Sự cảm động đến từ cuộc sống đích thực.
Đó là một ngày cuối tuần, tớ đang nghỉ ở nhà, bỗng nhiên nhận được điện thoại của cậu gọi từ huyện mà cậu đang sống, nói chuyện vẫn thẳng thừng như trước: "Bây giờ có bận không? Nếu không bận thì giúp tớ đi đón con". Tớ ngẩn người ra một lúc, hỏi: "Đi đón con nào?" Cậu nói: "Con nuôi của tớ". Tớ thấy khó hiểu: "Cậu còn có cả con nuôi cơ đấy, làm mẹ nuôi từ bao giờ thế?" Cậu ngắt lời tớ, sốt ruột nói: "Nó đã đánh nhau với người khác trong trường. Hiện đang ở đồn công an, cậu giúp tớ đi đón nó về đã, nếu cần nộp tiền thì cậu cứ ứng trước, chuyện khác mai gặp tớ sẽ nói sau". Việc không thể chậm chễ, gác điện thoại, tớ liền chạy bổ đến đồn công an.
Cậu là bạn học đại học của tớ. Sau khi tốt nghiệp, tớ rất ít liên hệ với các bạn cùng lớp khác, chỉ giữ liên hệ với cậu. Tớ làm việc tại một tạp chí ở tỉnh, cậu dạy học ở một trường trung học huyện, từng nhiều năm kiêm chức Bí thứ đoàn trường. Vì tình bạn học, hơn chục năm qua, trường các cậu luôn đặt mua tạp chí của chúng tớ, hơn nữa, điều đáng quý là đặt cho từng lớp, tớ hết sức cảm ơn cậu ủng hộ công việc của tớ, cậu nói rằng tạp chí rất khá, thích hợp cho học sinh, học sinh cũng thích đọc, còn đóng góp không ít ý kiến cho chúng tớ.
Đến đồn công an, tớ đã nói rõ ý định với các đồng chí công an, các đồng chí đã kể lại quá trình của sự việc. Hoá ra, nó năm nay học năm thứ 4, sắp tốt nghiệp, tối qua cãi cọ với người bảo vệ ở cổng trường do cùng các bạn về trường muộn, cuối cùng hai bên đã xảy ra xô xát. Nhà trường vốn có thể tự xử lý việc nhỏ này, nhưng do hai bên lúc đó đều có thái độ thiếu thiện chí, nên mới bị đưa đến đây.
Các đồng chí công an nói rằng cậu này là sinh viên sắp bước vào xã hội, mong phụ huynh phối phợp xử lý tốt việc này, đừng để việc này ảnh hưởng đến cuộc đời sau này của các em. Tớ nói rằng, là đại diện của phụ huynh, về lý cần phải xử lý tốt việc này, cháu nó đã gây phiền phức cho các đồng chí, cảm ơn những lời dạy bảo và gợi ý của các đồng chí. Sau khi rời đồn công an, tớ dẫn nó đến một nhà hàng gần đó, gọi một bát mì và hai cái bánh rán, nó đã kể với tớ về gia đình, việc học và mẹ nuôi của mình.
Nhà nó ở nông thôn khu vực phía bắc sông Vị, nó sống cùng ông bà nội sau khi cha mẹ ly dị. Đứa trẻ lớn lên trong gia đình như vậy, có thể sẽ nhạy cảm và yếu ớt hơn những đứa trẻ khác. Lên lớp 12, một lần nó không muốn đi học, đã bỏ nhà đi, ông nội tuổi cao sức yếu phải đi tìm nó, cuối cùng suýt nữa bị lạc đường. Cô giáo của nó, tức cậu, sau khi biết chuyện, chủ động yêu cầu gánh vác tránh nhiệm của người giám hộ, phụ đạo việc học của nó, chăm sóc nó. Từ đó, lên cấp 3, nó đã ăn cơm ở nhà cậu 3 năm, cảm nhận được sự đầm ấm và tình thương yêu. Trời không phụ người có lòng. Nó đã thi đỗ đại học, bắt đầu gọi cậu là mẹ. Thế là, cậu đã trở thành mẹ nuôi của nó.
Sáng sớm hôm sau, cậu chạy đến, đến trường gặp con và giáo viên hướng dẫn trước. Khi tớ gặp cậu đã là buổi trưa. Cậu nói: "Thằng bé này thi đỗ được đại học thật không dễ dàng". Tớ hỏi: Chi phí học đại học của nó giải quyết như thế nào? Cậu thở than nói: "Cha mẹ ruột thịt của nó, tớ không gặp lần nào trong suốt 3 năm cấp 3. Sau khi nó thi đỗ đại học, mẹ nó đến tìm tớ một lần. Tớ nói với chị ấy rằng, 4 năm đại học, chị phải lo cho học phí cho nó, còn sinh hoạt phí thì tớ sẽ chịu". Tớ hỏi: "Chồng cậu có đồng ý không?" Cậu trả lời: "Tớ có bàn với ông xã, anh ấy đồng ý. Không đồng ý cũng phải đồng ý, cậu không biết, khi nó gọi tớ là mẹ, tâm trạng của tớ ư... Ôi, hết cách, ai bảo tớ là mẹ nuôi của nó".
Tớ nói: "Tớ đã gặp nó rồi, bằng tuổi con trai tớ. Tớ đã nói chuyện với nó, bản chất của nó rất tốt, có chí tiến thủ, là một thanh niên khá". Cậu nói: "Thực ra nó bình thường biểu hiện rất tốt, cũng đã ký hợp đồng lao động rồi, ở Lang Phường, Hà Bắc, một công ty thuộc Tập đoàn Dầu mỏ Trung Quốc".
Tớ nói: "Cậu thật đáng khâm phục! Cậu đã làm một việc vĩ đại". Cậu cười ngượng ngịu: "Vĩ đại gì đâu! Tớ là cô giáo, không thể bỏ mặc học sinh của mình". Ngừng một lúc, cậu lại nói tiếp, bình tĩnh và tự nhiên: "Trước đây tớ còn có hai học sinh, hoàn cảnh cũng gần giống thằng bé này, thế nhưng, hiện nay các em đều rất tốt, trong đó có một em đã học ở nước ngoài. Thực ra, giúp đỡ các em là chuyện nhỏ, thấy các em có thành tích, là tớ thấy rất vui".
Tớ nói: "Không những cậu thấy vui, tớ cũng mừng thay cho cậu. Thật đấy, cậu đã làm tớ cảm động".
Cô là Phan Văn Quyên, giáo viên Trường Trung học Bắc Thành, huyện Tam Nguyên, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |