Hai chữ đại học, chắc chắn là niềm mơ ước của các bạn chưa bước chân vào ngưỡng cửa đại học, còn các bạn đã vào đại học rồi thì nhất định sẽ có nhiều cảm xúc. Có lẽ, bạn từng cảm thấy lúng túng, hoang mang, khó lựa chọn, đau khổ, thế nhưng, vấn đề nên học đại học như thế nào, chắc chắn là điều đáng để bạn suy ngẫm. Sự từng trải của hai bạn bằng tuổi sau đây có lẽ là ngoại lệ, nhưng có thể là sự gợi ý cho bạn...
Vì sao tôi từ bỏ Bắc Đại
Anh Trắc Tường đang xem tư liệu tại thư viện
Sau 6 năm, Trắc Tường vẫn để tờ giấy báo nhập học của Đại học Bắc Kinh, một trong những đại học nổi tiếng nhất Trung Quốc ở chỗ bắt mắt nhất trong tủ. Tháng 9 năm đó, anh không cầm tờ giấy báo nhập học này đến Đại học Bắc Kinh đăng ký nhập học, mà đăng ký tham gia lớp TOEFL của trường Tân Đông Phương, một cơ sở đào tạo tiếng Anh nổi tiếng Trung Quốc. 7 tháng sau, anh nhận được giấy báo nhập học của Học viện Grinnell, sau đó chuyển sang học Đại học Gornell.
Anh Trắc Tường nói rằng, từ bỏ Đại học Bắc Kinh là vì không còn cách nào khác. Lúc đó, anh bị xếp vào học chuyên ngành y khoa, nhưng cậu học sinh khoa học tự nhiên này lại chỉ muốn học khối xã hội, trong khi đó, chính sách của Đại học Bắc Kinh lúc đó là cấm sinh viên y khoa chuyển sang học khoa khác.
Anh Trắc Tường lớn lên ở An Huy, Trung Quốc, năm 5 tuổi, giống như các bạn cùng lứa, anh rất mê phim "Hí Thuyết Càn Long", nguyện vọng học lịch sử cũng bắt đầu từ đó.
Hôm thứ hai nhận được giấy báo nhập học của Đại học Bắc Kinh, anh đã đi du lịch châu Âu. Dòng chữ "Đại học Bắc Kinh" trên giấy báo nhập học, đã giúp anh được miễn vé vào thăm Học viện Quốc vương của Đại học Cambrige. Ký túc xá cổ kính và các giáo sư trong bộ trang phục áo dài ở Đại học Cambrige, đã khiến anh hạ quyết tâm từ bỏ giấy báo nhập học đó.
Trước đó, anh Tường không bao giờ nghĩ đến mình sẽ đi du học nước ngoài. Nhưng quả thực không muốn học ngành y, thi lại rủi ro lại quá lớn, thế mới bắt đầu xin du học Mỹ. Trong đơn xin du học tại Đại học Cornell, với bài viết nhận xét về vấn đề Đài Loan và Trung Quốc đại lục, anh Tường đã thuyết phục được Phó Giám đốc Học viện Nhân văn và Khoa học Đại học Cornell, trở thành sinh viên khoa lịch sử như mong muốn, cho dù không phải ở Đại học Bắc Kinh mà mình từng hướng về.
Khi hỏi về ấn tượng đầu tiên đối với Đại học Cornell, anh trả lời: "Rộng". Trong một trường đại học có rừng, khe suối, vườn quả và trang trại, một chữ "rộng" thật không thể hình dung nổi diện tích của trường đại học này.
Khi hỏi về cảm nhận khi học tại Đại học Cornell, anh trả lời: "Khổ". Không có một môn bắt buộc nào, nhưng môn nào cũng không hề nhẹ nhàng. Trên lớp có thể vừa nghe bài giảng vừa thưởng thức món ăn nhẹ do giáo sư mang đến, ngoài giờ học thì một tuần phải đọc một cuốn sách dày hàng 200 trang, mỗi tháng phải viết một bài luận văn. Một vài lần, anh học ở thư viện đến rạng sáng. Anh phát hiện nhiều bạn học Mỹ cũng học thâu đêm, người thì ngủ trên sô pha, người thì gục đầu trên bàn, người thì nằm trên sàn nhà.
Sự chịu khó của anh cuối cùng đã được báo đáp. Tại Đại học Cornell, điểm trung bình các môn lịch sử của anh đạt 3,9 điểm, môn tự chọn nghiên cứu Đông Á đạt điểm tối đa 4 điểm.
Anh Trắc Tường đang nói chuyện với các bạn
Mùa hè năm ngoái, anh Trắc Tường làm công tác đối ngoại ở một trụ sở ngân hàng tại Bắc Kinh. Anh muốn quay lại Mỹ, hoàn thành chương trình học thạc sĩ ở Đại học Stanford. Nói về tương lai, anh Trắc Tường nghĩ đến bài viết về hai Bờ khi đăng ký học tại Đại học Cornell năm đó, làm việc gì đó tăng cường giao lưu giữa hai Bờ, vẫn là một trong những ước mơ của anh.
Từ "du học" Phục Đán đến Đại học Bắc Kinh
Đại học Phục Đán, Trung Quốc
Nếu nói rằng anh Trắc Tường đại diện cho sinh viên xuất sắc, thì sự từng trải của anh Phàn Vũ có lẽ càng có thể đại diện cho sự hoang mang, loay hoay tìm kiếm hướng đi của các sinh viên bình thường.
Trên lớp ở Đại học Phục Đán, một đại học nổi tiếng ở Trung Quốc, bóng dáng của anh không hề lạ lẫm chút nào. Miễn là tiết học "hot" thì chắc chắn sẽ trông thấy anh.
Anh tên là Phàn Vũ, vốn là sinh viên hệ chính quy của một đại học ở Thâm Quyến, 18 tuổi quyết định nghỉ học và đến Đại học Phục Đán dự thính. Hai năm, từ Đại học Phục Đán đến Đại học Bắc Kinh, anh đã hoàn thành chương trình của hệ chính quy bằng phương thức "du học".
Hai năm trước, Phàn Vũ thi đỗ vào đại học, theo học chuyên ngành liên quan đến tài chính. Môn toán của anh không tốt lắm, nên bị điều chỉnh theo học thống kê toán học. Sau khi hỏi kinh nghiệm của các đàn anh đàn chị, phát hiện tốt nghiệp ở đây, lương tháng sau khi đi làm, trừ đi sinh hoạt phí đắt đỏ ở Thâm Quyết, sẽ không còn lại bao nhiêu. Xem xét đến cuộc sống sau này, anh nảy ra ý tưởng bỏ học.
Thấy các bạn cùng phòng mải chơi trò chơi điện tử, ngồi thần mặt đờ người trên lớp, thời gian trôi qua rất nhanh, anh muốn chạy trốn. Sau khi khảo sát một vòng ở Thượng Hải, anh quyết định đến Đại học Phục Đán dự thính.
Ở Thượng Hải và Bắc Kinh, anh đều thuê nhà gần trường, 600 Nhân dân tệ/tháng, vài ba người ở cùng một phòng chỉ rộng 15m2.
Mới đến Thượng Hải, được sự giới thiệu của một bạn, anh đã nghe một buổi giảng của giáo sư Trương Nhữ Luân nổi tiếng khoa triết học, "Vừa nghe đã thấy hấp dẫn", anh đã liên tục dự thính các tiết học của thầy Trương Nhữ Luân trong ba học kỳ.
Anh còn dự thính các tiết học của thầy Lạc Ngọc Minh của khoa Trung văn và thầy Vương Đức Phong của khoa Triết học. Thầy Minh giảng về thơ từ cổ điển và phong cách thời Nguỵ Tấn. Thầy Phong dạy về hướng dẫn học triết học và tinh thần đại học, anh Phàn Vũ nghe rất say mê, dần dần hình thành giá trị quan của mình.
Anh Phàn Vũ không ngừng bổ sung thời khóa biểu của mình. Triết học, ngữ văn, lịch sử, kinh tế, quản lý, chính trị... môn nào anh cũng muốn nghe, miễn là thầy giảng bài hay. Mỗi học kỳ, các môn mà anh dự thính cố định có tới 10 môn, ngoài ra còn thỉnh thoảng dự thính 6, 7 môn, cả trong hai ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật nữa. Hai năm qua, nếu tính học phần, anh đã đủ để tốt nghiệp hệ chính quy rồi.
Bênh cạnh đó, anh cũng tích cực tham gia các hoạt động và nghe các buổi báo cáo ở Đại học Đồng Tế và Đại học Kinh tế Tài chính Thượng Hải, lịch hoạt động ngoài giờ học dầy đặc. Sau khi đến Đại học Bắc Kinh cũng vậy, nào là tham gia hoạt động xã hội và đoàn thanh niên, xem kịch nói và nghe hoà nhạc, lúc rời trường, trong tay anh vẫn cầm tấm vé kịch nói của đạo diễn Mạnh Kinh Huy.
Sau khi trút gánh nặng học phần chủ nghĩa vi lợi v.v, các sinh viên dự thính mong tìm kiếm một sự trầm lắng và thoả mãn về tinh thần trên lớp của các thầy nổi tiếng. Là một lực lượng nhắc nhở, một số ít sinh viên "du học" chủ động theo học này đã khiến đại đa số sinh viên bôn ba chỉ vì bằng tốt nghiệp phải phản tỉnh. Từ Đại học Phục Đán đến Đại học Bắc Kinh, rất nhiều sinh viên muốn giúp đỡ Phàn Vũ sau khi biết được từng trải của anh, họ đều rất "ngưỡng mộ" anh.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |