Mở công ty lập nghiệp nửa năm, lợi nhuận ròng đạt hơn triệu Nhân dân tệ; trước kỳ thi tốt nghiệp, thành tích học tập bật "đèn đỏ", tổng cộng có 9 môn không đạt yêu cầu, không thể tốt nghiệp theo đúng thời hạn. Về điều này, sinh viên năm thứ 4 Học viện Quản lý Đại học Dân tộc Trung Nam Hô Duy Bân, mới đây nói với phóng viên một cách không cần nghĩ ngợi rằng: "Tôi thấy đáng". Hồ Duy Bân còn một vai trò khác, đó là Tổng Giám đốc Công ty Hữu hạn Thương mại Nhất Nhật Đạt Vũ Hán.
Kể từ năm thứ 2 đại học, bạn Hô Duy Bân mỗi ngày đều đưa nước đóng bình tới ký túc xá sinh viên trong trường. Tháng 10 năm ngoái, bạn đã thành lập công ty, ngoài kinh doanh chuỗi cửa hàng nước đóng bình ra, còn bán các mặt hàng như thực phẩm, nước uống, đồ dùng hàng ngày v.v. Công ty của Bân hiện có 30 nhân viên, thu nhập hàng trăm nghìn Nhân dân tệ/tháng, nửa năm đã kiếm được hơn 1 triệu Nhân dân tệ.
"Tôi không cảm thấy đáng tiếc chút nào. Cho dù có đến lớp đúng giờ, chưa chắc tôi đã hoàn thành được công việc". Bạn Hô Duy Bân năm nay 24 tuổi, "Lúc bắt đầu đi đưa nước, các bạn trên lớp không ai thông cảm cho tôi, cho rằng không cần thiết bỏ học vì kiếm tiền. Hiện nay đã đến năm thứ 4, mấy bạn không tìm việc làm đều đến làm việc tại công ty của tôi".
Bắt đầu từ năm thứ 2 đại học, bạn Hô Duy Bân biến các môn bắt buộc thành các môn "tự chọn", bỏ hết các môn tự chọn, thậm chí kể cả thời gian thi cuối kỳ cũng không rõ. Hiện nay, Bân vẫn bị "treo" 9 môn.
Theo quy định, thi trượt thì phải học lại. Nhưng đến nay Bân vẫn chưa đi học lại môn nào. Nếu hai năm sau vẫn không thi qua hết các môn thì sẽ không được cấp bằng tốt nghiệp. "Đến khi nào sắp đặt nhân viên đâu vào đấy, tôi sẽ chuyên tâm vào việc học, hoàn thành các học phần trong một năm". Bân nói, "Có tấm bằng tốt nghiệp trong tay, người ta sẽ coi trọng hơn khi bàn chuyện làm ăn với tôi".
Là thầy hướng dẫn của Bân, thầy Khương Diêu cho biết: Quan điểm của tôi luôn là, sinh viên cần lấy việc học làm chính, sau đó mới xem xét đến sự phát triển cá nhân".
Sinh viên năm thứ 3 trường này Chu Ngô Kiệt cho rằng, nếu sinh viên đã có tố chất và năng lực lập nghiệp trong thời gian học tại trường, vậy thì việc học có thể không nằm trong phạm vi xem xét đến sự phát triển của cá nhân.
Bạn Hô Duy Bân là người thành phố Thái An, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, cha mẹ đều là nông dân, bạn là con trai duy nhất trong gia đình.
Năm thứ nhất đại học, bạn Bân ham chơi bị cha mẹ trách mắng do đã tiêu hết 20 nghìn Nhân dân tệ phí sinh hoạt trong 1 năm. Sau khi về trường, bạn tìm được việc làm tạp vụ tại khu phong cảnh Hoàng Hạc Lâu, dự định từ đó tự kiếm lấy tiền sinh hoạt. Không bao lâu sau, do tiền lương quá thấp, Bân bắt đầu tìm kiếm cơ hội làm ăn trên mạng In-tơ-nét, đã nhắm vào vụ kinh doanh nước đóng bình của một thương hiệu nào đó.
Kể từ năm thứ 2 đại học, Bân hàng ngày dậy từ 5 giờ sáng, mua nước từ nhà máy, vận chuyển đến trường bằng chiếc xe máy ba bánh mua được bằng số tiền vay vượn, rồi gõ cửa từng phòng từng toà lầu ký túc xá để bán nước. Lúc đó, nhà trường đã hợp tác lâu dài với một nhà máy sản xuất nước đóng bình thương hiệu khác, Bân thậm chí còn không được vào các toà lầu ký túc xá. Sau đó, với chiêu "vừa đấm vừa xoa" và danh nghĩa tự chủ lập nghiệp, nước đóng bình của Bân cuối cùng đã "vào" được các toà lầu ký túc xá.
Nước đóng bình mà Bân bán cho sinh viên là 8 Nhân dân tệ/bình, rẻ hơn so với giá của công ty hợp tác với nhà trường, hơn nữa không thu tiền đặt cọc máy đun nước nóng lạnh. Khách quen tìm đến ngày càng đông, bạn đã thành lập luôn cửa hàng bán nước đóng bình trong trường, tìm các sinh viên vừa làm vừa học đến cùng làm, dần dần từ mười mấy bình/ngày đến 200 bình/ngày. "Chúng tôi luôn phiên đưa nước, thời gian làm việc sắp xỉ 20 tiếng/ngày. Đưa hết nước, chúng tôi còn phải làm sổ sách, hàng ngày phải làm đến 1, 2 giờ sáng". Bạn Bân cho biết.
Bỏ việc học đi lập nghiệp, liệu nhà trường có cho phép không? Bạn Hô Duy Bân nhớ lại: "Lúc đầu tôi không dám cho cha mẹ biết, thầy giáo cũng cực lực phản đối. Tôi bèn kể khổ rằng, hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn, muốn vừa làm vừa học; hơn nữa, hiện nay khó tìm việc làm, đưa nước có thể sẽ là một con đường để đi. Thế là, thầy hướng dẫn bị tôi thuyết phục. Từ đó, khi có môn học chuyên ngành quan trọng, thầy hướng dẫn sẽ thông báo riêng cho tôi. Chứng kiến những thành tích mà tôi giành được từng bước một, thầy cũng ngày càng ủng hộ tôi".
Tháng 10 năm ngoái, Hô Duy Bân đã thành lập một công ty thương mại trên cơ sở cửa hàng nước đóng bình. Bạn nói: "Trước đây, tôi vác nước, một năm có thể kiếm được hàng trăm nghìn Nhân dân tệ. Hiện nay, công ty đã mở rộng thêm nhiều nghiệp vụ, hàng ngày tôi đều bàn thảo hợp đồng với các nhà cung ứng hàng tại công ty về tiêu thụ và làm đại lý sản phẩm".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |