Khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, nếu có ai nhắc đến cụm từ "Bắc Kinh – Mạc tư khoa" là tôi cứ nghĩ đến một thiên đường xa xôi ở tận phương trời nào đó, mà con người nhỏ bé như tôi không bao giờ đặt chân đến đó được.
Nhưng rồi một hôm vào năm 1956, Đàn văn công ca múa nhân dân Trung ương Trung Quốc do cụ Đinh Tây Lâm dẫn đầu sang biểu diễn tại sân khấu ngoài trời ở thành phố Vinh, thuộc tỉnh Nghệ An. Từ thị xã Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh 50 km, đoàn học sinh trường cấp 3 Phan Đình Phùng chúng tôi lội bộ ra xem. Lúc đó, nhân dân thành phố Vinh mới trở về sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, nên chỗ ăn ở đều rất thiếu thốn. Đoàn học sinh Phan Đình Phùng phải nằm giữa trời để chờ đợi, chào đón đoàn ca múa nhân dân Trung Quốc biểu diễn.
Đúng 7 giờ 30, khi sân khấu kéo màn, đèn điện mới được bật lên. Trước đó, mọi việc chuẩn bị cho đêm biểu diễn đều phải thắp đèn dầu hỏa. Đoàn ca múa nhân dân Trung Quốc ra mắt khán giả. Lúc đó một khối người đông đặc, la liệt, đứng lên vỗ tay reo hò như sấm dậy. Ai cũng cố nhô người lên để xem cho rõ những diễn viên xinh đẹp như thần tiên của Trung Quốc mà trong đời họ có lẽ đêm nay lần đầu tiên được tận mắt trông thấy.
Rồi tiếng sáo, tiếng trống, tiếng nhị ... lần lượt tấu lên hòa âm cho những tiết mục, như điệu múa: "Hái chè bắt bướm", bản tình ca "Mặt trời trên thảo nguyên không bao giờ lặn", hay vở kịch câm: "Gặp nhau giữa ngã ba đường". Tiếng sáo lừng danh Phùng Tử Tồn vang lên dìu dặt khi trầm khi bổng đã đưa khán giả đêm nay đắm mình trong lời ca, điệu múa và câu chuyện ngụ ngôn đầy chất huyền thoại. Luồng gió Bắc Kinh đã mang lại cho nhân dân Việt Nam sự cảm phục vô hạn, sự mến mộ cuốn hút mà có lẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí họ.
Tôi và bạn bè cùng lớp, hôm đó trở đi như "Say" với những tiết mục mà đoàn ca múa Trung Quốc công diễn. Từ đây, trong các buổi liên hoan của trường, của lớp các điệu múa: "Hái chè bắt bướm", bài ca "Mặt trời trên thảo nguyên không bao giờ lặn" ... lại vang lên, tái hiện. Cũng từ đấy, ước mơ của tôi là khao khát được đến tận nơi xa xôi, cội nguồn của nền văn hóa lung linh, kiều diễm đấy để được nghe, được thấy, được học tập thì hạnh phúc biết chừng nào.
Ước mơ ấy lớn dần theo năm tháng. Năm 1958, sau khi tốt nghiệp phổ thông cấp 3 Phan Đình Phùng, Hà Tĩnh, tôi thi vào khoa văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, một trường Đại học danh tiếng nhất của miền Bắc lúc bấy giờ, sau ngày thủ đô được giải phóng. Khi đang học năm thứ nhất Lúc bấy giờ đi du học ở Liên Xô hay Trung Quốc là do nhà trường phân bổ theo chỉ tiêu đã định. Tôi được phân bổ cử đi Liên Xô, nhưng tôi lên gặp ban lãnh đạo Nhà trường xin đi học ở Trung Quốc. Và ước nguyện chính đáng của tôi được nhà trường chấp thuận. Bạn bè tôi nhiều người cứ hỏi: Sao cậu lại chọn đi Trung Quốc ? Tôi không trả lời, nhưng trong tôi luôn ánh lên một cái gì đó mơ hồ mà trọng đại: Bắc Kinh - niềm mơ ước của tôi.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |