Khi trả lời phóng viên, chuyên gia cấp cao Trung Quốc về thương mại ASEAN, Phó Tổng Thư ký thường trực Phân Ban Trung Quốc Hội đồng Thương mại Trung Quốc--ASEAN Hứa Ninh Ninh cho biết, việc hoàn thành xây dựng Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc--ASEAN đã tạo thuận tiện cho doanh nghiệp hai bên triển khai hợp tác kinh tế thương mại, ASEAN đã trở thành khu vực trọng điểm đi ra nước ngoài của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc.
Ông Hứa Ninh Ninh nói, một mặt các nước ASEAN có nguồn lao động dồi dào, không tồn tại vấn đề thiếu lao động, hơn nữa, giá thành lao động ở một số nước ASEAN thấp hơn Trung Quốc. Mặt khác, sản phẩm dệt may của các nước ASEAN như Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia v.v xuất khẩu sang các nước và khu vực Âu-Mỹ ít khi bị hạn chế, đây là nguyên nhân chủ yếu doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đầu tư vào ASEAN. Ông cho biết, trang phục dệt mềm nhẹ là ngành trụ cột của Tập đoàn Hồng Đậu, doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đặt ở đặc khu kinh tế do Cam-pu-chia nhận thầu xây dựng, còn một số doanh nghiệp Trung Quốc cũng xây dựng nhà máy ở đó.
Ông Hứa Ninh Ninh cho biết, trang phục là sản phẩm công nghiệp và sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của các nước ASEAN. Những năm qua, ASEAN nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, máy móc dệt may của Trung Quốc ngày càng nhiều. Lượng xuất khẩu hàng dệt may đến các nước ASEAN của Trung Quốc năm 2010 tăng 35% so với năm 2009, năm 2011 tăng 34,1%, năm 2012 lên tới 26,6 tỷ USD, tăng 34,2%, ASEAN trở thành khu vực tăng trưởng nhanh nhất của hàng dệt may Trung Quốc, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu từ chất liệu vải trước đây chuyển sang trang phục, chiếm 40,7% tổng sản phẩm xuất khẩu ASEAN của Trung Quốc, trong đó, chất liệu vải chiếm 39%, thành phẩm trang phục chiếm 14,1%, chất liệu sợi chiếm 6,2%. Tháng 1-2/2013, giá trị trang phục Trung Quốc xuất khẩu sang ASEAN lên tới 2 tỷ USD, tăng 183,9% so với cùng kỳ, ASEAN trở thành thị trường lớn thứ 4 xuất khẩu trang phục của Trung Quốc.
Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc--ASEAN đã tạo thuận tiện cho doanh nghiệp dệt may hai bên triển khai hợp tác cùng có lợi. Ông Hứa Ninh Ninh đề nghị, hiệp hội ngành dệt may hai bên nên tăng cường giao lưu và hợp tác về tăng cường trao đổi thông tin, giao lưu công nghệ, tổ chức doanh nghiệp thăm lẫn nhau, tham gia hội chợ v.v. Ông nói, ở Trung Quốc, hàng năm đều có nhiều hội chợ chuyên môn về ngành dệt may, chẳng hạn như Hội chợ Trang phục Quốc tế Quảng Châu sắp diễn ra vào tháng 8 và Hội chợ Trang phục Thượng Hải v.v, hoan nghênh doanh nghiệp dệt may các nước ASEAN tích cực tham gia. Ngành dệt may Trung Quốc--ASEAN tăng cường hợp tác là con đường hữu hiệu tận dụng chính sách ưu tiên của Khu vực Mậu dịch tự do thúc đẩy nâng cấp ngành dệt may nước mình, thực hiện cùng có lợi cùng thắng trong khu vực.
Được biết, Hội nghị Hợp tác ngành nghề Trung Quốc--ASEAN lần thứ 4 do phân Ban Thư ký Trung Quốc Hội đồng Thương mại Trung Quốc--ASEAN và Chính quyền thành phố Côn Minh phối hợp tổ chức sẽ diễn ra vào tháng 6 tại Côn Minh, Chủ tịch Hiệp hội trang phục-dệt may và đại diện doanh nghiệp đến từ 8 nước ASEAN Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia sẽ tham dự hội nghị lần này, cùng đại diện doanh nghiệp dệt may Trung Quốc bàn về hợp tác và phát triển.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |