LQ – Thưa quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Nối vòng tay hữu nghị" do La Thành và Lệ Quyên thể hiện.
LT – La Thành xin chào quý vị và các bạn.
LQ-Các bạn thân mến, cùng với việc giao lưu kinh tế, thương mại, văn hóa v.v... giữa hai nước Trung – Việt ngày một dồn dập
LT – Hàng năm có rất nhiều sinh viên Việt Nam sang Trung Quốc lưu học và ngược lại cũng có rất nhiều sinh viên Trung Quốc sang Việt Nam lưu học
LQ – Vâng đúng vậy. Sau khi về nước mỗi người đã công tác trên những cương vị khác nhau, cũng có bạn đã xây dựng tổ ấm gia đình với một người mà mình đem lòng yêu mến trong những năm tháng học tập trên đất nước bạn.
LT – Nhưng cho dù sau khi tốt nghiệp về nước công tác, nhưng những kỷ niệm khó quên trong thời gian lưu học đã khắc sâu trong ký ức của các bạn
LQ – Trong tiết mục "Nối vòng tay hữu nghị" hôm nay, trước hết LT và LQ xin giới thiệu với quý vị và các bạn bài phỏng vấn 3 giáo viên dạy Hán ngữ ở Hà Nội từng lưu học ở Trung Quốc trong nhiều năm
LT – Sau đó là bài: Cửa khẩu Tây Nam Trung Quốc xây dựng vành đai văn hóa "Thư viện cửa khẩu"
< nhạc cắt >
LQ – Quý vị và các bạn thân mến, thầy Văn hiện là giáo viên dạy Hán ngữ đã từng 9 năm sinh sống và học tập ở Trung Quốc, nên thầy rất có tình cảm đối với Trung Quốc cũng như các thầy cô và bạn bè Trung Quốc. Tâm sự với LQ về những kỷ niệm khó quên này, thầy Văn cho biết: < Tiếng động >
"Tôi đã từng có 9 năm học tập ở TQ. Từ năm 2002 đến năm 2008 tôi học đại học ở Năm Ninh, năm 2009 đến năm 2012 thì tôi lên Thiên Tân học Thạc sĩ. Trong 9 năm học tập ở TQ tôi nhận được rất nhiều giúp đỡ của thầy cô và bạn bè TQ, tôi cảm thấy người dân TQ rất nhiệt tình, mến khách. Cho đến nay tôi vẫn thường xuyên liên lạc với các thầy cô và các bạn cùng lớp".
LT – Các bạn thân mến, cô Nguyễn Liên hiện là giáo viên dạy tiếng Trung ở Hà Nội, nhưng cô cũng từng học tập và làm giáo viên dạy tiếng Việt ở Côn Minh, Trung Quốc trong 8 năm.
LQ – Trong 8 năm học tập và công tác ở Trung Quốc cô đã có tình cảm và xây dựng mái ấm gia đình với một chàng trai người Phúc Kiến Trung Quốc. Hiện nay, gia đình cô đang sống một một cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc ở Hà Nội, Việt Nam. Giới thiệu với LQ về cuộc sống hạnh hpúc của gia đình mình, cô Liên cho biết:
< tiếng động >
"Mình từng 8 năm học tập và công tác ở Côn Minh TQ, và sau khi thành lập gia đình hai vợ chồng đã về VN sinh sống và lập nghiệp. Chồng mình là người Phúc Kiến TQ, hiện đang làm ăn ở VN, còn bản thân mình chủ yếu là dạy học.
Quả thực đất nước TQ nói chung và thành phố Côn Minh nói riêng đã để lại cho mình ấn tượng cực kỳ sâu sắc, nếu như chồng mình không muốn sang VN làm ăn thì chắc chắn mình vẫn muốn ở lại TQ. Bởi vì, thành phố Côn Minh phong cảnh rất đẹp, khí hậu dễ chịu, hơn nữa trong thời gian ở Côn Minh mình đã làm quen với nhiều bạn TQ, các bạn đối với mình rất tốt, nên ở Côn Minh mình không thiếu tình cảm và tình thương, khiến mình luôn cảm thấy Côn Minh là quê hương thứ hai của mình, mỗi nói đến Côn Minh mình cảm thấy rất hạnh phúc, mong sao có dịp được trở lại Côn Minh sinh sống mấy năm.
Có thể nói mình là một người phụ nữ hạnh phúc, bởi mình có ông chồng ngoài biết làm kinh tế ra còn rất tôn trọng và yêu thương vợ con. Anh ấy còn rất tâm lý, khi mình đi làm anh ấy có thể giúp mình làm mọi việc trong gia đình và chia sẻ trong công việc, nên hai vợ chồng sống rất hòa hợp, hai bên cha mẹ cũng rất rất ủng hộ và quý mến vợ chồng mình.
Mấy năm nay hai vợ chồng mình cũng về Phúc Kiến TQ thăm bố mẹ chồng, và ông bà cụ cũng sang VN mấy lần, ông bà cụ rất dễ tính, nên mình sang bên Phúc kiến cảm thấy rất dễ chịu. Chồng mình là người rất dễ thích ứng và rất thích các món ăn VN, hơn nữa bố mẹ mình rất quý con rể, vì chồng mình rất biết điều, nên được mọi người quý mến".
LT – Quý vị và các bạn thân mến, sau khi lưu học ở Quế Lâm Trung Quốc, cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh hiện đang giảng dạy tiếng Trung ở Hà Nội. Tâm sự với LQ về những kỷ niệm đối với các thầy cô giáo và bạn bè TQ cô nói:
< Tiếng động >
"Sau khi học tiếng Trung ở Trung Quốc mấy năm mình cảm thấy rất thích tiếng Trung và thấy rằng hán ngữ là một ngôn ngữ rất hay. Trong thời gian học tập ở TQ mình đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, và nhất là lòng nhiệt tình mến khách đối với các bạn nước ngoài của thầy cô và các bạn TQ đã để lại cho mình ấn tượng sâu sắc, mình mong có cơ hội quay trở lại TQ để học tập thêm.
Mình sẽ dùng những kiến thức của mình đã học được ở TQ giúp nhiều bạn VN hiểu biết thêm về Hán ngữ."
LQ – Trên đây, LT và LQ vừa giới thiệu với quý vị và các bạn đôi dòng tâm sự của 3 bạn từng sinh sống và học tập ở TQ trong nhiều năm.
LT – Sau đây chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát: Trung Quốc đẹp như tranh
LQ – Lời ca có đoạn: Đứng trên đất nước cổ kính, muôn núi nghìn sông, giang sơn đẹp như tranh
< thả bài hát >
LT – Tiếp theo LQ và LT xin giới thiệu với quý vị và các bạn bài: Cửa khẩu Tây Nam Trung Quốc xây dựng vành đai văn hóa "Thư viện cửa khẩu"
LQ - Theo Hãng tin Trung Quốc: Mới đây, từ Sở Báo chí Xuất bản tỉnh Vân Nam phóng viên được biết, lấy Thư viện cửa khẩu biên giới Trung Quốc—Mi-an-ma làm khởi điểm, Trung Quốc sẽ đưa các cửa khẩu giáp với Mi-an-ma, Lào, Việt Nam vào vành đai văn hóa thư viện cửa khẩu, phát huy chức năng trung tâm giao lưu văn hóa biên giới.
LT - Trưởng Phòng Giao lưu Hợp tác đối ngoại Sở Báo chí Xuất bản tỉnh Vân Nam bà Hà Bình cho biết: "Theo quy hoạch liên quan, số thư viện ở các cửa khẩu đường bộ giữa Trung Quốc--Mi-an-ma, Trung-Lào, Trung-Việt sẽ lên tới 19 thư viện, để phát huy chức năng giao lưu văn hóa biên giới".
LQ - Năm 2009, Trung Quốc đã mở thư viện cửa khẩu đầu tiên ở cửa khẩu Thư Cáo, biên giới Trung Quốc—Mi-an-ma, dốc sức giải quyết vấn đề "đọc sách khó, mua sách khó, mượn sách khó" cho nhân dân biên giới, cung cấp các loại sách giới thiệu tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, đồng thời phát huy chức năng trung tâm giao lưu văn hóa Trung Quốc—Mi-an-ma, tổ chức các hoạt động như: Lớp đào tạo chữ viết dân tộc thiểu số, lớp đào tạo Hán ngữ biên giới Mi-an-ma, nói chuyện và tọa đàm văn hóa Trung Quốc—Mi-an-ma, diễn đàn liên hoan hữu nghị văn hóa Trung Quốc—Mi-an-ma v.v.
LT - Hiện nay, trung bình mỗi ngày có gần 200 lượt người đến thư viện này gồm nhân dân biên giới, học sinh trung tiểu học, chiến sĩ biên phòng hai nước Trung Quốc—Mi-an-ma.
LQ - Bà Hà Bình cho biết: "Nhất là lớp đào tạo tiếng Mi-an-ma, Hán ngữ ngày nào cũng mở cửa, thu hút ngày càng nhiều người dân biên giới Trung Quốc—Mi-an-ma đến theo học, trở thành một cửa sổ quan trọng giao lưu văn hóa biên giới giữa hai nước. Sự thành công của Thư viện cửa khẩu Thư Cáo đã được khẳng định đầy đủ".
LT - Tham khảo kinh nghiệm của Thư viện cửa khẩu Thư Cáo, Trung Quốc quy hoạch lần lượt mở 18 thư viện cửa khẩu ở các cửa khẩu biên giới Trung Quốc—Mi-an-ma, Trung-Lào, Trung-Việt, để hình thành một vành đai văn hóa cửa khẩu.
LQ - Bà Hà Bình cho biết: "Dự kiến nhanh nhất đến đầu năm 2014, vành đai văn hóa thư viện cửa khẩu Trung Quốc sẽ cơ bản hình thành, trở thành khu thí điểm phát triển hài hòa hữu nghị giữa Trung Quốc—Mi-an-ma, Trung-Lào, Trung-Việt".
LT – Trên đây LQ và LT vừa giới thiệu với quý vị và các bạn bài: Cửa khẩu Tây Nam Trung Quốc xây dựng vành đai văn hóa "Thư viện cửa khẩu"
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |