• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Cán bộ thôn sinh viên Trung Quốc Tiết Dung Dung: Diễn tấu câu chuyện lập nghiệp kỳ diệu bằng đàn tranh

    2013-07-02 15:29:57     CRIonline

    Sau hơn một năm lập nghiệp, cô tiêu thụ được hơn 8.000 nghìn chiếc đàn tranh với kim ngạch tiêu thụ lên tới 6 triệu Nhân dân tệ; cô lại dẫn dắt bà con trong làng gây dựng thương hiệu đàn tranh để lập nghiệp làm giàu, trở thành mẫu mực lập nghiệp trong các cán bộ thôn sinh viên Trung Quốc…Cô là sinh viên tốt nghiệp thạc sĩ khóa 2010 chuyên ngành khoa học và công trình môi trường Đại học Dầu mỏ Trung Quốc Tiết Dung Dung, hiện là Quyền Chủ nhiệm khu phố Đông Uyển, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị trấn Tiên Nữ, quận Giang Đô, thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.

    Tiết Dung Dung

    Tiết Dung Dung sinh ra ở Dương Châu, Giang Tô, "Quê hương của đàn tranh Trung Quốc", nhưng cô kết duyên với đàn tranh lại trong một dịp tình cờ. Năm 2009, trong khi vẫn đang theo học thạc sĩ, Dung Dung đã thiết kế và khai trương một trang web tiêu thụ cho nhà máy sản xuất đàn tranh mà mẹ cô đang làm việc, mang lại hiệu quả đáng kiêu hãnh. Tốt nghiệp thạc sĩ, cô không lưu luyến điều kiện ưu việt của cuộc sống thành phố, từ bỏ cơ hội làm việc tại mỏ dầu, lựa chọn trở về quê hương, trở thành một cán bộ thôn sinh viên, dẫn bà con trong thôn cùng làm giàu.

    "Đến mỏ dầu làm việc, tôi có thể phát huy sở trưởng chuyên ngành, nhưng như vậy chỉ có thể mang lại hạnh phúc cho mỗi gia đình tôi; trở thành một cán bộ thôn, tôi có thể khiến càng nhiều bà con sống cuộc sống hạnh phúc". Cha mẹ cảm thấy "không thể diện lắm" cuối cùng đã bị Dung Dung thuyết phục.

    Thế nhưng, một cô sinh viên vừa mới rời ghế nhà trường muốn xử lý tốt các công việc trong thôn là chuyện không dễ dàng. Chỉ một vài ngày sau khi đảm nhiệm Phó Bí thư Chi bộ làng Chính Nghị, cô đã gặp một dân làng đến ủy ban thôn khiếu nại về vấn đề đất đai. Trước sự đón tiếp nhiệt tình của Tiết Dung Dung, ông chỉ nói một câu: "Nói với một cô bé, có ăn thua gì?"

    Do thói quen và môi trường sinh hoạt khác nhau, những ngày vừa làm cán bộ thôn, Dung cảm thấy "rất buồn rầu". Để sớm hòa nhập vào cộng đồng, Dung nỗ lực học tập và thay đổi bản thân. Dần dần, cô không còn là một sinh viên "cứ rảnh rỗi thì đọc sách, xem phim" nữa, mà là một cán bộ thôn "có thể hoà đồng với bà con trong thôn".

    Dưới sự nỗ lực chung của Dung và bà con, việc sản xuất đàn tranh của thôn được chọn làm dự án lập nghiệp xuất sắc của các cán bộ thôn sinh viên, nhận được sự hỗ trợ về tiền vốn và chính sách của chính phủ. Nhằm nâng cao chất lượng, từ việc lãi ít bán nhiều đến việc kinh doanh thương hiệu hóa, cô mời đến những thợ làm đàn tranh lão thành của các công ty nhạc cụ hàng đầu trong nước, không những định kỳ đưa ra kiểu đàn tranh mới, mà còn xin đăng ký đồ án đàn tranh độc quyền.

    Chất lượng được nâng cao khiến sự nghiệp đi lên quỹ đạo phát triển nhanh chóng, cũng khiến càng nhiều bà con chia sẻ thành quả lập nghiệp của cô. Hiện nay, cô đã hợp tác với 8 nhà máy sản xuất đàn tranh ở địa phương, giúp các nhà máy này tiêu thụ trực tuyến thông qua công ty của mình. Dưới sự hỗ trợ của cô, một loạt nhà máy sản xuất đàn tranh ở địa phương đã triển khai tiêu thụ trực tuyến, và đã giải quyết việc làm cho hơn 100 người.

    Năm 2011, dự án lập nghiệp bằng đàn tranh của Dung được trao giải nhì Cuộc thi dự án lập nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Giang Tô, trở thành dự án lập nghiệp của cán bộ thôn sinh viên Dương Châu duy nhất đoạt giải. Đầu năm nay, cô lại được bình chọn là một trong "10 nhân vật báo chí trong lĩnh vực kinh tế ở Dương Châu năm 2011", trở thành tấm gương lập nghiệp trong các cán bộ thôn sinh viên ở thành phố Dương Châu.

    Trước vòng hào quang, có người khuyên cô, "Đừng làm cán bộ thôn nữa, cứ chuyên tâm vào sự nghiệp của mình đi".

    "Tôi sẽ tiếp tục làm tốt một cán bộ thôn". Tiết Dung Dung cho rằng, là một cán bộ thôn ở cơ sở, có thể đi sâu tìm hiểu cuộc sống và nhu cầu phát triển của bà con trong quá trình xử lý các mâu thuẫn gia đình và tranh chấp xã hội. Những nụ cười chất phác của bà con khiến cô biết được giá trị của mình sau mỗi lần giúp họ xử lý xong các vấn đề.

    "Tôi muốn bán đàn tranh ở khắp các nơi Trung Quốc thông qua sự nỗ lực chung với bà con, khiến đâu có người Hoa sinh sống thì ở đấy sẽ có đàn tranh, đâu có đàn tranh thì sẽ có đàn tranh Dương Châu". Cô cho biết.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>