Ảnh: Cửa khẩu Hà Khẩu, Trung Quốc và Cửa khẩu Lào Cai, Việt Nam
Cùng với Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc--ASEAN hoàn thành xây dựng và phát triển, chính sách thuế quan 0% thực hiện rộng khắp, mở cửa thị trường và đầu tư của thành phố các nước, trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN ngày càng nhộn nhịp. Mạng lưới giao thông kết nối ASEAN qua đường hàng không, đường bộ, đường biển v.v dần dần hình thành, đã thu hẹp khoảng cách không gian giữa Trung Quốc và ASEAN.Những năm qua, việc kết nối Trung Quốc--ASEAN thu được tiến triển quan trọng. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 diễn ra năm 2010 đã thông qua "Quy hoạch tổng thể về kết nối ASEAN", đã xác định đề cương kết nối lấy xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ chế và giao lưu nhân văn làm chủ thể.
Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN, bà Dương Tú Bình cho rằng, việc kết nối trên biển là điểm sáng mới của kết nối Trung Quốc--ASEAN. Năm 2012, Trung Quốc thành lập Ban Kết nối, tăng cường giao lưu cơ chế hóa với các cơ quan liên quan của ASEAN, điều này đã cho thấy nguyện vọng chính trị tăng cường kết nối với ASEAN của Trung Quốc.
Tháng 8/2012, cùng với tuyến đường sắt quốc tế Nam Ninh-Hà Nội chính thức đi vào hoạt động, chuyến tàu liên vận quốc tế chạy thẳng Nam Ninh-Hà Nội lần đầu tiên đi vào trong nước Việt Nam. Từ năm 2009, Nam Ninh đã có chuyến tàu chở khách đến Gia Lâm, Hà Nội. Trong khi đó, tuyến đường bộ từ Côn Minh đến Băng Cốc đã cơ bản thông xe, tuyến đường sắt xuyên Á đang được khẩn trương xây dựng, chuyến bay đi lại giữa các thành phố Trung Quốc tới các nước ASEAN ngày càng nhiều.
Ảnh: Kết nối trên biển và trên bộ giữa Trung Quốc--ASEAN
Không những đường hàng không và đường bộ gắn bó chặt chẽ, cảng biển và đường biển cũng trở thành con đường quan trọng trong giao lưu kinh tế Trung Quốc--ASEAN. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lưu thông phân phối của các tỉnh và khu tự trị như Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam v.v đã phối hợp với cảng biển của các nước Xin-ga-po, Cam-pu-chia, Thái Lan mở tuyến vận chuyển đường biển công-ten-nơ và hàng lẻ, cũng như kết nghĩa cảng biển.
Giám đốc Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây Lã Dư Sinh cho rằng, nên tận dụng các cơ chế hợp tác song phương và đa phương có sẵn, thực thi biện pháp càng thiết thực và cụ thể hơn, thúc đẩy kết nối cả khu vực thông qua hợp tác tiểu vùng và xây dựng dự án lớn.
Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu các nước Đông Nam Á và châu Đại dương Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc Trắc Côn nói: "Cùng với quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung Quốc--ASEAN không ngừng phát triển vào chiều sâu, điều kiện mà hai bên tăng cường xây dựng kết nối trên triển ngày càng chín muồi". Ông cho rằng, phát triển mô hình xây dựng cảng biển "sinh thái-thông minh-tuần hoàn" sẽ thúc đẩy kết nối đường biển và đường bộ giữa nội địa miền Tây Nam Trung Quốc và các nước ven biển ASEAN, thúc đẩy nâng cấp mô hình hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN nói riêng và giữa các nước khu vực Đông Á nói chung.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |