Anh là một người khiếm thị, nhưng lại có một ước mơ: Nghe tiếng chim nước ngoài hót, sờ voi ở Thái Lan, đi trên bãi biển Ấn Độ Dương...
Tào Thăng Khang là người thành phố Hoài Bắc, tỉnh An Huy, Trung Quốc, vụ tai nạn giao thông hồi 8 tuổi đfã làm đôi mắt anh bị mù. Năm 2008, Tào Thăng Khang thành lập Cơ sở Xoa bóp của người khiếm thị ở Bắc Kinh, do đầu tư cổ phiếu thất bại, lỗ gần hết số tiền tiết kiệm. Khi nản lòng nhụt chí, Tào Thăng Khang trốn khỏi Bắc Kinh, muốn đến một nơi vắng người để tĩnh tâm lại. Anh đi Thanh Hải, Tây Tạng, Tân Cương, khi thì đi với bạn đồng hành, có lúc lại đi một mình. Cuộc sống vui vẻ không liên quan gì tới tiền bạc này không những đã tạo ra bước ngoặt lớn, mà còn thắp lên khát vọng cháy bỏng đối với cuộc sống trong anh: Anh phải đi du lịch các nước, trải nghiệm đời người một cách hoàn toàn khác.
Nhưng anh biết rằng, là một người khiếm thị, sức khoẻ lại không được tốt lắm, không cẩn thận có khi lại "hy sinh" ở nước ngoài, phải rèn luyện thân thể để có được sức khoẻ tốt trước đã. Tào Thăng Khang tìm đến Phó Giáo sư Điền kinh Đại học Thể thao Bắc Kinh Hứa Tân, mời thầy giúp anh tăng cường sức khoẻ. Người khiếm thị luyện tập thể thao? Nghe có chút kỳ lạ, thầy Hứa Tân có chút mơ hồ, không biết bắt đầu tập luyện từ đâu.
Tào Thăng Khang nói: "Vậy thì bắt đầu từ tập đi bộ nhé". Thế là, hàng ngày đúng 6 giờ sáng, Tào Thăng Khang đều có mặt tại sân tập chạy bộ, điều này thu hút rất nhiều sinh viên đến xem, có lẽ cũng chính từ lúc đó, anh trở thành "phong cảnh" trong con mắt của người khác. Sau đó, Thăng Khang lại tập chạy cự ly ngắn, tê-cuôn-đô...
Sau khi được giáo sư cho "tốt nghiệp", Tào Thăng Khang đã chuyển nhượng Cơ sở Xoa bóp của người khiếm thị ở Bắc Kinh, đến thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc học tập một thời gian kỹ năng sinh tồn trong môi trường tự nhiên hoang dã.
Ngày 18/4/2012, với ý tưởng "trở thành người khiếm thị đầu tiên hoàn thành hành trình du lịch thế giới", Tào Thăng Khang khoác ba-lô lên vai, tay cầm gậy dò đường dành cho người khiếm thị, bắt đầu hành trình du lịch nước ngoài của mình. Dưới sự giúp đỡ của một bạn đồng hành du lịch, anh qua cửa khẩu đường bộ Mô Ham ở Sịp-soỏng-bàn-na, tỉnh Vân Nam, đi vào Luông Pra Băng, Lào.
Ngày 19/4, Tào Thăng Khang xuất phát từ Luông Pra Băng, lên đường tới chặng dừng chân đầu tiên của anh: Vang Viên. Tay cầm cây gậy dò đường, chỉ biết vài câu tiếng Anh hỏi thăm đường, Tào Thăng Khang vất vả lắm mới hỏi được một người Lào biết chút ít tiếng Hán, nhưng dù Thăng Khang làm động tác ra hiệu như thế nào, người Lào nhiệt tình này vẫn không biết anh thật sự muốn đi đâu.
Tào Thăng Khang do dự một lúc, rồi đứng ở bên đường, giơ cao hai tay và nói to: "China blind, need help"(có nghĩa là người khiếm thị Trung Quốc cần sự giúp đỡ) Đúng lúc ấy có một người đi đến và hỏi anh.
"Chào anh, tôi là người Trung Quốc, xin hỏi anh cần giúp đỡ gì?" Người đang nói chuyện với Thăng Khang là một chàng trai thanh niên Trung Quốc đến Lào du lịch. "Tôi đến Lào du lịch, không biết đi đâu đáp xe đến Vang Viên". Thế là chàng trai nhiệt tình này dẫn Tào Thăng Khang đi hỏi vài người địa phương, cuối cùng tiễn anh đi lên ô tô đường dài tới Vang Viên.
Mỗi lần khi muốn tìm xe khách tới nơi cần đến thì anh Khang đều hét to "China, China", mong có người Trung Quốc hoặc du khách biết nói tiếng Trung Quốc đến giúp anh. Nếu không có du khách Trung Quốc giúp đỡ, Thăng Khang sẽ làm động tác ra hiệu hoặc bắt chước để cho người ta biết mình cần gì, ví dụ như muốn tìm khách sạn nghỉ qua đêm thì bắt chước tiếng ngáy khò khò.
Mặc dù hành trình đầy khó khăn và nguy hiểm, nhưng Tào Thăng Khang vẫn cho rằng đây là một chuyến đi rất ấm áp và thú vị. Vang Viên là điểm đến du lịch rất nổi tiếng ở Lào, nổi tiếng về nhiều hang đá. Khang ở lại đây hai ngày và đã đi thăm một số nhà dân Lào.
Mỗi khi được người khác giúp đỡ, Tào Thăng Khang đều nắm bắt cơ hội, mời người đó viết lại bằng tiếng Anh đường đi và cách đi xe của điểm đến tiếp theo, như vậy khi một mình đi trên đường, anh sẽ đến được nơi đó bằng các mẩu giấy này. Để bày tỏ lòng cảm ơn, Tào Thăng Khang sẽ xoa bóp cho họ, dùng cách xoa bóp "đổi lấy" sự giúp đỡ, đây cũng có thể coi là cách báo đáp độc đáo của anh.
Ngày 26/4, Tào Thăng Khang tới Thủ đô Băng-cốc, Thái Lan. Anh đi chậm rãi trên đường, cảm nhận phong cảnh của thành phố này bằng trái tim mình. Lúc này, một chàng trai Băng-cốc biết chút ít tiếng Trung đã nhìn thấy anh, chủ động dẫn anh đi dạo Băng-cốc, giới thiệu cho anh những câu chuyện lạ và thú vị ở Băng-cốc.
Cậu còn mời anh ăn một bữa cơm bằng số tiền ít ỏi của mình. Hơn 4 giờ chiều, Tào Thăng Khang phải đáp xe tới điểm dừng tiếp theo: Cam-pu-chia. Nhưng trên người anh không còn tiền mặt để mua vé xe đi Cam-pu-chia, chỉ có một chiếc thẻ tín dụng. Chàng trai Băng-cốc này bèn chở anh đi khắp nơi tìm ngân hàng, nhưng cuối cùng vẫn không tìm được ngân hàng nào.
Sắp đến giờ khởi hành, Tào Thăng Khang còn không thấy sốt ruột vì chưa rút được tiền, nhưng chàng trai Băng-cốc này lại đột nhiên ôm lấy anh và khóc oà lên, vừa khóc vừa nói với Khang bằng tiếng Hán: "Em hết tiền rồi ạ, xin lỗi, thật xin lỗi!" Hoá ra cậu ta buồn vì không giúp đỡ được anh. Biết ý của chàng trai này, trong khi an ủi cậu, bản thân khang cũng rơi nước mắt vì được cảm động.
Dựa vào một cây gậy dò đường và sự giúp đỡ của mọi người, Tào Thăng Khang đã đi du lịch 4 nước. Ăng-cô-vát và Nông Pênh của Cam-pu-chia, Đại Hoàng cung ở Băng-cốc, đảo Phu-kẹt của Thái Lan...Anh không bỏ lỡ bất cứ điểm du lịch nào.
Trên chiếc thuyền phiêu lưu ở Việt Nam, nghe tiếng nước chảy ào ào từ vọng lại, Tào Thăng Khang rất muốn biết nước sông là như thế nào. Một người biết tiếng Hán ngồi cùng thuyền cho anh biết, màu sắc của nước sông là trong suốt.
"Trong suốt là như thế nào ạ?" Tào Thăng Khang hỏi. "Trong suốt như pha lê". "Trong suốt như pha lê là thế nào ạ?"
Không biết nên giải thích thêm thế nào, người đó bèn nắm tay phải của Khang, rồi nhúng vào dòng nước sông và nói: "Đây chính là trong suốt".
Trên đường đi, ngoài "sờ" phong cảnh bằng đôi tay ra, Tào Thăng Khang càng thích nghe du khách Trung Quốc miêu tả phong cảnh trên đường và tập tục văn hóa địa phương. Hàng ngày cứ đến tối, trước khi đi ngủ Thăng Khang đều ghi lại những câu chuyện mà mình được nghe, những sự việc mình đã trải qua vào chiếc bút ghi âm.
Đúng như câu nói đầu tiên ghi lại trong chiếc bút ghi âm tuỳ thân của Tào Thăng Khang đã nói: "Tôi đã chứng minh bằng hành động rằng người khiếm thị đi du lịch không phải là ảo tưởng. Mặc dù không ngắm được cảnh, nhưng trên đường đi bản thân tôi chính là một "phong cảnh" độc đáo. Tôi cũng có thể sống rất vui vẻ".
Ngày 14/5/2012, Tào Thăng Khang từ Nam Ninh trở về Bắc Kinh, dự định sau một tháng nghỉ ngơi sẽ đi Úc, sau đó là Ha-oai, châu Mỹ, châu Âu, anh cho biết cần phải thực hiện ước mơ từng bước một...
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |