ong kinh 30-4-2014
|
Bước vào Trường Dục Tài Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc, rất nhiều người sẽ lấy làm bất ngờ bởi khuôn viên ngôi trường nhỏ bé này đã từng đào tạo 4 vị Phó Thủ tướng Việt Nam.
Trường Dục Tài Quế Lâm nằm trong khuôn viên Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây hiện nay, bước vào trường từ cổng phía tây sẽ nhìn thấy cách đó không xa là một tòa nhà kiến trúc kiểu Việt Nam tường vàng ngói đen. Giám đốc Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam Đại học Sư phạm Quảng Tây Nguyễn Trung Nguyên giới thiệu rằng, đây chính là phòng học mà các học sinh Việt Nam năm đó từng sử dụng, tòa nhà này hiện đã trở thành nhà kỷ niệm.
Trường Dục tài Quế Lâm
Bước vào nhà kỷ niệm, những tấm ảnh đen trắng cũ đã ố vàng, đang lặng lẽ kể lại cuộc sống học tập tại đây của các học sinh Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ về trước. Ông Nguyễn Trung Nguyên cho biết, "Rất nhiều người không biết đây là trường từng đào tạo nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam". Thập niên 50-70 thế kỷ trước, một số trường học Việt Nam chuyển đến khu Trường Dục Tài Đại học Sư phạm Quảng Tây dạy học do nhân dân Việt Nam đang tiến hành cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ gian khổ. Từ năm 1951 đến năm 1975, lần lượt có hơn 14 nghìn học sinh tốt nghiệp từ Quế Lâm về nước.
Ông Nguyễn Trung Nguyên chỉ vào một tấm ảnh đen trắng và cho biết, tấm ảnh này chụp năm 1967, cậu thiếu niên ngây ngô ở hàng trước hiện đã trở thành Phó Thủ tướng Việt Nam, đó chính là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân. Ngoài Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ra, ba vị Nguyên Phó Thủ tướng Việt Nam gồm Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Công Tạn, Vũ Khoan và Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trần Đình Hoan đều là học sinh của Trường Dục Tài Quế Lâm. Theo thống kê chưa đầy đủ, trường này đã đào tạo hơn 40 quan chức cấp tỉnh và cấp bộ, hơn 30 vị tướng cho Việt Nam.
Ông Nguyễn Trung Nguyên cho biết, năm 2010, Đại học Sư phạm Quảng Tây đã xây dựng Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam trên cơ sở khuôn viên nhà trường và ký túc xá của Trường Dục Tài trước đây, "hoàn nguyên" những năm tháng khó quên đó. Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã tham dự lễ khánh thành Nhà kỷ niệm và viết lời đề tặng: "Việt Nam và Trung Quốc chung một mặt trời, chung một mặt trăng, chung một dòng sông, chung một biển lớn. Láng giềng hữu nghị, bạn bè, đồng chí, ngàn năm hạnh phúc".
Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân tham dự lễ khánh thành Nhà kỷ niệm
Ông Nguyễn Trung Nguyên nói rằng, "Trường Dục Tài cũng chứng kiến tình cảm như anh em một nhà giữa các thầy trò Trung – Việt". Trong Nhà kỷ niệm, một tấm ảnh với thuyết minh "Học sinh cũ của Trường Dục Tài Quế Lâm đến thăm ân nhân, bác sĩ Đặng Hải Đường", đó là câu chuyện liên quan đến một nghĩa cử cứu người. Năm 1955, bác sĩ Trường Dục Tài Đặng Hải Đường đã cứu một học sinh Việt Nam 9 tuổi bị đuối nước, nghĩa cử của bác sĩ Đặng Hải Đường được học sinh Việt Nam coi là hóa thân của tình nhân ái.
Ông Nguyễn Trung Nguyên kể rằng, "Khi được cứu lên, cậu học sinh này đã ngất đi, nước mà cậu học sinh này hít vào đều là nước phân, bác sĩ Đường đã áp miệng mình vào miệng của học sinh đó để hút nước phân ra, cuối cùng đã cứu sống học sinh này". Sau nhiều năm tìm kiếm, học sinh được cứu Hồ Sĩ Hiệu cuối cùng đã tìm được bà Đặng Hải Đường, và nhận bà làm mẹ nuôi.
Thu hoạch của ông Hồ Sĩ Hiệu là tình mẹ con xuyên quốc gia, còn cô gái Quế Lâm Tạ Việt Hoa lại không ngờ rằng, tên mình đã ẩn chứa một câu chuyện lịch sử đặc biệt.
Bà Lư Mỹ Niệm, mẹ cô Tạ Việt Hoa là giáo viên tiếng Việt ở Đại học Sư phạm Quảng Tây. Bà trước đây là phiên dịch tiếng Việt của Trường Dục Tài Quế Lâm. Bà Lư Mỹ Niệm cho biết: "Năm đó, khi mang bầu, lãnh đạo phía Việt Nam của Trường Dục Tài có đề nghị với tôi, con đầu lòng nếu là con trai thì đặt tên là Việt Trung, nếu là con gái thì đặt tên là Việt Hoa, lấy đó để kỷ niệm tình hữu nghị Trung – Việt".
Bà Lư Mỹ Niệm cho biết, trong mấy chục năm làm công tác dạy học và phiên dịch tiếng Việt, bà đã kết lên tình hữu nghị nồng thắm với rất nhiều người Việt Nam. Tại buổi mít-tinh kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây, bà Lê Huệ đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, đã gửi tặng cô Niệm một tấm ảnh năm đó. Cô học sinh ngây thơ năm đó, hiện đã hơn tuổi 50, sau nhiều năm xa cách vẫn được gặp lại nhau, hai thầy trò xúc động ôm nhau mắt lệ tuôn trào, tâm sự thâu đêm.
Bà Lư Mỹ Niệm nói: "Dù trong những năm quan hệ Trung – Việt xảy ra thay đổi, các học sinh cũ của Trường Dục Tài như em Lê Huệ hàng năm đều vẫn kiên trì tổ chức gặp mặt một lần trong nước Việt Nam, ôn lại các bài hát tiếng Trung được học tại Quế Lâm năm đó, là những người ủng hộ kiên định cho tình hữu nghị Trung – Việt".
Lịch sử của Trường Dục Tài Quế Lâm đã qua đi, từ khi bước vào thập niên 90 thế kỷ 20, từng đợt thanh niên Việt Nam đến Quế Lâm theo dấu chân của bậc cha ông, kế thừa tình hữu nghị đặc biệt giữa Đại học Sư phạm Quảng Tây và nhân dân Việt Nam.
Năm 2010, bạn Tạ Thị Ngọc Hà đến Đại học Sư phạm Quảng Tây lưu học. Bạn Ngọc Hà đến Trung Quốc là chịu ảnh hưởng của gia đình. Bạn cho biết: "Ông nội em hiện là Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ". Bạn Ngọc Hà mong tiếp bước ông nội, góp phần cho tình hữu nghị hai nước Việt – Trung. "Mong quan hệ hai nước chúng ta ngày càng tốt hơn, mong Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam để kinh tế hai nước chúng ta phát triển nhanh hơn".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |