Lưu Ninh Hải: Trở thành "Nguyệt Lão" mới hiểu cái khó của cuộc sống
"Nguyệt Lão", một từ nghe có vẻ lãng mạn, nhưng thực ra lại có ý chế giễu, trong thế giới ảo Trung Quốc, từ này gồm 2 khái niệm, vừa chỉ những người "Nguyệt Quang", tức tiền lương tháng nào tiêu hết tháng đấy, vừa chỉ những người "Khẳng Lão", tức sống dựa vào bố mẹ.
Lưu Ninh Hải 22 tuổi, tốt nghiệp một trường đại học ở Nam Kinh tháng 7 năm nay, hiện là biên tập và đạo diễn của một công ty sản xuất chương trình truyền hình, lương tháng trong thời gian thử việc là 2800 Nhân dân tệ.
"2800 Nhân dân tệ có đủ tiêu không?" Phóng viên hỏi. "Đủ làm sao được? Toàn dựa vào 'trợ cấp' của bố mẹ thôi". Lưu Ninh Hải cười bất đắc dĩ.
Trung tuần tháng 7, Lưu Ninh Hải bắt đầu cuộc sống "phiêu lưu Bắc Kinh". Mới đặt chân đến Bắc Kinh, vấn đề đầu tiên là thuê nhà, "Chạy khắp mọi nơi đều không tìm được chỗ thích hợp, cuối cùng đành ở tạm nhà họ hàng, hàng tháng trả 1200 Nhân dân tệ mang tính tượng trựng, tiền nhà mấy tháng đầu còn phải do bố mẹ tài trợ".
"Tháng đầu tôi sống khá thoải mái, sáng ăn ở KFC hoặc Macdonald, những thức ăn bán bên đường, bánh dán... đều không lọt vào tầm mắt của tôi; buổi trưa giải quyết ở nhà ăn; buổi tối hoặc ăn lẩu cùng bạn bè, hoặc gọi cơm hộp, toàn ăn các món ngon món đắt, không bao giờ nghĩ đến giá". Miễn là có thời gian thì đi dạo phố mua sắm quần áo, "Là con trai, nhưng tôi rất thích dạo phố mua sắm, hơn nữa rất nhiều quần áo mặc thời sinh viên đều không thích nữa, chủ yếu là thích thì mua". Lưu Ninh Hải cho phóng viên biết.
Đến cuối tháng, tính sơ qua, phí sinh hoạt mất hơn 4000 Nhân dân tệ, hơn nữa đa số là 'lãng phí'". Còn một tuần nữa mới đến ngày phát tháng lương đầu tiên, thế mà trong tay mình chỉ có vài chục Nhân dân tệ. Đành phải cầu cứu bố mẹ.
Trương Huệ: Trở thành người đổi công việc sớm, mới biết cái khó của công việc
Tháng 8 năm nay, Trương Huệ, tốt nghiệp chuyên ngành báo chí trở thành phóng viên thực tập của một cơ quan truyền thông ở Bắc Kinh, tưởng mình từ đó sẽ bắt đầu cuộc sống hạnh phúc của một "nữ phóng viên trẻ đẹp", nhưng không ngờ rằng, Huệ mới chỉ làm một tháng thì đã từ chức, trở thành một người đổi công việc sớm.
Nói về nguyên nhân thay đổi công việc, trả lời của Trương Huệ rất đơn giản: "Ước mơ và hiện thực có khoảng cách rất lớn, lương thấp, hơn nữa không theo kịp được cường độ công việc".
Sau khi làm vài hôm công việc chuẩn bị tài liệu và ghi ghép, Trương Huệ theo thầy hướng dẫn đi phỏng vấn, hơn nữa còn phụ trách một số công việc liên hệ phỏng vấn và viết bài. "Lúc đầu nghĩ rằng liên hệ phỏng vấn, phỏng vấn, viết bài đều là việc "Trăng đến rằm trăng tròn", nhưng thực tế lại rất vụn vặt và phiền phức. Tiền lương thử việc chưa đến 3000 Nhân dân tệ". Có khi yêu cầu phỏng vấn bị người ta từ chối một cách thô lỗ, có khi ngồi trước mặt đối tượng phỏng vấn lại "toát mồ hôi hột" không dám lên tiếng, có khi nghĩ cả một đêm cũng không viết ra được một bài 400 chữ. Đứng trước tình hình này, Trương Huệ có chút không chịu được áp lực công việc.
Huệ bắt đầu hoài nghi sự lựa chọn nghề nghiệp của mình, cuối cùng quyết định từ chức. Huệ đánh giá biểu hiện làm việc tháng đầu của mình là "quá lý tưởng hóa, làm việc không tỷ mỷ, nói hay làm dở". Con đường tương lai đi như thế nào? Lựa chọn nghề nào? Theo Trương Huệ, mình cần phải lên kế hoạch nghiêm chỉnh.
Phạm Hy Lam: Làm người "tỉnh táo", mới biết cái khó của việc làm cha làm mẹ
Phạm Hy Lam là giáo viên trường mẫu giáo mới nhận công việc năm nay, Lam cho rằng mình "nếm đủ mùi cay đắng mới vỡ lẽ ra nhiều điều" trong tháng đầu làm việc.
Trong lớp có một bé tên là Lợi Lợi, Lợi Lợi bị ngã nên khóc nhè, lúc ăn cơm bị các bé trai nghịch ngợm đứng chen hàng cũng khóc nhè, thậm chí không thích màu giấy được phát trong giờ thủ công cũng khóc nhè. Một khi Lợi Lợi khóc, các bé khác cũng khóc theo. "Tôi khuyên thế nào cũng không được, có phải vì các em không thích tôi không?" Phạm Hy Lam bắt đầu hoài nghi khả năng của mình, cho đến một ngày, bé Choang Choang học cùng lớp đến bên Lợi Lợi và nói vài câu, Lợi Lợi bèn lau nước mắt và đến chơi cùng các bạn. Phạm Hy Lam mới vỡ lẽ rằng: Trẻ con có thế giới của trẻ con, nói chuyện với Lợi Lợi theo cách của người lớn thì sẽ không hiểu được bé, người lớn nên dành thời gian để các bé lớn dần.
"Tôi học chuyên ngành mầm non, trước đây cứ nghĩ rằng chỉ cần thích trẻ em, có tấm lòng nhân ái là đủ, nhưng khi trở thành cô giáo thật sự mới biết: Muốn chăm sóc tốt một đứa trẻ đâu dễ?" Phạm Hy Lam cho biết: "Điều này khiến tôi như tỉnh giấc mộng, bố mẹ đã phải bỏ ra bao nhiêu tâm huyết để nuôi lớn chúng ta, báo đáp công ơn bố mẹ không nên chỉ là khẩu hiệu".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |