Ông Đỗ Sâm cho biết, việc khánh thành Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc--ASEAN đã mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp bố trí hợp lý chuỗi ngành nghề trong cả khu vực, tập đoàn thành lập chuỗi ngành nghề đóng gói vừa có thể mở rộng việc làm, nâng cao trình độ ngành nghề ở Việt Nam, lại giảm giá thành sản xuất cho doanh nghiệp.
Tập đoàn Xuất bản Quảng Tây là một hình ảnh thu nhỏ mà doanh nghiệp Trung Quốc và ASEAN được lợi từ Khu vực Mậu dịch tự do. Những năm qua, cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế dẫn đến thị trường toàn cầu lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, nhất là thị trường Âu Mỹ bị tác động nghiêm trọng, trong khi đó, thương mại giữa Trung Quốc--ASEAN lại duy trì tăng trưởng liên tục.
Năm 2002, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc--ASEAN là 54,767 tỷ USD, năm 2011 lập mức kỷ lục lên tới 36,285 tỷ USD, tăng 5,6 lần so với năm 2002. Năm 2011, Trung Quốc ba năm liền trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, ASEAN vượt qua Nhật Bản, trở thành đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc.
Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á trường Đại học Hạ Môn Vương Cần nói: "Năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế của các nước ASEAN phổ biến xuất hiện suy thoái hoặc giảm tốc độ tăng trưởng. Nhưng năm 2010, cũng tức là năm khánh thành Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc--ASEAN, các nước ASEAN bắt đầu phục hồi trước từ suy thoái kinh tế toàn cầu, trong đó có vai trò mở rộng kích cầu kinh tế trong nước của các nước ASEAN, vừa không thể tách khỏi sự lôi kéo to lớn của thị trường Trung Quốc".
Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Thù Hồng cho biết, tính đến tháng 8, Trung Quốc tổng cộng ký 2,38 triệu Giấy chứng nhận hàng hóa xuất sứ ưu tiên của Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc--ASEAN, tổng kim ngạch lên tới 87,8 tỷ USD, tiếp nhận 920 nghìn Giấy chứng nhận xuất sứ của các nước ASEAN, sản phẩm được ưu tiên trị giá 91,7 tỷ USD. Miễn giảm khoảng 50 tỷ Nhân dân tệ tiền thuế cho sản phẩm của các nước ASEAN.
Hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc--ASEAN lâu nay tồn tại hiện tượng "coi trọng thương mại, coi nhẹ đầu tư", hiện nay, tình hình đang được thay đổi. ASEAN đã trở thành điểm đến đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp Trung Quốc tại hải ngoại. Trong khi đó, quy mô đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc cũng không ngừng mở rộng. Sáu tháng đầu năm 2012, vốn đầu tư của các nước ASEAN tại Trung Quốc lên tới 4,55 tỷ Nhân dân tệ, tăng 27,5% so với cùng kỳ.
Phó Tổng Thư ký, Ủy viên thường trực Phân ban Trung Quốc Hội đồng Thương mại Trung Quốc--ASEAN Hứa Ninh Ninh nói, cùng với việc đi sâu thực hiện "Hiệp nghị đầu tư" của Khu vực Mậu dịch tự do, lĩnh vực đầu tư của hai bên đã từ các ngành nghề truyền thống như ngành xây dựng, bao thầu công trình dần dần chuyển sang các lĩnh vực nông nghiệp, bảo vệ môi trường, năng lượng, chế tạo và dịch vụ thương mại v.v, hình thức đầu tư cũng từ đầu tư trực tiếp phát triển đến nhiều hình thức như đầu tư kỹ thuật, BOT v.v.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú nói, kể từ ngày 1/7/2007 "Hiệp nghị thương mại dịch vụ" có hiệu lực đến nay, thương mại dịch vụ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã thu được tiến triển vượt bậc, hợp tác trong các lĩnh vực hàng không, đường biển, lưu thông phân phối, xây dựng, giao thông cũng ngày càng gắn bó.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |