Tại Trung tâm Y học nổi tiếng thế giới ở Houston, thành phố lớn thứ 4 Mỹ, Bệnh viện Kỷ niệm Tây Nam, một trong những bệnh viện tốt nhất chỉ chiếm tỷ lệ 1% ở Mỹ - trao giải "Bác sĩ xuất sắc nhất" năm 2012 lần đầu tiên trong lịch sử cho một bác sĩ người Hoa Phong Kiến Vĩ, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và công việc châu Á, sáng lập phòng bệnh dành cho người châu Á tại Mỹ.
"Đây là lần đầu tiên bệnh viện trao giải thưởng hàng năm cho bác sĩ người châu Á kể từ khi thành lập đến nay, điều này cho thấy người Trung Quốc đang hướng tới dòng chính trong giới y học lâm sàng Mỹ". Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên, Phong Kiến Vĩ rất tự hào vì được tôn vinh là tấm gương của người Hoa. Thế nhưng, để đạt được mục tiêu này, Phong Kiến Vĩ tới Mỹ lập nghiệp 20 năm đã phải bỏ ra bao nỗ lực và tâm huyết mà mọi người khó có thể tưởng tượng.
Bác sĩ Phong Kiến Vĩ
Đối mặt trực tiếp với thách thức
Phong Kiến Vĩ sinh năm 1964 trong một gia đình nông dân bình thường ở thành phố Văn Đăng, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, thông qua sự cần cù và ham học của mình, sau khi tốt nghiệp thạc sĩ Học viện Y học Đại học Sơn Đông, Phong Kiến Vĩ trở thành bác sĩ khoa ngoại, một nghề được mọi người hâm mộ. Nhưng, với ước mơ leo lên đỉnh cao y học mũi nhọn lâu nay ấp ủ, năm 1992, Phong Kiến Vĩ thi đỗ tiến sĩ một đại học nổi tiếng ở bang Texas, Mỹ. Mang theo 200 đô la Mỹ vay được, cầm chiếc chăn bông do mẹ tự tay làm, Phong Kiến Vĩ lần đâu tiên đáp máy bay, đi lên con đường tới Mỹ được các thế hệ sau tôn vinh là con đường kinh điển.
Thách thức ban đầu ở nơi đất khách quê người đặt ra cho Phong Kiến Vĩ là di truyền học sinh học phần tử DAN hoàn toàn mới lạ. Để tiết kiệm thời gian, Phong Kiến Vĩ mua một chiếc xe đạp cũ giá 10 USD để làm phương tiện đi lại. Một lần, cái hố nhỏ trước cổng trường làm Phong Kiến Vĩ ngã sõng soài trên đường, mặt đồng hồ đeo tay vỡ vụn, "Tôi đứng ở đấy suy nghĩ mãi đến 5 phút, tự hỏi mình vì sao lại từ bỏ công việcmà mọi người mơ ước là bác sĩ khoa ngoại, chạy đến đây để chịu khổ, chịu sở cơ chứ?" Tâm trạng hụt hẫng bỗng chốc bao chùm lên Phong Kiến Vĩ, chỉ còn chút tiền ít ỏi trong túi, Phong Kiến Vĩ biết rằng mình không có sự lựa chọn khác, buộc phải đối mặt với thách thức.
"Thế là, tôi bắt đầu từ con số '0', dồn hết tâm sức vào việc học, từ đó tôi không còn cuối tuần và ngày nghỉ, hàng ngày đều đặn đến thư viện, phòng thí nghiệm và ký túc xá, chưa bao giờ gián đoạn". Ông trời cũng thương cho những người cần vù, hơn một nghìn ngày đêm phấn đấu gian khổ, Phong Kiến Vĩ đã thông qua tất cả các kỳ thi chuyên ngành và bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ, không những giành được bản quyền sáng chế chẩn đoán di truyền sinh học của Mỹ, mà còn phá vỡ tiền lệ chỉ mất 4 năm đã giành được học vị tiến sĩ trong lịch sử của trường.
Gửi gắm hy vọng của giới y học Mỹ
Do luận văn tiến sĩ của Phong Kiến Vĩ đã phát hiện gien mới liên quan chặt chẽ tới bệnh lao phổi, từ đó đã mở màn cho việc nghiên cứu tính dễ lây của bệnh lao phổi trong giới y học thế giới. Chính vì vậy, năng lực nghiên cứu khoa học của Phong Kiến Vĩ đã thu hút sự chú ý của giáo sư James Wilson, chuyên gia tim mạch Mỹ-người dẫn dắt Kiến Vĩ tiến vào lĩnh vực điều trị và nghiên cứu bệnh tim mạch tuyến đầu thế giới. Điều khiến vị giáo sư này ngạc nhiên hơn là sự chịu khó và cần cù của cậu học trò Trung Quốc này.
Ngày 11/9/2001, được tận mắt chứng kiến Trung tâm Thương thế giới Niu-oóc sụp đổ do bị tấn công, Phong Kiến Vĩ lập tức tới hiện trường tham gia công tác cứu trợ khẩn cấp trong 3 ngày 3 đêm. Thông qua quan sát tỷ mỷ và nghiên cứu tài liệu lâm sàng trong 6 tháng, Phong Kiến Vĩ cuối cùng chứng minh được rằng lo âu tột độ và buồn phiền trong thời gian dài có thể tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đồng thời báo cáo của ông tại hội nghị thường niên của Hội Tim mạch Mỹ với tư cách bác sĩ khoa tim mạch trẻ nhất lúc đó đã gây xôn xao trong giới y học Mỹ.
Sáng lập phòng bệnh dành cho người châu Á
Sau gần 20 năm học tập và rèn luyện, Phong Kiến Vĩ không chỉ giỏi về nghiệp vụ toàn diện, mà còn có năng lực lãnh đạo, ông được chọn làm Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Kỷ niệm Tây Nam, đã sửa đổi lịch sử do người da trắng nắm quyền trung tâm này trong hàng chục năm. Tất cả các chỉ tiêu cứng của ông như biến chứng sau phẫu thuật, tỷ lệ tử vong, đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh v.v đều khiến các đồng nghiệp Mỹ tốt nghiệp Đại học Ha-vớt tâm phục khẩu phục.
Dưới sự đề xướng tích cực của Phong Kiến Vĩ và sự thúc đẩy của các bác sĩ người Hoa trong bệnh viện, 5 năm trước, bệnh viện đã đặc biệt thành lập phòng bệnh dành cho người châu Á, mở ra tiền lệ trong cả nước Mỹ, không những có y tá và bác sĩ người châu Á, hàng năm còn chi vốn riêng cung cấp dịch vụ phiên dịch, trong đó có tiếng Trung và tiếng Việt Nam. Ở đây, người bệnh được ăn món ăn châu Á ngon miệng, xem chương trình truyền hình châu Á, do đó đã nâng cao đáng kể tỷ lệ khỏi bệnh và mức độ hài lòng của người bệnh. Tin vui này được truyền tụng rộng rãi trong cộng đồng người Hoa, "chỉ có nâng cao vị thế của bác sĩ Trung Quốc trong xã hội mới có thể phục vụ tốt hơn cho cộng đồng người Hoa". Phong Kiến Vĩ dốc sức cùng các bác sĩ châu Á, nhân rộng mô hình này tới càng nhiều bệnh viện ở Mỹ.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |