• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Biên mậu Trung – Việt phát triển đem lại cơ may làm ăn cho tôi Phỏng vấn nữ doanh nhân VN Nguyễn Bích Nga tại Nũng Hoài, Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc

    2013-04-24 16:37:14     cri

    Nghe Online-I         Nghe Online-II

    LQ – Thưa quý vị và các bạn, thời gian thấm thoát thoi đưa, lại đến giờ LQ được phục vụ quý vị và các bạn qua tiết mục "Nối vòng tay hữu nghị". Trong tiết mục này hôm nay, LQ mời anh HA cùng LQ giới thiệu với quý vị và các bạn hai bài về sự thành công của hai doanh nhân Việt Nam và Trung Quốc ở biên giới Trung – Việt.

    HA – HA xin chào quý vị và các bạn

    LQ - Trong tiết mục này hôm nay, trước hết HA và LQ xin giới thiệu với quý vị và các bạn bài: Biên mậu Trung – Việt phát triển đem lại cơ may làm ăn cho tôi -- Phỏng vấn nữ doanh nhân VN Nguyễn Bích Nga tại Nũng Hoài, Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc

    HA – Các bạn thân mến, Nũng Hoài, Bằng Tường, Quảng Tây nay đã trở thành một trong những điểm biên mậu lớn nhất ở Quảng Tây Trung Quốc. Những năm gần đây, nơi đây không chỉ là trong những điểm tập trung phân tán hàng hóa và thông tin làm ăn buôn bán, thu hút thương khách nhiều nơi tại Trung Quốc, đồng thời cũng đã hấp dẫn một số đông những thương khách các nước ASEAN đến đây tìm kiếm cơ hội làm ăn, chị Nguyễn Bích Nga đến từ tỉnh Yên Bái VN là một trong những thương khách này.

    LQ – Chợ biên mậu Nũng Hoài tiếp giáp ngay với những sạp hàng của Đồng Đăng VN, bởi thế mà đi lại thương mại giữa hai bên Trung – Việt hết sức chặt chẽ

    HA – Nơi đây có hơn 5000 doanh nhân các địa phương TQ thường trú và có trên 2000 ki-ốt sạp hàng, hàng ngày có trên 3000 thương khách trong và ngoài nước triển khai kinh doanh dịch vụ biên mậu

    LQ – Năm 2002, chị Nga mới 26 tuổi đã từ Yên Bái tìm về đây làm biên mậu, mọi người ở đây đều gọi Nga bằng cái tên thân mật "A Nga".

    HA – Nhớ lại lúc ban đầu khi mới nhen nhóm ý định đến Bằng Tường làm ăn, Nga nói, Cuối năm 2001, có mấy thương khách bên Quảng Đông, TQ tìm đến quê em, dò hỏi tình hình tiêu thụ công cụ chạy điện tại thị trường VN. Lúc đó đang vào lúc tình hình kinh tế xã hội đang khởi sắc, nhiều công trường xây dựng rất cần các loại công cụ chạy điện và mặt hàng này bán rất chạy.

    LQ – Nga đã nhạy bén nắm bắt được cơ may thương mại này. Qua nhiều lần tìm hiểu Nga đã cùng với mấy người bạn VN khác tìm đến Nũng Hoài Bằng Tường bắt đầu tiến trình lập nghiệp của mình.

    HA – Những ngày đầu đến Nũng Hoài, do thiếu nguồn vốn khởi động, Nga đã bắt tay vào kinh doanh từ các loại máy công cụ sang tay.

    LQ - Trước hết Nga liên hệ với bên mua ở VN rồi quay sang bên cấp hàng ở Quảng Châu nhập về máy công cụ sang tay với giá "Mềm" và đưa về bán ở quê nhà, dần dà dịch vụ kinh doanh của Nga đã trở nên khá sôi động.

    HA – Nhớ lại buổi đầu lập nghiệp, Nga đã thổ lộ rằng, Nga đã được các bạn TQ giúp đỡ rất nhiều. Nga nói: "Nhập hàng ở Quảng Châu đôi khi thiếu tiền đặt cọc, vậy mà các bạn TQ nói, chẳng sao, cứ đợi đến cuối tháng bán hết hàng mới thanh toán sau. Đôi khi mẫu hàng đặt nhầm các bạn TQ cũng rất độ lượng, nhanh chóng đổi hàng cho chúng tôi."

    LQ – Những năm gần đây giao dịch biên mậu ở chợ biên mậu Nũng Hoài vẫn được triển khai theo phương thức mậu dịch tự do, hơn nữa nhờ vào sự tiện lợi về giao thông và thủ tục xuất nhập cảnh mà kinh doanh ở đây đã trở thành phương thức làm ăn quan trọng được nhiều doanh nhân VN ưu ái.

    HA – Giờ đây, các loại hàng kinh doanh tại chợ biên mậu Nũng Hoài đã từ tiểu thương phẩm nhật dụng nâng cấp thành kinh doanh các loại đồ điện gia dụng chọn bộ, sản phẩm từ dạng trung cấp giá rẻ chuyển dần sang dạng trung cao cấp

    LQ – Tại đây đã có mười mấy thương khách VN có thâm niên kinh doanh trên mười năm như chị Nguyễn Bích Nga. Môi trường biên giới hòa mục, ổn định đã xúc tiến dịch vụ mậu dịch biên giới Trung – Việt phát triển mạnh mẽ.

    HA – Buổi đầu đặt chân lên đất TQ làm kinh doanh, Nga còn không nói được tiếng Trung, còn giờ đây thì dịch vụ của công ty đã trở nên rất sôi động.

    LQ – Với tuổi 36, Nga đã thành lập gia đình có đứa cháu trai đáng yêu và cũng đã làm nên sự nghiệp của mình. Vợ chồng Nga phân công rành mạch: Chồng Nga thì ở VN phụ trách việc tiêu thụ, còn Nga thì thường trú ở TQ phụ trách việc cấp hàng.

    HA – Hiện nay, công ty của Nga đã trở thành đại lý thị trường VN cho một số thương hiệu công cụ chạy điện nổi tiếng của TQ và trụ vững thị trường Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số khu vực khác ở Đông nam Á, mức thu nhập hàng năm của công ty lên tới 500.000 đến 600.000 Nhân dân tệ.

    LQ – Nga có nhiều cảm xúc đối với những gian truân trên chặng đường kinh doanh trong 10 năm qua. Nga nói: "Đã có lần em phải một mình vác hàng nặng từ trên gác xuống rồi kéo ra ga, đúng lúc bị viêm ruột thừa cấp tính phải đưa ngay đi bệnh viện làm phẫu thuật. Cũng có lúc cảm thấy rất cực nhọc, nhưng rồi có được những gặt hái sau buổi nhọc nhằn trong lòng cũng cảm thấy vui vui, thật không uổng sức mình."

    HA – Về môi trường kinh doanh biên mậu, giờ đây tại chợ biên mậu Nũng Hoài, Bằng Tường, Nga nói: "Giờ đây thì điều kiện làm ăn, kinh doanh đã hơn nhiều so với lúc khởi bước, bất kể là tình hình sôi động trong kinh doanh hay là điều kiện cơ sở hạ tầng các mặt, như điện nước, đường xá, rồi ngay cả tình hình trị an cũng khiến cho những người làm ăn kinh doanh chúng em hết sức yên tâm, nhân dân vùng biên giới hai nước Trung – Việt chung sống hòa mục là sự đảm bảo chắc chắn cho việc đầu tư kinh doanh cho những người làm ăn như chúng em."

    LQ – Cũng chính vì vậy mà Nga đã rất sốt sắng với việc công ích tại địa phương, Nga đã ghi tên tham gia đội thương khách tình nguyện phòng chữa cháy Nũng Hoài, trở thành nữ thành viên VN duy nhất trong đội. Nga còn dành thời gian học tập lý thuyết và diễn tập thực hành, rồi còn tích cực cùng với đồng đội đi khắp các phố lớn ngõ hẻm tuyên truyền kiến thức phòng chữa cháy, nhắc nhở thương khách luôn chú ý phòng hỏa hoạn.

    HA – Nga nói, em phải đóng góp sức lực của mình cho sự ổn định và phồn thịnh của mậu dịch biên giới Trung – Việt.

    LQ – Trên đây HA và LQ vừa giới thiệu với quý vị và các bạn bài: Biên mậu Trung – Việt phát triển đem lại cơ may làm ăn cho tôi -- Phỏng vấn nữ doanh nhân VN Nguyễn Bích Nga tại Nũng Hoài, Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc

    HA – Sau đây, chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát: Cố gắng mới giành được phần thắng do Nhậm Hiền Tề thể hiện.

    LQ – Tiếp theo HA và LQ xin giới thiệu với quý vị và các bạn bài: Ông Lã Yến Cường – Một nho thương hoạt động sôi nổi trên vùng biên giới Trung – Việt.

    HA – Các bạn thân mến, Ông Lã Yến Cường là một doanh nhân tư doanh tại thị trấn Thủy Khẩu huyện Long Châu, thành phố Sùng Tả, Quảng Tây TQ

    LQ – Những năm gần đây, ông đã vào thị trấn Đồng Đăng tỉnh Lạng Sơn VN đầu tư và còn thiết lập công ty Trách nhiệm Hữu hạn Công nghiệp Thương mại Tải Sâm tại tỉnh Cao Bằng, hành nghề gia công bột báng và các loại lương thực

    HA – Giờ đây, mỗi ngày ông Cường đều qua lại trên vùng biên giới Trung – Việt để sắp xếp công việc sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp đang vững bước phát triển của ông.

    LQ – Ông Lã Yến Cường khởi bước từ dịch vụ kinh doanh biên mậu, trong quá trình không ngừng phát triển dịch vụ biên mậu, ông Cường đã thu về món lời đầu tiên.

    HA – Cuối năm 1996, trong một dịp tình cờ, ông Cường phát hiện sản phẩm khoai lang thái lát phơi khô rất được giá trên thị trường, qua đó ông đã hướng tầm chú ý của mình sang lĩnh vực các loại thổ đặc sản địa phương.

    LQ – Bột báng là một trong những đặc sản truyền thống của Quảng Tây, mà nguồn nguyên liệu lại là cây báng mọc trong những cánh rừng sâu ở miền Tây nam Quảng Tây. Đây là loại sản phẩm được ví là "Thực phẩm dinh dưỡng quý trong rừng", nhất là bột báng sản xuất tại vùng Long Châu thì đã có tiếng từ lâu.

    HA – Tuy vậy, sản xuất bột báng tại Long Châu chỉ dừng lại ở tình trạng gia công lẻ tẻ, mà chưa hình thành được sản xuất quy mô theo ngành nghề.

    LQ – Sau khi khảo sát tình hình thị trường địa phương, ông Cường đã rút ra kết luận: Sản phẩm bột báng Long Châu đã nổi tiếng gần xa nhất định sẽ hình thành quy mô sản xuất theo kiểu ngành nghề.

    HA – Để khảo chứng cho chức năng dược dụng dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe thanh nhiệt, khử thấp, dưỡng tâm của bột báng đã được ghi chép trong cuốn dược học cổ nổi tiếng TQ "Bản thảo Cương mục", ông Cường đã tìm đến trường Đại học Y khoa Quảng Tây tiến hành thử nghiệm so sánh về bón ăn cho động ăn, qua đó ông càng thêm kiên định lòng tin mở rộng và phát triển sản xuất ngành nghề bột báng.

    LQ – Ông còn nhiều lần tham quan học hỏi các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe của Quảng Đông, Thâm Quyến, thậm trí ông còn ở lại hai năm trong một xưởng sản xuất thực phẩm quy mô của Quảng Tây, nắm bắt cả quá trình lựa chọn nguyên vật liệu đến gia công, đóng gói xuất xưởng của sản phẩm thực phẩm.

    HA – Năm 1998, ông đã dốc hết nguồn vốn tích lũy được trong nhiều năm vào việc sản xuất gia công bột báng, ông thiết lập xưởng gia công thực phẩm Tải Sâm huyện Long Châu, bắt đầu bước lên con đường lập nghiệp trong nghề sản xuất gia công bột báng.

    LQ – Năm 1999, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Khu tự trị và ông Cường cũng đã chào đón một cơ hội phát triển lớn mạnh của mình. Ông đã mang hết lô sản phẩm, nhãn hiệu "Hương Mật" với 500 hòm đến Nam Ninh tham gia Hội chợ Triển lãm Hàng hóa và chỉ trong vòng hai ngày sản phẩm đã bán hết, thế rồi đơn đặt hàng từ các khu vực, như: Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao, vùng Đông nam Á đã tới tấp gửi về.

    HA – Cũng bắt đầu từ đó, sản phẩm bột báng hiệu "Hương Mật" đã lần lượt nhận về một loạt các danh hiệu, như: Giải nhất Hội chợ Triển lãm Kinh tế Thương mại Dân ca Quốc tế Nam Ninh năm 1999, sản phẩm chất lượng cao xuất sắc chuyên khu Nam Ninh, giải nhất về sản phẩm trưng bày Liên hoan Du lịch Quốc tế vùng biên giới TQ năm 2002, sản phẩm trưng bày chỉ định Hội chợ Trung Quốc - ASEAN năm 2004 v.v... Ông Lã Yến Cường đã trở thành người đầu tiên trong việc phát triển ngành nghề sản xuất gia công sản phẩm bột báng Quảng Tây.

    LQ – Giờ đây thì ông Cường không những phát triển những sản phẩm bột báng mà còn từ nguyên vật liệu sẵn có, mở rộng diện gia công sản phẩm tới nhiều mặt hàng khác nhau, như: "Trà Khổ đinh", "Hồi Đại Đồng", "Dâu da rừng", "Bánh tô bột báng", "Tương ớt chanh", "Rượu Chân Lang" ....... Các loại thổ đặc sản chất lượng cao của Quảng Tây này đã bán chạy tại các địa phương TQ và vùng Đông nam Á.

    HA – Trước đây, cha mẹ ông Lã Yến Cường cũng đã từng sinh sống nhiều năm ở VN, và từ nhỏ ông cũng lớn lên ờ vùng biên giới Trung – Việt, thường xuyên tiếp xúc với các bạn VN, nhiều người đã trở thành bạn thân của ông, vì vậy, mà ông sẵn có tình cảm sâu sắc đối với VN.

    LQ – Tỉnh Cao Bằng VN chỉ cách Thủy Khẩu Long Châu TQ một dòng sông cũng rất quen thuộc trong việc gia công và sử dụng bột báng. Năm 2006, nhận lời mời của Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng, ông Cường đã đến Cao Bằng đầu tư xây dựng nhà máy chủ yếu sản xuất kinh doanh bột báng, rượu báng và những sản phẩm liên quan, dịch vụ kinh doanh sản xuất bột báng của ông đã được mở rộng hơn nữa.

    HA – Về ý định đầu khi mới đến VN mở doanh nghiệp, ông Cường cho biết: "Cao Bằng giáp với Long Châu, mối tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước Trung – Việt có cội nguồn sâu xa, nhất là Chính phủ VN đã có những chính sách ưu tiên khuyến khích cho việc đầu tư mở xưởng của ông.

    LQ – Tuy nhiên, đối với sự phát triển hơn nữa của doanh nghiệp, thì ánh mắt của ông Cường lại hướng tới tầm xa hơn. Nhằm mở rộng thị trường cho sản phẩm bột báng, ông Cường đã đi khắp 10 nước ASEAN, bước tiếp theo của ông là đến Cam-pu-chia và Thái Lan để đầu tư xây dựng nhà xưởng để sự nghiệp của mình vươn tới tầm cao hơn.

    HA – Trước ngày làm mậu dịch biên giới và kinh doanh doanh nghiệp, ông Cường từng làm nhiều công việc khác nhau, như: Làm nhiếp ảnh cho tòa báo, cộng tác viên của đài phát thanh

    LQ – Ngay từ nhỏ Cường đã yêu thích văn học, giờ đây cây bút của ông vẫn luôn miệt mài trên những ô chữ. Những năm gần đây ông đã viết và đăng nhiều bài thơ, bài báo và tác phẩm nhiếp ảnh của mình trên các giới truyền thông.

    HA – Năm 2005,cuốn sách "Đến với vùng biên" của ông Cường đã được xuất bản, cuốn sách của ông đã giới thiệu với các bạn đọc vùng biên giới Long Châu, Quảng Tây những phong cảnh nước non tươi đẹp cùng tập tục nếp sống và những câu chuyện lịch sử thú vị, tình yêu quê hương chứa chan.

    LQ – Ông còn rất rất yêu thích thể dục thể thao. Ông cho rằng, văn hóa là nguồn lực dồi dào, sức khỏe lại là vốn liếng của tất cả. Ông yêu thích bóng bàn từ thủa nhỏ, khi học tiểu học ông đã là cây vợt bóng của trường.

    HA - Sau khi thành lập gia đình, rồi có con, ông huấn luyện cho con từ nhỏ, hai đứa con của anh đều đã trở thành những vận động viên cấp một của nhà nước, từng thay mặt đội bóng bàn Quảng Tây giao đấu nhiều trận.

    LQ – Những năm gần đây, ông Cường còn sáng tác hơn 30 bài hát đậm đà sắc thái dân tộc địa phương, trong đó bài hát: "Ôi, dòng sông biên giới" đã tham gia cuộc thi trưng tập bài hát Đại hội Thể thao Ô-lim-pich Bắc Kinh TQ năm 2008 và giành được giải nhì. Trong bài hát có câu: "Dòng nước lành từ đất bạn chảy về, quanh co uốn khúc qua muôn dặm non xanh, tựa như cô gái thùy mị nương mình so vai chàng trai tuấn tú.

    HA – Nói về bài hát: "Ôi, dòng sông biên giới" Ông Cường cho biết: Thủy Khẩu là dòng sông trên đường biên giới Trung – Việt và cũng là dòng sông ngọt ngào đã cưu mang nuôi nấng chúng tôi, và đây cũng là nhịp cầu và dải lụa kết nối mối tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung – Việt.

    LQ – Giờ đây, tuy đã ngoài 60 tuổi, nhưng ông Cường vẫn chưa có ý định nghỉ hưu. Ông đang chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn sách mới "Ngang qua đường biên giới".

    HA – Ông cho phóng viên biết: "Tôi cho rằng, đối với con người thì mãi mãi không có dấu chấm câu, sự nghiệp là vô bờ bến, chỉ đến khi nhấm mắt xuôi tay, thì sự nghiệp của tôi mới được coi là kết thúc một chương hồi.

    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>