Bên cạnh chúng có thể phát hiện một đống chất bầy nhầy, đó chính là "phân cầy", nguyên liệu cà phê chưa qua xử lý và nguyên sinh nhất.

    M: Vậy, tại sao "phân cầy" có thể trở thành nguyên liệu của loại cà phê hương vị đặc biệt?

    N: Chủ trang trại đã dẫn chúng tôi tham quan phòng chế biến cà phê. Hóa ra, khi đi qua hệ thống tiêu hóa của cầy vòi đốm, dưới tác dụng lên men của các enzym trong dạ dày, hạt cà phê không những được loại bỏ mùi đắng, mà còn dính "dầu thơm" của cầy hương, vì vậy, hạt cà phê trong phân đều là những "hạt tinh chế".

    M: Vâng. Mẫn Linh xin giải thích cụ thể hơn về hiện tượng tạo ra các loại hạt cà phê này. Theo các nhà khoa học, rất nhiều loại chất tiêu hoá đã được thử nghiệm ở bên ngoài bề mặt hạt cà phê, và kết quả là hiện tượng biến đổi màu sắc của hạt cà phê đã xảy ra. Hạt cà phê chuyển sang màu vàng nhạt. Hạt cà phê trở nên cứng hơn, giòn hơn, ít protein hơn, điều này làm cho độ đắng của hạt cà phê giảm đi, tạo ra một hương vị mạnh hơn, bởi lẽ protein làm cho cà phê trở nên đắng hơn trong quá trình rang. Trong quá trình tiêu hoá, protein đã được lọc ra khỏi hạt cà phê.

    N: Vâng. Cà phê rang thông thường chỉ pha một nước, nhưng loại cà phê này lại có thể pha 3-4 nước mà hương vị vẫn rất đậm và thơm.

    M: Vâng. Các loại cà phê đều được thưởng thức miễn phí trong trang trại, nhưng chỉ có mỗi "cà phê phân cầy" mới thu phí 5 USD, và mỗi tách chỉ bằng 1/4 các loại cà phê bình thường.

    N: Vậy, mùi vị cà phê này là như thế nào?

    M: Rất tiếc Mẫn Linh chưa có dịp thưởng thức loại cà phê này, nhưng Mẫn Linh có thể mượn lời của những người đã từng thưởng thức loại cà phê này. Diễn viên người Anh John Cleese đã miêu tả "nó vừa có vị bùi bùi của đất, lại ngai ngái như bị mốc, vừa dìu dịu, lại giống như nước si-rô, đậm đà như mang theo âm hưởng của rừng già và của sô-cô-la."

    N: Cũng có người mô tả nó là "có mùi mốc, ngọt ngào như si-rô, mịn, và giàu vị sô-cô-la, mật đường và một chút vị của thuốc lá", có "vị khói, đắng nhưng rất dễ chịu".

    M: Tại Việt Nam, loại cà phê này cũng được sản xuất tại Tây nguyên. Nguyên tắc sản xuất thì hoàn toàn giống như tại In-đô-nê-xi-a.

    N: Cho dù bạn không phải là một người sành cà phê, nhưng chắc chắn bạn cũng sẽ cảm nhận được sự khác biệt trong hương vị của loại cà phê này. Vậy liệu loại cà phê đã có một "chuyến hành trình" qua dạ dày của cầy hương có đủ an toàn để cho bạn thưởng thức?

    M: Thực ra, loại "cà phê phân cầy" này trên thị trường khá sạch, chúng đã được xối qua dòng nước đang chảy sau khi được thu lượm về giúp loại bỏ mọi vi khuẩn. Vì vậy các bạn có thể yên tâm thưởng thức.

    N: Một số người cho rằng danh tiếng của loại cà phê này là không có thật và nó bán chạy bởi người ta thấy tò mò về câu chuyện xung quanh nó mà thôi. Tuy nhiên, như các nhà kinh tế học vẫn thường nói, ở đâu có cầu thì ở đó ắt có cung.

    M: Vâng. Có lẽ đối với những người không sành cà phê mà nói, loại cà phê này chỉ dừng lại ở chỗ "khác" với cà phê bình thường thôi, chứ không đến nỗi đam mê. Nhưng nhiều khi "giá cao" không phải vì "ngon" mà vì "hiếm".

    N: Vâng. Mẫn Linh nói rất đúng. Làm xong tiết mục hôm nay, Nam Dương càng mong sớm có một ngày có thể nếm thử loại cà phê đặc biệt này.

    M: Tiết mục Ống kính ASEAN hôm nay đến đây là hết...

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>