Đó là vào một ngày Chủ nhật khi vừa lên cấp 2 không lâu, bố mẹ đều làm thêm ở cơ quan. Cậu thấy buồn tẻ, bèn sục sạo tủ sách của mẹ, mong tìm được một cuốn sách mà mình thích. Nhưng, mẹ làm thiết kế công trình, trên tủ sách toàn là những cuốn chuyên ngành công trình, không có một cuốn nào là cậu có thể hiểu được. Đúng vào lúc cậu thấy thất vọng, một cuốn sách đã ngả màu vàng rơi xuống đất. Cậu cúi xuống nhặt lên, chỉ giở lướt qua vài trang liền thấy say mê.
Đây là cuốn sách giáo khoa luận toán học sơ cấp của mẹ thời học đại học. Luận toán học là một môn lý luận nghiên cứu tính chất số chẵn. Cậu không thấy bỡ ngỡ đối với số chẵn. Bởi vì, nhà trường đang dạy số chẵn, phân số... Thế nhưng, những gì mà thầy cô giảng dạy đều là những cái về khái niệm, nghe khá khô khan. Trong khi đó, cuốn sách này đã giải mã những bí mật đằng sau những thứ khô khan ấy cho cậu, khiến cậu vui mừng khôn xiết.
Cậu bắt đầu len lén tự học, thường nhất mình trong phòng tự học đến nửa đêm. Có cái hiểu, có cái như hiểu lại như không hiểu, có cái hoàn toàn không hiểu. Mà tất cả những cái đó như miếng nam châm, thu hút cậu một cách kỳ lạ. Cậu không xin nhờ mẹ giảng giải, mà một mình tự suy ngẫm. Cậu hiểu theo tư duy của mình, đi tìm tòi, đi nghiên cứu. Mỗi khi "phơi trần" được một "bí mật", thì cậu vui sướng đến nỗi không sao ngủ được.
Trong khi ngụp lặn trong vương quốc toán, thành tích học tập của cậu lại giảm sút, có một vài môn thậm chí thi trượt. Mẹ đã phê bình cậu một cách nghiêm khắc, nhưng cậu không rút lui. Không bao lâu, mẹ phát hiện bí mật của cậu. Cậu con trai đang học cấp 2 lại lén tự học luận toán học sơ cấp đại học, hơn nữa lại rất thành công, thế là mẹ không nói gì, chỉ lấy tất cả sách toán học của mình trong đống sách ra, đặt trên giá sách.
Hai mẹ con đều giữ bí mật riêng của mình. Cậu đã thọc hết cấp 2, cấp 3 trong sự tìm tòi và hào hứng, cho đến khi học hết tất cả các cuốn sách toán học trên tủ sách của mẹ. Tốt nghiệp cấp 3, cậu thi đỗ vào Học viện Toán học và khoa học máy tính Đại học Trung Nam. Lúc này, mẹ mới thở phào nhẹ nhõm.
Môi trường học tập ở đại học nhẹ hơn nhiều so với cấp 2 và cấp 3, cậu có thể quang minh chính đại du ngoạn trong vương quốc toán. Chỉ là, những kiến thức trên lớp đã không thể thoả mãn đòi hỏi về kiến thức của cậu.
Cậu phát hiện các loại sách toán học tiếng nước ngoài trong thư viện rất thú vị. Chúng dường như đã mở ra cánh cửa để cậu đi thẳng tới diễn đàn toán học thế giới, làm cậu say mê. Cậu ngồi lỳ trong thư viện, đã ngồi là ngồi cả ngày. Có lúc, cậu còn mượn những cuốn sách đó mang về ký túc xá nghiêm túc nghiên cứu, một mình mải mê học.
Thành tích học tập của cậu không phải tốt nhất, kể cả môn toán mà cậu say mê cũng chưa bao giờ đứng đầu lớp. Thế nhưng, khi làm bài thi, cậu thỉnh thoảng dùng một số cách giải mà ngay cả các giáo sư cũng không nghĩ đến. Các giáo sư chỉ lấy làm ngạc nhiên, chứ không quan tâm lắm đến cậu sinh viên "bình thường" này. Nhưng, điều này không ảnh hưởng đến sở thích và nghiên cứu môn toán của cậu. Cho đến một ngày, nghiên cứu của cậu nhận được sự đánh giá cao của Chủ biên "Tạp chí Ký hiệu Lô-gíc", một chuyên gia lô-gíc học và là Giáo sư Khoa Toán của Đại học Chi-ga-cô, đến lúc này năng khiếu về toán của cậu mới thu hút sự quan tâm của Trường Đại học Trung Nam và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Mọi thứ đều bắt nguồn từ một bài luận văn của cậu. Khi đọc tài liệu toán học viết bằng tiếng Anh cậu đã phát hiện ra định lý "Seetapun Enigma". Đây là một vấn đề toán học hóc búa hàng đầu trên thế giới, do nhà toán học, nhà lô-gíc học người Anh Đavid Seetapun đề xuất vào thập niên 90 thế kỷ trước. Hơn 20 năm qua, rất nhiều nhà toán học nổi tiếng thế giới đã tiến hành nghiên cứu, với mong muốn tìm ra lời giải của "Seetapun Enigma", nhưng đều không thành công.
Vào một ngày tháng 10/2010, cậu nghĩ đến dùng phương pháp mà trước đó cậu đã nghĩ tới, chỉ cần thay đổi một chút thì có thể chứng minh định lý "Seetapun Enigma" này. Cậu bèn thức thâu đêm suốt sáng ghi lại phương pháp chứng minh này, gửi cho "Tạp chí Ký hiệu Lô-gíc". Vậy là, vấn đề nan giải từng làm đau đầu các nhà toán học trên thế giới đã bị cậu "sinh viên bình thường" năm thứ ba này giải quyết thành công.
Cậu tên là Lưu Lộ, hiện là sinh viên năm thứ 4 Trường Đại học Trung Nam. Sau khi nổi tiếng, ba viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã liên doanh gửi một bức thư cho Bộ Giáo dục Trung Quốc, giới thiệu cậu được đặc cách làm luận án tiến sĩ hoặc học thạc sĩ sau đó lên thẳng tiến sĩ. Giáo sư Hầu Chấn Đỉnh, nhà toán học nổi tiếng Trung Quốc, thầy hướng dẫn tiến sĩ Đại học Trung Nam nhận cậu làm học trò. Lưu Lộ bắt đầu đi lên đỉnh cao của sự nghiệp toán học.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |