Thủ tướng Lý Khắc Cường đề nghị xây dựng phiên bản nâng cấp Khu vực Mậu dịch tự do
Trong "10 năm vàng", Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, ASEAN cũng trở thành đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc. Năm 2012, kim ngạch thương mại hai chiều lên tới hơn 400 tỷ USD, tăng 5 lần so với 10 năm trước, tổng đầu tư cho nhau vượt quá 100 tỷ USD, tăng 3 lần so với 10 năm trước. Tháng 11 trước năm 2013, kim ngạch thương mại hai chiều tăng 10,9% so với cùng kỳ, dẫn đầu tốc độ tăng trưởng giữa Trung Quốc với các đối tác thương mại khác.Kiến tạo "10 năm kim cương" là sự lựa chọn chiến lược của Nhà lãnh đạo Trung Quốc. Năm 2013, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường lần đầu tiên thăm các nước ASEAN trên cương vị Thủ tướng, đã đặc biệt đề xuất sáng kiến khởi động đàm phán phiên bản nâng cấp Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc—ASEAN. Các chuyên gia cho rằng, 10 năm tới, kinh tế thương mại Trung Quốc—ASEAN sẽ từ "mở rộng về số lượng" chuyển sang "mở rộng về chất lượng", thực hiện một cách sâu sắc việc chia sẻ và hội nhập lợi ích.
Điều dễ thấy nhất là, thương mại hàng hóa bổ sung ưu thế cho nhau mà hai bên vốn có sẽ được tiếp tục nâng cấp. Dự án "Gạo đổi tàu cao tốc" Trung-Thái được mọi người quan tâm của năm 2013 có thể là mẫu mực đáng quảng bá. Trong thời gian thăm Thái Lan, Thủ tướng Lý Khắc Cường cam kết, Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp nước mình nhập khẩu 1 triệu tấn gạo Thái Lan trong 5 năm tới, đồng thời cũng giới thiệu thực lực và kinh nghiệm kỹ thuật đường sắt cao tốc Trung Quốc.
Theo Giáo sư Học viện Ngoại giao Tô Hạo, tiến hành thương mại hàng hóa chỉ thông qua phương thức bổ sung cho nhau là chưa đủ, "nếu thương mại trước đây giữa Trung Quốc—ASEAN là mở rộng về số lượng, thì sau này sẽ nâng cấp về chất lượng". Giáo sư Tô Hạo cho rằng, Trung Quốc—ASEAN nên hình thành chuỗi ngành nghề hoàn chỉnh đi sâu kết nối sản xuất và tiêu thụ, khiến hai bên gắn bó chặt chẽ và nương tựa nhau về kinh tế.
Trên thực tế, Chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ ý tưởng này. Ngoài tiếp tục cắt giảm thuế quan, Trung Quốc còn đề nghị hai bên triển khai vòng mới đàm phán cam kết thương mại dịch vụ, thúc đẩy mở cửa thực tế trong lĩnh vực đầu tư, phấn đấu đến năm 2020 nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên tới 1000 tỷ USD, 8 năm tới tăng đầu tư hai chiều lên 150 tỷ USD.
Ảnh: Kinh tế thương mại Trung Quốc—ASEAN nâng cấp
Ngoài ra, xét đến ưu thế kết nối chặt chẽ về địa lý, Trung Quốc—ASEAN thúc đẩy hợp tác kết nối trong các lĩnh vực: đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không, viễn thông, năng lượng v.v. cũng là một điểm sáng mới nâng cấp kinh tế thương mại.
Việc nâng cấp thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng không thể tách rời việc huy động và trao đổi vốn. Những năm qua, tính liên quan chu kỳ kinh tế ASEAN—Trung Quốc ngày càng cao, việc phát triển kinh tế khu vực ngày càng gắn với chính sách hỗ trợ tài chính tiền tệ vững chắc. Chính phủ Trung Quốc bày tỏ, việc mở rộng quy mô và phạm vi trao đổi đồng nội tệ song phương, mở rộng thí điểm thanh toán bằng đồng nội tệ trong thương mại xuyên biên giới, phát huy tốt vai trò ngân liên Trung Quốc—ASEAN sẽ là phương hướng hợp tác quan trọng trong tương lai.
Trong chuyến thăm In-đô-nê-xi-a năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, khu vực các nước Đông Nam Á từ xưa đến nay đều là khâu quan trọng trong "con đường tơ lụa trên biển", Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác trên biển với các nước ASEAN, cùng xây dựng "con đường tơ lụa trên biển" hướng tới thế kỷ 21. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng bày tỏ nguyện vọng "xây dựng con đường tơ lụa trên biển hướng tới ASEAN".
Ý tưởng này không phải là sáo rỗng. Trong "Cương lĩnh hành động" sâu sắc cải cách toàn diện hướng tới tương lai do Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 đề xuất, việc thúc đẩy xây dựng con đường tơ lụa cũng được đưa vào. Cụ thể đến công tác kinh tế năm 2014, Chính phủ cũng đưa "con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21" vào nhiệm vụ công tác cả năm, yêu cầu khẩn trương đưa ra quy hoạch chiến lược, bám sát khâu lợi ích giữa các nước châu Á.
Lịch sử và địa lý đã giành mối quan hệ gắn bó cho Trung Quốc—ASEAN. Một lần nữa bừng lên sức sống của con đường tơ lụa trên biển, hội nhập sâu sắc lợi ích Trung Quốc—ASEAN, tăng cường tin cậy chiến lược của hai bên, sẽ giải quyết hữu hiệu bất đồng và trở ngại. Chỉ có "hòa vi quý" mới có thể cung cấp động lực bền vững cho phồn thịnh, phát triển giữa Trung Quốc—ASEAN.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |